Mới đây, Hàn Quốc đã cho ra mắt mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 mang tên K2PL tại triển lãm Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế MSPO-2020 tại thành phố Kielce, Ba Lan. Đây là sản phẩm dựa trên thiết kế của xe tăng K2 Black Panther nổi tiếng, có nhiệm vụ nhằm thay thế cho các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 và phiên bản nâng cấp PT-91 vốn được thiết kế bởi Liên Xô từ thời chiến tranh Lạnh. Ảnh: Mô hình xe tăng K2PL tại khuôn khổ buổi triển lãm.Điều đáng nói là trong cuộc cạnh tranh cho gói nhập khẩu xe tăng này của Ba Lan còn có sự tham gia của mẫu Leopard 2A7 của Đức. Ba Lan - Nước đi đầu trong đấu đầu Nga-NATO, từ lâu cũng đã là một đối tác trung thành với dòng xe Leopard 2 đến từ Đức này. Trước đó, Ba Lan đã cố gắng tham gia chương trình phát triển xe tăng thế hệ thứ 4 do Pháp - Đức dẫn đầu là MGCS nhưng bị từ chối thẳng thừng. Có lẽ vì vậy, họ đã chuyển qua hợp tác với Hàn Quốc, nơi mà sẵn sàng cung cấp các công nghệ xe tăng thế hệ thứ 4 cho họ. Ảnh: Xe tăng Leopard 2A5 của Quân đội Ba Lan.Trong năm 2007, Hàn Quốc cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất xe tăng K2 Black Panther cho Thổ Nhĩ Kỳ để họ phát triển mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 đầu tiên của khối NATO - chiếc Atlay. Về cơ bản Atlay là sự phóng to của K2 với 7 cặp bánh tì chịu lực thay vì 6 như của Hàn Quốc, đồng thời giữ nguyên hệ thống điều khiển hỏa lực và pháo nhưng cải thiện khả năng bảo vệ của giáp. Tuy nhiên hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp một số khó khăn trong quá trình thử nghiệm xe khiến nó chưa thể đưa vào sản xuất hàng loạt, và kế hoạch đưa Atlay vào phục vụ từ năm 2021 cũng có khả năng cao sẽ bị chậm trễ. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực Atlay của Thổ Nhĩ Kỳ.Ở thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với Hàn Quốc phát triển Atlay, K2 Black Panther vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng do thông số kỹ thuật trên lý thuyết của nó quá tuyệt vời, cộng với những ưu đãi cao về việc chuyển giao công nghệ khiến Thổ Nhĩ Kỳ quyết định lựa chọn người đối tác Châu Á. Ảnh: Nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Atlay của Thổ Nhĩ Kỳ.Trên thị trường quốc tế, việc chuyển giao hoàn toàn công nghệ để sản xuất xe tăng như vậy là khá hiếm. Trong khi thành phần của giáp xe tăng K2 vẫn chưa được tiết lộ nhưng giáp Compisite của Atlay dựa trên K2 mà Hàn Quốc phát triển cho Thổ Nhĩ Kỳ khả năng cao cũng sẽ dùng cấu hình giáp Chobham tương tự trên K2, với kiểu thiết kế moldun, dễ dàng thay thế khi bị hỏng hóc hoặc để nâng cấp. Ảnh: Cận cảnh mô hình chi tiết của xe tăng K2PL.Về mặt ngoại hình, K2PL cơ bản là một bản sao của Atlay Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng một khung gầm kéo dài với 7 cặp bánh tì chịu lực cũng như sử dụng hệ thống treo khí nén tương tự trên xe tăng K2. Tuy nhiên điểm khác biệt là cả pháo chính và hệ thống truyền động đều không hề có bóng dáng công nghệ Đức. Pháo chính 120mm có vẻ ngoài tương đồng với pháo L55/120mm của Đức tuy nhiên lại do chính Hàn Quốc sản xuất, họ tuyên bố rằng nó có thể xuyên lớp thép dày tới 600mm ở khoảng cách 2.000m khi bắn loại đạn xuyên giáp K276 nội địa, gần bằng với đạn DM-53 của Đức. Ảnh: Cận cảnh mặt trước của xe tăng K2PL.Dẫu vậy, người ta nghi ngờ về tính hiệu quả của loại đạn K276 do Hàn Quốc sản xuất bởi cả thuốc phóng và đầu xuyên Vonfram đều có nguồn gốc từ đạn xuyên giám DM-43A1 nhập khẩu từ Đức, vốn có khoảng cách xa so với loại DM-53 tiên tiến hơn rất nhiều. Ảnh: Cận cảnh xe tăng K2PL Hàn Quốc phát triển.Hơn nữa, ngay cả khi đạn xuyên K276 của Hàn Quốc có sức xuyên tới 600mm thì nó vẫn tỏ ra cực kỳ yếu thế trước giáp trước dày của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M hay T-80BVM mới của Nga. Lý do là vốn áp dụng công nghệ giáp mới tiên tiến chứ chưa nói là có thể so bì được với xe tăng thế hệ thứ 4 của Nga là T-14 Amarta. Ảnh: Biên đội xe thiết giáp BMPT, xe tăng T-90M và xe tăng T-80BVM hành tiến trên thao trường.Đối với Ba Lan, dẫu cho K2PL vẫn không đủ hỏa lực để đối phó với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới của Nga tuy nhiên nó sử dụng khá nhiều công nghệ của Leopard 2 giúp dễ dàng thích ứng với trang bị. Hơn nữa, việc được chuyển giao công nghệ sản xuất từ Hàn Quốc là khá dễ dàng miễn là bạn có đủ tiền, có thể nói rằng đây là lợi thế cực kỳ lớn của loại xe tăng này trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Xe tăng K2 Black Panther của quân đội Hàn Quốc.Và nếu chính thức lựa chọn mẫu xe tăng K2PL này vào trang bị, Ba Lan có thể sẽ nhanh chóng là quốc gia thứ 5 trên thế giới sở hữu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 tiên tiến bên cạnh Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời bắt kịp cuộc đua công nghệ xe tăng với người đối thủ lớn - quân đội Nga. Dẫu vậy, vẫn còn quá sớm để nói trước điều gì và Ba Lan dù khả năng cao sẽ chọn K2PL nhưng vẫn có thể thay đổi quyết định vào phút chót. Ảnh: Mô hình xe tăng K2PL tại triển lãm. Video Xe tăng K2 ''Báo Đen'' của Hàn Quốc - Nguồn: QPVN
Mới đây, Hàn Quốc đã cho ra mắt mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 mang tên K2PL tại triển lãm Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế MSPO-2020 tại thành phố Kielce, Ba Lan. Đây là sản phẩm dựa trên thiết kế của xe tăng K2 Black Panther nổi tiếng, có nhiệm vụ nhằm thay thế cho các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 và phiên bản nâng cấp PT-91 vốn được thiết kế bởi Liên Xô từ thời chiến tranh Lạnh. Ảnh: Mô hình xe tăng K2PL tại khuôn khổ buổi triển lãm.
Điều đáng nói là trong cuộc cạnh tranh cho gói nhập khẩu xe tăng này của Ba Lan còn có sự tham gia của mẫu Leopard 2A7 của Đức. Ba Lan - Nước đi đầu trong đấu đầu Nga-NATO, từ lâu cũng đã là một đối tác trung thành với dòng xe Leopard 2 đến từ Đức này. Trước đó, Ba Lan đã cố gắng tham gia chương trình phát triển xe tăng thế hệ thứ 4 do Pháp - Đức dẫn đầu là MGCS nhưng bị từ chối thẳng thừng. Có lẽ vì vậy, họ đã chuyển qua hợp tác với Hàn Quốc, nơi mà sẵn sàng cung cấp các công nghệ xe tăng thế hệ thứ 4 cho họ. Ảnh: Xe tăng Leopard 2A5 của Quân đội Ba Lan.
Trong năm 2007, Hàn Quốc cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất xe tăng K2 Black Panther cho Thổ Nhĩ Kỳ để họ phát triển mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 đầu tiên của khối NATO - chiếc Atlay. Về cơ bản Atlay là sự phóng to của K2 với 7 cặp bánh tì chịu lực thay vì 6 như của Hàn Quốc, đồng thời giữ nguyên hệ thống điều khiển hỏa lực và pháo nhưng cải thiện khả năng bảo vệ của giáp. Tuy nhiên hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp một số khó khăn trong quá trình thử nghiệm xe khiến nó chưa thể đưa vào sản xuất hàng loạt, và kế hoạch đưa Atlay vào phục vụ từ năm 2021 cũng có khả năng cao sẽ bị chậm trễ. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực Atlay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với Hàn Quốc phát triển Atlay, K2 Black Panther vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng do thông số kỹ thuật trên lý thuyết của nó quá tuyệt vời, cộng với những ưu đãi cao về việc chuyển giao công nghệ khiến Thổ Nhĩ Kỳ quyết định lựa chọn người đối tác Châu Á. Ảnh: Nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Atlay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên thị trường quốc tế, việc chuyển giao hoàn toàn công nghệ để sản xuất xe tăng như vậy là khá hiếm. Trong khi thành phần của giáp xe tăng K2 vẫn chưa được tiết lộ nhưng giáp Compisite của Atlay dựa trên K2 mà Hàn Quốc phát triển cho Thổ Nhĩ Kỳ khả năng cao cũng sẽ dùng cấu hình giáp Chobham tương tự trên K2, với kiểu thiết kế moldun, dễ dàng thay thế khi bị hỏng hóc hoặc để nâng cấp. Ảnh: Cận cảnh mô hình chi tiết của xe tăng K2PL.
Về mặt ngoại hình, K2PL cơ bản là một bản sao của Atlay Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng một khung gầm kéo dài với 7 cặp bánh tì chịu lực cũng như sử dụng hệ thống treo khí nén tương tự trên xe tăng K2. Tuy nhiên điểm khác biệt là cả pháo chính và hệ thống truyền động đều không hề có bóng dáng công nghệ Đức. Pháo chính 120mm có vẻ ngoài tương đồng với pháo L55/120mm của Đức tuy nhiên lại do chính Hàn Quốc sản xuất, họ tuyên bố rằng nó có thể xuyên lớp thép dày tới 600mm ở khoảng cách 2.000m khi bắn loại đạn xuyên giáp K276 nội địa, gần bằng với đạn DM-53 của Đức. Ảnh: Cận cảnh mặt trước của xe tăng K2PL.
Dẫu vậy, người ta nghi ngờ về tính hiệu quả của loại đạn K276 do Hàn Quốc sản xuất bởi cả thuốc phóng và đầu xuyên Vonfram đều có nguồn gốc từ đạn xuyên giám DM-43A1 nhập khẩu từ Đức, vốn có khoảng cách xa so với loại DM-53 tiên tiến hơn rất nhiều. Ảnh: Cận cảnh xe tăng K2PL Hàn Quốc phát triển.
Hơn nữa, ngay cả khi đạn xuyên K276 của Hàn Quốc có sức xuyên tới 600mm thì nó vẫn tỏ ra cực kỳ yếu thế trước giáp trước dày của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M hay T-80BVM mới của Nga. Lý do là vốn áp dụng công nghệ giáp mới tiên tiến chứ chưa nói là có thể so bì được với xe tăng thế hệ thứ 4 của Nga là T-14 Amarta. Ảnh: Biên đội xe thiết giáp BMPT, xe tăng T-90M và xe tăng T-80BVM hành tiến trên thao trường.
Đối với Ba Lan, dẫu cho K2PL vẫn không đủ hỏa lực để đối phó với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới của Nga tuy nhiên nó sử dụng khá nhiều công nghệ của Leopard 2 giúp dễ dàng thích ứng với trang bị. Hơn nữa, việc được chuyển giao công nghệ sản xuất từ Hàn Quốc là khá dễ dàng miễn là bạn có đủ tiền, có thể nói rằng đây là lợi thế cực kỳ lớn của loại xe tăng này trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Xe tăng K2 Black Panther của quân đội Hàn Quốc.
Và nếu chính thức lựa chọn mẫu xe tăng K2PL này vào trang bị, Ba Lan có thể sẽ nhanh chóng là quốc gia thứ 5 trên thế giới sở hữu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 tiên tiến bên cạnh Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời bắt kịp cuộc đua công nghệ xe tăng với người đối thủ lớn - quân đội Nga. Dẫu vậy, vẫn còn quá sớm để nói trước điều gì và Ba Lan dù khả năng cao sẽ chọn K2PL nhưng vẫn có thể thay đổi quyết định vào phút chót. Ảnh: Mô hình xe tăng K2PL tại triển lãm.
Video Xe tăng K2 ''Báo Đen'' của Hàn Quốc - Nguồn: QPVN