Quân đội Nga và Ukraine đã chiến đấu vì Bakhmut trong hơn bảy tháng và tình hình gần đây đã thay đổi theo hướng có lợi cho Nga; khi lính đánh thuê Wagner khai hỏa toàn lực, liên tiếp đánh chiếm nhiều cứ điểm của quân Ukraine, dần dần thu hẹp vòng vây, trận chiến đã bước vào giai đoạn cuối cùng.Sau hơn 7 tháng giao tranh đẫm máu, trận chiến giành và giữ Bakhmut được mệnh danh là trận chiến "cối xay thịt" mà cả Nga và Ukraine đã phải trả giá. Thành phố nhỏ Bakhmut hoang tàn, khắp nơi chỉ còn là đống đổ nát. Tuy nhiên, thậm chí còn bi thảm và đẫm máu hơn ở Bakhmut là Marinka. Thị trấn Marinka có diện tích nhỏ hơn Bakhmut nhiều lần, vẻn vẹn chỉ 2,3 km2 và dân số trước khi cuộc chiến nổ ra chỉ là 10.000 người, đã hoàn toàn bị bom, pháo của cả hai bên nghiền nát thành “tro bụi” theo đúng nghĩa. Việc sử dụng “chiến trường cát bụi” tại Marinka lúc này là rất thực tế. Maryinka từ lâu đã là một chiến trường giữa Quân đội Ukraine và lực lượng dân quân của nước cộng hòa Donetsk tự xưng (DPR), trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm ngoái. Khi xung đột bùng nổ ở miền đông Ukraine vào năm 2014, thị trấn này đã bị bắn phá liên tục.Lực lượng tham chiến tại Marinka của Quân đội Nga hiện nay là Sư đoàn bộ binh cơ giới số 150 nổi tiếng mang tên Sư đoàn Berlin; chiến sĩ của Sư đoàn đã từng cắm lá cờ chiến thắng lên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức trong Thế chiến 2.Ngoài Sư đoàn bộ binh cơ giới 150, tham chiến ở Marinka còn có Tiểu đoàn chiến đấu của lực lượng vệ binh Chechnya, được mệnh danh là “Quái thú vùng Kavkaz” và Tập đoàn quân 58 của Quân đội Nga.Ba lực lượng chính này của quân Nga đã cùng nhau sử dụng bom hàng không, tên lửa hạng nặng, bom nhiệt áp, bom cháy, đạn nổ phá và các loại đạn dược khác, cũng như xe tăng liên tục bắn phá; khiến không một tòa nhà nào ở đây còn nguyên vẹn.Mặc dù vậy, Quân đội Nga tại thị trấn Marinka đã không giành được lợi thế áp đảo và giao tranh vẫn chưa dừng lại, Quân đội Ukraine vẫn canh giữ Đền thờ Đức Mẹ Kazan và ngôi trường nội trú thứ hai, trong khu vực rộng chưa đầy 1 km vuông. Truyền thông Nga cho rằng, xe tăng Nga phát dương hỏa lực dũng mãnh, còn Quân đội Ukraine chiến đấu trong tuyệt vọng nhưng không chịu đầu hàng. Ngay cả khi không được ăn không uống trong vài ngày, thậm chí hết đạn, nhưng binh lính Ukraine vẫn thề sẽ quyết tâm ngăn chặn Quân đội Nga và Marinka đã trở thành "chiến trường tử thần"Vậy tại sao một thị trấn nhỏ lại khó bị đánh bại như vậy? Trên thực tế, kể từ sự cố Crimea năm 2014, Ukraine đã lo lắng về sự trở lại của Quân đội Nga và khoản chi quân sự 5 tỷ USD của họ, đơn giản là không thể mua được tên lửa, máy bay chiến đấu và xe tăng tiên tiến.Hơn nữa, một khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Không quân Nga sẽ chiếm quyền trong việc giành ưu thế trên không. Với ưu thế tuyệt đối về pháo binh và thiết giáp của quân Nga, Quân đội Ukraine chỉ có thể dựa vào các hệ thống công sự trận địa liên hoàn vững chắc, để ngăn chặn bước tiến của quân Nga. Vì vậy, phía Ukraine bắt đầu xây dựng các trận địa công sự phòng ngự vững chắc liên hoàn ở Marinka, bao gồm một số lượng lớn boongke và hầm ngầm dưới lòng đất. Cùng với đó các trọng điểm như Bakhmut, Popasna và Krasnyi Lyman được biến thành các pháo đài cốt lõi và nhiều công sự kiên cố như vậy đã được xây dựng. Do đó, dù toàn bộ thành phố Marinka bị bắn phá dữ dội, Quân đội Ukraine vẫn có thể tiếp tục chiến đấu sâu dưới lòng đất. Đối mặt với công sự ngầm của Quân đội Ukraine, việc Quân đội Nga ném bom nhiệt áp 500 kg cũng không có tác dụng gì.Quân đội Nga giờ chỉ có thể sử dụng số lượng bom nhiệt áp có sức công phá lớn hơn, để tiến hành tấn công dồn dập; đồng thời cắt đứt đường tiếp tế của Quân đội Ukraine ở Marinka. Trên thực tế sau một năm chiến đấu liên tục, dự trữ chiến đấu của Quân đội Ukraine ở Marinka bắt đầu cạn kiệt.Cảnh sát trưởng của Marinka, ông Artem Schus, mô tả thị trấn của ông đã "bị phá hủy hoàn toàn". Ngoài các binh sĩ Ukraine ở lại chiến đấu, toàn bộ dân cư ở thành trì này đã được sơ tán "vì không có cách nào để dân thường sống ở đó", ông Schus nói. Ông Schus cho biết thêm, các lực lượng Nga liên tiếp tập kích, san bằng những đống đổ nát, cho nổ tung những bức tường vẫn trụ vững, để "phá hủy mọi chỗ ẩn nấp"; nhưng quân phòng ngự Ukraine vẫn đứng vững sau một năm “mưa bom, bão đạn” của quân Nga.
Quân đội Nga và Ukraine đã chiến đấu vì Bakhmut trong hơn bảy tháng và tình hình gần đây đã thay đổi theo hướng có lợi cho Nga; khi lính đánh thuê Wagner khai hỏa toàn lực, liên tiếp đánh chiếm nhiều cứ điểm của quân Ukraine, dần dần thu hẹp vòng vây, trận chiến đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
Sau hơn 7 tháng giao tranh đẫm máu, trận chiến giành và giữ Bakhmut được mệnh danh là trận chiến "cối xay thịt" mà cả Nga và Ukraine đã phải trả giá. Thành phố nhỏ Bakhmut hoang tàn, khắp nơi chỉ còn là đống đổ nát. Tuy nhiên, thậm chí còn bi thảm và đẫm máu hơn ở Bakhmut là Marinka.
Thị trấn Marinka có diện tích nhỏ hơn Bakhmut nhiều lần, vẻn vẹn chỉ 2,3 km2 và dân số trước khi cuộc chiến nổ ra chỉ là 10.000 người, đã hoàn toàn bị bom, pháo của cả hai bên nghiền nát thành “tro bụi” theo đúng nghĩa. Việc sử dụng “chiến trường cát bụi” tại Marinka lúc này là rất thực tế.
Maryinka từ lâu đã là một chiến trường giữa Quân đội Ukraine và lực lượng dân quân của nước cộng hòa Donetsk tự xưng (DPR), trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm ngoái. Khi xung đột bùng nổ ở miền đông Ukraine vào năm 2014, thị trấn này đã bị bắn phá liên tục.
Lực lượng tham chiến tại Marinka của Quân đội Nga hiện nay là Sư đoàn bộ binh cơ giới số 150 nổi tiếng mang tên Sư đoàn Berlin; chiến sĩ của Sư đoàn đã từng cắm lá cờ chiến thắng lên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức trong Thế chiến 2.
Ngoài Sư đoàn bộ binh cơ giới 150, tham chiến ở Marinka còn có Tiểu đoàn chiến đấu của lực lượng vệ binh Chechnya, được mệnh danh là “Quái thú vùng Kavkaz” và Tập đoàn quân 58 của Quân đội Nga.
Ba lực lượng chính này của quân Nga đã cùng nhau sử dụng bom hàng không, tên lửa hạng nặng, bom nhiệt áp, bom cháy, đạn nổ phá và các loại đạn dược khác, cũng như xe tăng liên tục bắn phá; khiến không một tòa nhà nào ở đây còn nguyên vẹn.
Mặc dù vậy, Quân đội Nga tại thị trấn Marinka đã không giành được lợi thế áp đảo và giao tranh vẫn chưa dừng lại, Quân đội Ukraine vẫn canh giữ Đền thờ Đức Mẹ Kazan và ngôi trường nội trú thứ hai, trong khu vực rộng chưa đầy 1 km vuông.
Truyền thông Nga cho rằng, xe tăng Nga phát dương hỏa lực dũng mãnh, còn Quân đội Ukraine chiến đấu trong tuyệt vọng nhưng không chịu đầu hàng. Ngay cả khi không được ăn không uống trong vài ngày, thậm chí hết đạn, nhưng binh lính Ukraine vẫn thề sẽ quyết tâm ngăn chặn Quân đội Nga và Marinka đã trở thành "chiến trường tử thần"
Vậy tại sao một thị trấn nhỏ lại khó bị đánh bại như vậy? Trên thực tế, kể từ sự cố Crimea năm 2014, Ukraine đã lo lắng về sự trở lại của Quân đội Nga và khoản chi quân sự 5 tỷ USD của họ, đơn giản là không thể mua được tên lửa, máy bay chiến đấu và xe tăng tiên tiến.
Hơn nữa, một khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Không quân Nga sẽ chiếm quyền trong việc giành ưu thế trên không. Với ưu thế tuyệt đối về pháo binh và thiết giáp của quân Nga, Quân đội Ukraine chỉ có thể dựa vào các hệ thống công sự trận địa liên hoàn vững chắc, để ngăn chặn bước tiến của quân Nga.
Vì vậy, phía Ukraine bắt đầu xây dựng các trận địa công sự phòng ngự vững chắc liên hoàn ở Marinka, bao gồm một số lượng lớn boongke và hầm ngầm dưới lòng đất. Cùng với đó các trọng điểm như Bakhmut, Popasna và Krasnyi Lyman được biến thành các pháo đài cốt lõi và nhiều công sự kiên cố như vậy đã được xây dựng.
Do đó, dù toàn bộ thành phố Marinka bị bắn phá dữ dội, Quân đội Ukraine vẫn có thể tiếp tục chiến đấu sâu dưới lòng đất. Đối mặt với công sự ngầm của Quân đội Ukraine, việc Quân đội Nga ném bom nhiệt áp 500 kg cũng không có tác dụng gì.
Quân đội Nga giờ chỉ có thể sử dụng số lượng bom nhiệt áp có sức công phá lớn hơn, để tiến hành tấn công dồn dập; đồng thời cắt đứt đường tiếp tế của Quân đội Ukraine ở Marinka. Trên thực tế sau một năm chiến đấu liên tục, dự trữ chiến đấu của Quân đội Ukraine ở Marinka bắt đầu cạn kiệt.
Cảnh sát trưởng của Marinka, ông Artem Schus, mô tả thị trấn của ông đã "bị phá hủy hoàn toàn". Ngoài các binh sĩ Ukraine ở lại chiến đấu, toàn bộ dân cư ở thành trì này đã được sơ tán "vì không có cách nào để dân thường sống ở đó", ông Schus nói.
Ông Schus cho biết thêm, các lực lượng Nga liên tiếp tập kích, san bằng những đống đổ nát, cho nổ tung những bức tường vẫn trụ vững, để "phá hủy mọi chỗ ẩn nấp"; nhưng quân phòng ngự Ukraine vẫn đứng vững sau một năm “mưa bom, bão đạn” của quân Nga.