Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) K2 Black Panther là loại xe tăng hoàn toàn mới, được phát triển và sản xuất tại Hàn Quốc. K2 được đưa vào sản xuất năm 2009 và theo kế hoạch ban đầu có khoảng 680 chiếc K2 được lên kế hoạch chế tạo cho quân đội Hàn Quốc, nhưng hiện tại số lượng đã giảm xuống còn 390 chiếc.Theo tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, xe tăng K2 Black Panther được xếp vào những xe tăng đắt nhất thế giới với giá 8,5 triệu USD, đưa nó trở thành chiếc xe tăng đắt nhất cho đến nay. Lý do là xe tăng K2 trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, giúp xe có khả năng chiến đấu cao, mức độ bảo vệ tốt trên chiến trường.Xe tăng K2 sử dụng bộ nạp đạn tự động, nên kíp lái chỉ còn ba người; động cơ xe 1.500 mã lực, giúp xe có thể đạt vận tốc 70 km/giờ trên đường trải nhựa và 50 km/giờ trên đường địa hình. Hỏa lực chính là pháo nòng trơn, cỡ nòng 120 mm, ổn định trên ba mặt phẳng, giúp kíp xe có thể bắn khi hành tiến. Một trong những khía cạnh ấn tượng nhất của K2 là hệ thống treo của xe, có thể điều chỉnh ở nhiều vị trí khác nhau; khi cơ động trên địa hình lồi lõm, thân xe được "nâng cao", giúp K2 có khoảng sáng gầm xe lớn hơn. Trên con đường bằng phẳng, hệ thống treo được hạ thấp, ôm sát mặt đất để xe có tốc độ tốt hơn.Cũng nhờ hệ thống treo, xe tăng chủ lực K2 có thể dốc về phía trước và phía sau. Điều này giúp pháo chính của xe tăng có góc bắn đối với những mục tiêu có góc tà âm và tà dương ở rất cao, mà các dòng xe tăng khác không thể bắn được; ví dụ các mục tiêu ở trên đỉnh núi cao, hoặc dưới vực sâu.Thậm chí khi hệ thống treo hạ thấp về sau, K2 có thể sử dụng pháo chính để ngắm mục tiêu là máy bay bay thấp, hoặc các mục tiêu trên các tòa nhà cao tầng (khi chiến đấu trong chiến trường đô thị). Ngoài ra, K2 cũng có khả năng nghiêng sang trái hoặc phải, giúp cải thiện việc lái xe dọc theo các con dốc.Động cơ của K2 là loại diesel 1.500 mã lực, chế tạo theo tiêu chuẩn của động cơ MTU Đức. Tuy nhiên, nhờ trọng lượng nhẹ của xe K2, nên có tỷ lệ công suất động cơ, trên trọng lượng khá cao. Kết hợp với hệ thống treo có thể điều chỉnh, nên K2 khá cơ động.Một tính năng đặc biệt của xe tăng K2 là khả năng vượt sông bằng "ống thở"; có lẽ thiết kế này Hàn Quốc đã học từ thiết kế xe tăng T-80, mà nước này nhập của Nga. Với ống thở, K2 có thể vượt qua được khu vực nước sâu tới 4,1 mét.Giống như gần như tất cả các loại xe tăng hiện đại khác, K2 có thể bắn đạn nổ tiêu chuẩn và đạn xuyên động năng. Một trong những loại đạn độc đáo của nó là KSTAM-II. KSTAM là loại đạn xuyên giáp thông minh, được đánh giá là hiện đại nhất hiện nay; đạn ngắm vào vào các bộ phận được bọc giáp yếu nhất của xe tăng, như phần trên nóc tháp pháo.Đạn KSTAM-II sau khi được bắn đi từ pháo của xe tăng, cách mục tiêu từ 5 km đến 8 km, lúc này hệ thống dẫn đường của đạn bắt đầu hoạt động; hệ thống dẫn đường của đạn KSTAM, sử dụng các cánh lái, có thể điều chỉnh, để lái đạn về phía mục tiêu.Khi đến gần mục tiêu, KSTAM tự động bung một chiếc dù, để giảm tốc độ và cho bộ phận tìm kiếm có thời gian, để tìm mục tiêu. Lúc này KSTAM-II sẽ tiến công theo kiểu "đột nóc", vào những phần mỏng yếu của tháp pháo hoặc động cơ.Về lớp giáp, K2 sử dụng loại giáp hỗn hợp; K2 đã tiến hành thử nghiệm khả năng bảo vệ lớp giáp trước của xe, bằng chính đạn xuyên giáp 120mm của chiếc K2 này. KF-21 đã chịu được đòn tiến công bằng đạn xuyên giáp "ở cự ly gần", với lớp giáp ở bán cầu trước.Tuy nhiên do trọng lượng xe chỉ 55 tấn (nhẹ hơn 10 tấn so với M1A2 hoặc Leopard 2A6), nên lớp giáp hai bên sườn và phía sau K2 là mỏng. Vì vậy, xe phải bổ sung thêm một số lớp giáp phản ứng nổ (ERA) ở hai bên sườn xe và trên nóc tháp pháo.Mặc dù không phải là quốc gia sản xuất xe tăng truyền thống, và giá quá đắt, nhưng K2 Black Panther đã có một số xuất khẩu thành công đáng chú ý, đó là tìm được khách hàng ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan; trong đó Ba Lan là quốc gia đã sản xuất và xuất khẩu xe tăng chiến đấu chủ lực. Năm 2008, xe tăng K2 được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, và phía Thổ muốn kết hợp một số công nghệ của Hàn Quốc vào xe tăng sản xuất trong nước của họ là Altay, đặc biệt là khung gầm và hệ thống treo của K2. Còn Ba Lan đã ký hợp đồng mua 800 xe tăng KF-21, để thay thế các xe tăng T-72 , PT-91 và Leopard 2 đã cũ. Mặc dù có giá cao nhất thế giới, nhưng do K2 Black Panther có công nghệ hiện đại và độc đáo. Hệ thống treo và khả năng vượt nước ngầm của nó là thiết kế tối ưu khi tác chiến ở địa hình đồi núi và đầm lầy của Hàn Quốc; cùng với các loại đạn tấn công hàng đầu, K2 luôn là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của dàn xe tăng K2 Báo Đen của Hàn Quốc. Nguồn: QPVN.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) K2 Black Panther là loại xe tăng hoàn toàn mới, được phát triển và sản xuất tại Hàn Quốc. K2 được đưa vào sản xuất năm 2009 và theo kế hoạch ban đầu có khoảng 680 chiếc K2 được lên kế hoạch chế tạo cho quân đội Hàn Quốc, nhưng hiện tại số lượng đã giảm xuống còn 390 chiếc.
Theo tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, xe tăng K2 Black Panther được xếp vào những xe tăng đắt nhất thế giới với giá 8,5 triệu USD, đưa nó trở thành chiếc xe tăng đắt nhất cho đến nay. Lý do là xe tăng K2 trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, giúp xe có khả năng chiến đấu cao, mức độ bảo vệ tốt trên chiến trường.
Xe tăng K2 sử dụng bộ nạp đạn tự động, nên kíp lái chỉ còn ba người; động cơ xe 1.500 mã lực, giúp xe có thể đạt vận tốc 70 km/giờ trên đường trải nhựa và 50 km/giờ trên đường địa hình. Hỏa lực chính là pháo nòng trơn, cỡ nòng 120 mm, ổn định trên ba mặt phẳng, giúp kíp xe có thể bắn khi hành tiến.
Một trong những khía cạnh ấn tượng nhất của K2 là hệ thống treo của xe, có thể điều chỉnh ở nhiều vị trí khác nhau; khi cơ động trên địa hình lồi lõm, thân xe được "nâng cao", giúp K2 có khoảng sáng gầm xe lớn hơn. Trên con đường bằng phẳng, hệ thống treo được hạ thấp, ôm sát mặt đất để xe có tốc độ tốt hơn.
Cũng nhờ hệ thống treo, xe tăng chủ lực K2 có thể dốc về phía trước và phía sau. Điều này giúp pháo chính của xe tăng có góc bắn đối với những mục tiêu có góc tà âm và tà dương ở rất cao, mà các dòng xe tăng khác không thể bắn được; ví dụ các mục tiêu ở trên đỉnh núi cao, hoặc dưới vực sâu.
Thậm chí khi hệ thống treo hạ thấp về sau, K2 có thể sử dụng pháo chính để ngắm mục tiêu là máy bay bay thấp, hoặc các mục tiêu trên các tòa nhà cao tầng (khi chiến đấu trong chiến trường đô thị). Ngoài ra, K2 cũng có khả năng nghiêng sang trái hoặc phải, giúp cải thiện việc lái xe dọc theo các con dốc.
Động cơ của K2 là loại diesel 1.500 mã lực, chế tạo theo tiêu chuẩn của động cơ MTU Đức. Tuy nhiên, nhờ trọng lượng nhẹ của xe K2, nên có tỷ lệ công suất động cơ, trên trọng lượng khá cao. Kết hợp với hệ thống treo có thể điều chỉnh, nên K2 khá cơ động.
Một tính năng đặc biệt của xe tăng K2 là khả năng vượt sông bằng "ống thở"; có lẽ thiết kế này Hàn Quốc đã học từ thiết kế xe tăng T-80, mà nước này nhập của Nga. Với ống thở, K2 có thể vượt qua được khu vực nước sâu tới 4,1 mét.
Giống như gần như tất cả các loại xe tăng hiện đại khác, K2 có thể bắn đạn nổ tiêu chuẩn và đạn xuyên động năng. Một trong những loại đạn độc đáo của nó là KSTAM-II. KSTAM là loại đạn xuyên giáp thông minh, được đánh giá là hiện đại nhất hiện nay; đạn ngắm vào vào các bộ phận được bọc giáp yếu nhất của xe tăng, như phần trên nóc tháp pháo.
Đạn KSTAM-II sau khi được bắn đi từ pháo của xe tăng, cách mục tiêu từ 5 km đến 8 km, lúc này hệ thống dẫn đường của đạn bắt đầu hoạt động; hệ thống dẫn đường của đạn KSTAM, sử dụng các cánh lái, có thể điều chỉnh, để lái đạn về phía mục tiêu.
Khi đến gần mục tiêu, KSTAM tự động bung một chiếc dù, để giảm tốc độ và cho bộ phận tìm kiếm có thời gian, để tìm mục tiêu. Lúc này KSTAM-II sẽ tiến công theo kiểu "đột nóc", vào những phần mỏng yếu của tháp pháo hoặc động cơ.
Về lớp giáp, K2 sử dụng loại giáp hỗn hợp; K2 đã tiến hành thử nghiệm khả năng bảo vệ lớp giáp trước của xe, bằng chính đạn xuyên giáp 120mm của chiếc K2 này. KF-21 đã chịu được đòn tiến công bằng đạn xuyên giáp "ở cự ly gần", với lớp giáp ở bán cầu trước.
Tuy nhiên do trọng lượng xe chỉ 55 tấn (nhẹ hơn 10 tấn so với M1A2 hoặc Leopard 2A6), nên lớp giáp hai bên sườn và phía sau K2 là mỏng. Vì vậy, xe phải bổ sung thêm một số lớp giáp phản ứng nổ (ERA) ở hai bên sườn xe và trên nóc tháp pháo.
Mặc dù không phải là quốc gia sản xuất xe tăng truyền thống, và giá quá đắt, nhưng K2 Black Panther đã có một số xuất khẩu thành công đáng chú ý, đó là tìm được khách hàng ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan; trong đó Ba Lan là quốc gia đã sản xuất và xuất khẩu xe tăng chiến đấu chủ lực.
Năm 2008, xe tăng K2 được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, và phía Thổ muốn kết hợp một số công nghệ của Hàn Quốc vào xe tăng sản xuất trong nước của họ là Altay, đặc biệt là khung gầm và hệ thống treo của K2. Còn Ba Lan đã ký hợp đồng mua 800 xe tăng KF-21, để thay thế các xe tăng T-72 , PT-91 và Leopard 2 đã cũ.
Mặc dù có giá cao nhất thế giới, nhưng do K2 Black Panther có công nghệ hiện đại và độc đáo. Hệ thống treo và khả năng vượt nước ngầm của nó là thiết kế tối ưu khi tác chiến ở địa hình đồi núi và đầm lầy của Hàn Quốc; cùng với các loại đạn tấn công hàng đầu, K2 luôn là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của dàn xe tăng K2 Báo Đen của Hàn Quốc. Nguồn: QPVN.