Bức ảnh được chụp ở Krasnodar khi đoàn tàu hoả di chuyển qua nhà ga cho thấy rõ ràng có ít nhất hai xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72B được trang bị cái gọi là "tán che nắng" hoặc "mái che bảo vệ chống tên lửa Javelin" trên tháp pháo.Các nhà bình luận cho rằng Nga đang điều xe tăng đến khu vực biên giới giáp Ukraine, liên quan đến sự kiện mới đây trên đường dây liên lạc, nơi Lực lượng vũ trang Ukraine thiết lập quyền kiểm soát làng Staromaryevka trong "vùng xám".Có dự đoán những xe tăng nói trên đang chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự nhằm buộc Ukraine phải hòa hoãn. Cấu trúc lắp đặt trên tháp pháo được thiết kế để bảo vệ chiếc MBT khỏi tên lửa chống tăng Javelin đang phục vụ trong Quân đội Ukraine. Lớp gia cố bố trí ở phần trên của tháp pháo xe tăng chủ lực T-72 được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 6/2021 trong một cuộc tập trận, nó được những người lính tăng Nga đặt cho cái tên không chính thức là "bóng râm".Căn cứ nguồn tin từ trong bộ phận quân sự, thiết kế này được thêm vào để tăng cường khả năng bảo vệ trước tên lửa chống tăng và đạn dược thế hệ mới, đặc biệt là những loại tấn công kiểu "đột nóc". Như đã biết, các hệ thống chống tăng hiện đại, trong đó đại diện tiêu biểu là FGM-148 Javelin của Mỹ được phát triển với kỳ vọng sẽ bắn trúng những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của xe thiết giáp. Một trong những nơi này là vị trí ngay phía trên tháp pháo xe tăng.Ngoài ra máy bay không người lái cảm tử cũng có xu hướng tấn công xe tăng và các phương tiện bọc thép khác bằng cách nhằm chính xác vào phần trên của thân xe vốn ít được bọc giáp nhất, trận chiến Karabakh đã chứng minh rõ nhận định trên.Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trong tương lai gần, số xe tăng T-72 còn lại sẽ nhận được các yếu tố bảo vệ tương tự nếu quá trình đánh giá cho thấy hiệu quả tích cực".Trong trường hợp thành công, đây sẽ là phương pháp rất rẻ tiền so với việc lắp đặt hệ thống phòng vệ chủ động nhưng hiệu quả mang lại đặc biệt lớn, nhất là khi chống lại tên lửa chống tăng tối tân của đối phương.Thông tin về nguyên tắc hoạt động của "bóng râm" không được báo cáo cụ thể. Đánh giá qua các bức ảnh, giới phân tích có thể cho rằng phần bổ sung này được thiết kế để gây ra vụ nổ đối với tên lửa hoặc UAV cảm tử ở phía trước lớp giáp chính.Điều đó sẽ làm suy yếu tác dụng của luồng xuyên lõm, hoặc thậm chí phá hủy đầu đạn của tên lửa khi nó va chạm vào, khiến khối thuốc nổ không bị kích hoạt, từ đó bảo vệ an toàn cho xe tăng.ặc dù vậy, cần nhắc lại đó là đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy cách làm trên phát huy hiệu quả đối với tên lửa chống tăng thế hệ 3 tấn công theo kiểu "đột nóc" như Javelin.Bên cạnh đó, trên chiến trường Syria, những chiếc xe tăng T-72 của Quân đội chính phủ mặc dù cũng được bao phủ kín bởi giáp lồng thép tương tự tuy nhiên tác dụng mang lại vô cùng hạn chế.Nhưng dù sao đi nữa, chiếc mái che đặc biệt trên vẫn mang lại ít nhất là hiệu quả tâm lý cho binh lính trong trường hợp phải đối đầu vũ khí diệt tăng hiện đại của kẻ thù.
Bức ảnh được chụp ở Krasnodar khi đoàn tàu hoả di chuyển qua nhà ga cho thấy rõ ràng có ít nhất hai xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72B được trang bị cái gọi là "tán che nắng" hoặc "mái che bảo vệ chống tên lửa Javelin" trên tháp pháo.
Các nhà bình luận cho rằng Nga đang điều xe tăng đến khu vực biên giới giáp Ukraine, liên quan đến sự kiện mới đây trên đường dây liên lạc, nơi Lực lượng vũ trang Ukraine thiết lập quyền kiểm soát làng Staromaryevka trong "vùng xám".
Có dự đoán những xe tăng nói trên đang chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự nhằm buộc Ukraine phải hòa hoãn. Cấu trúc lắp đặt trên tháp pháo được thiết kế để bảo vệ chiếc MBT khỏi tên lửa chống tăng Javelin đang phục vụ trong Quân đội Ukraine.
Lớp gia cố bố trí ở phần trên của tháp pháo xe tăng chủ lực T-72 được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 6/2021 trong một cuộc tập trận, nó được những người lính tăng Nga đặt cho cái tên không chính thức là "bóng râm".
Căn cứ nguồn tin từ trong bộ phận quân sự, thiết kế này được thêm vào để tăng cường khả năng bảo vệ trước tên lửa chống tăng và đạn dược thế hệ mới, đặc biệt là những loại tấn công kiểu "đột nóc".
Như đã biết, các hệ thống chống tăng hiện đại, trong đó đại diện tiêu biểu là FGM-148 Javelin của Mỹ được phát triển với kỳ vọng sẽ bắn trúng những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của xe thiết giáp. Một trong những nơi này là vị trí ngay phía trên tháp pháo xe tăng.
Ngoài ra máy bay không người lái cảm tử cũng có xu hướng tấn công xe tăng và các phương tiện bọc thép khác bằng cách nhằm chính xác vào phần trên của thân xe vốn ít được bọc giáp nhất, trận chiến Karabakh đã chứng minh rõ nhận định trên.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trong tương lai gần, số xe tăng T-72 còn lại sẽ nhận được các yếu tố bảo vệ tương tự nếu quá trình đánh giá cho thấy hiệu quả tích cực".
Trong trường hợp thành công, đây sẽ là phương pháp rất rẻ tiền so với việc lắp đặt hệ thống phòng vệ chủ động nhưng hiệu quả mang lại đặc biệt lớn, nhất là khi chống lại tên lửa chống tăng tối tân của đối phương.
Thông tin về nguyên tắc hoạt động của "bóng râm" không được báo cáo cụ thể. Đánh giá qua các bức ảnh, giới phân tích có thể cho rằng phần bổ sung này được thiết kế để gây ra vụ nổ đối với tên lửa hoặc UAV cảm tử ở phía trước lớp giáp chính.
Điều đó sẽ làm suy yếu tác dụng của luồng xuyên lõm, hoặc thậm chí phá hủy đầu đạn của tên lửa khi nó va chạm vào, khiến khối thuốc nổ không bị kích hoạt, từ đó bảo vệ an toàn cho xe tăng.
ặc dù vậy, cần nhắc lại đó là đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy cách làm trên phát huy hiệu quả đối với tên lửa chống tăng thế hệ 3 tấn công theo kiểu "đột nóc" như Javelin.
Bên cạnh đó, trên chiến trường Syria, những chiếc xe tăng T-72 của Quân đội chính phủ mặc dù cũng được bao phủ kín bởi giáp lồng thép tương tự tuy nhiên tác dụng mang lại vô cùng hạn chế.
Nhưng dù sao đi nữa, chiếc mái che đặc biệt trên vẫn mang lại ít nhất là hiệu quả tâm lý cho binh lính trong trường hợp phải đối đầu vũ khí diệt tăng hiện đại của kẻ thù.