Là phiên bản cuối cùng của dòng xe tăng hạng nhẹ BT của Liên Xô, xe tăng BT-7 được coi là phiên bản hoàn thiện nhất trong số các xe tăng hạng nhẹ của Liên Xô trong thập niên 30 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Wiki.Được sản xuất hàng loạt với số lượng cực lớn từ năm 1935 tới năm 1940, đây là loại xe tăng được bọc giáp nhẹ khá tốt so với các loại xe tăng hạng nhẹ của thế giới thời điểm đó. Nguồn ảnh: TankwwII.Điểm cải tiến vượt bậc của BT-7 so với các loại xe tăng hạng nhẹ cùng thời đó là hệ thống treo, cho phép các bánh xe có thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau một cách độc lập. Nguồn ảnh: WWII.Ưu điểm này đã dẫn tới hiệu quả tuyệt đối về mặt tốc độ của BT-7. Cụ thể, chiếc xe có thể hoạt động được với tốc độ lên tới 72 - 86 km/h ở đường bằng và 50km/h ở đường xấu. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, kíp lái xe tăng được khuyến cáo không nên vượt quá tốc độ 70 km/h trong mọi điều kiện với chiếc xe tăng này để tránh tình trạng xe bị... tuột xích khi gặp vật cản bất ngờ. Nguồn ảnh: Wiki.BT-7 có trọng lượng khoảng 14 tấn, chiều dài đạt 5,66 mét, chiều rộng 2,29 mét và có chiều cao khoảng 2,42 mét. Xe chỉ có kíp lái 3 người bao gồm trưởng xa (kiêm xạ thủ), nạp đạn viên và lái xe. Nguồn ảnh: Legendtanks.Để tối ưu hóa trọng lượng, BT-7 chỉ được bọc thép từ 6 - 40 mm ở thân xe và từ 10 - 15 mm ở tháp pháo. Với việc bọc thép "mỏng như giấy", BT-7 chỉ chống lại được các loại hỏa lực bộ binh như 12,7mm hay 14,5mm. Pháo 37mm hoàn toàn có thể đục thủng được chiếc xe tăng này sau vài loạt bắn. Nguồn ảnh: Wiki.Dù có trọng lượng chỉ 13,9 tấn nhưng BT-7 lại được trang bị một động cơ Mikulin M-17T với công suất lên tới 450 mã lực, tương đương với việc chiếc xe này có sức kéo đạt khoảng 32,37 sức ngựa trên một tấn trọng lượng. Nguồn ảnh: Tankene.Đây cũng từng là chiếc xe tăng có sức kéo mạnh nhất thế giới khi nó mới ra đời. Trong chiến tranh Liên Xô - Nhật năm 1932 - 1939, quân đội Nhật đã phải hãi hùng khi đối đầu với hàng đàn BT-7 di chuyển với tốc độ cực cao, khiến pháo thủ Nhật bất lực trong việc nhắm bắn được những chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: Belio.Phiên bản đầu tiên của xe tăng hạng nhẹ BT-7 chỉ được trang bị một khẩu pháo có cỡ nòng rất khiêm tốn là 45 mm. Tuy nhiên, để gia tăng khả năng diệt thiết giáp và phá lô cốt, BT-7 phiên bản sau này đã được trang bị nòng pháo cỡ 76 mm - nghĩa là tương đương với nòng pháo nguyên bản của xe tăng T-34. Nguồn ảnh: WWII.Tổng cộng đã có từ 2700 tới 5300 chiếc BT-7 các loại (số liệu không chính xác) đã được Liên Xô sản xuất trong thời gian từ năm 1935 tới năm 1940. Kèm theo đó là một loạt các phiên bản nâng cấp, cải tiến khác, thậm chí là phiên bản BT-8 cũng đã từng có những mẫu thử nghiệm được ra đời dựa trên mẫu BT-7. Nguồn ảnh: WOT.Tuy nhiên, tới khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, các xe tăng BT-7 của Liên Xô đã không đạt được hiệu quả chiến đấu như kỳ vọng, chúng không thể "đọ" nổi với các xe tăng Đức trên chiến trường. Ảnh: Xe tăng BT-7 của Liên Xô bị Đức chiếm làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Wot.Kết cục là ngay khi xe tăng T-34 đi vào sản xuất, những chiếc BT-7 đã dần bị chuyển về hậu phương và bị loại biên hoàn toàn chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Tanks.Tuy nhiên, không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của BT-7 vào việc chế tạo xe tăng T-34, nhất là ở hệ thống hỏa lực với pháo nòng 76mm và hệ thống treo giúp T-34 đạt được độ cơ động lớn nhất có thể. Điểm khác biệt mấu chốt đó là xe tăng T-34 của Liên Xô đã chấp nhận đánh đổi tốc độ lấy giáp dày để sống sót tốt hơn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Xe tăng BT-7 của Liên Xô thể hiện tốc độ "kinh hồn bạt vía" của mình ở trận Khalkhin Gol năm 1939.
Là phiên bản cuối cùng của dòng xe tăng hạng nhẹ BT của Liên Xô, xe tăng BT-7 được coi là phiên bản hoàn thiện nhất trong số các xe tăng hạng nhẹ của Liên Xô trong thập niên 30 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Wiki.
Được sản xuất hàng loạt với số lượng cực lớn từ năm 1935 tới năm 1940, đây là loại xe tăng được bọc giáp nhẹ khá tốt so với các loại xe tăng hạng nhẹ của thế giới thời điểm đó. Nguồn ảnh: TankwwII.
Điểm cải tiến vượt bậc của BT-7 so với các loại xe tăng hạng nhẹ cùng thời đó là hệ thống treo, cho phép các bánh xe có thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau một cách độc lập. Nguồn ảnh: WWII.
Ưu điểm này đã dẫn tới hiệu quả tuyệt đối về mặt tốc độ của BT-7. Cụ thể, chiếc xe có thể hoạt động được với tốc độ lên tới 72 - 86 km/h ở đường bằng và 50km/h ở đường xấu. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, kíp lái xe tăng được khuyến cáo không nên vượt quá tốc độ 70 km/h trong mọi điều kiện với chiếc xe tăng này để tránh tình trạng xe bị... tuột xích khi gặp vật cản bất ngờ. Nguồn ảnh: Wiki.
BT-7 có trọng lượng khoảng 14 tấn, chiều dài đạt 5,66 mét, chiều rộng 2,29 mét và có chiều cao khoảng 2,42 mét. Xe chỉ có kíp lái 3 người bao gồm trưởng xa (kiêm xạ thủ), nạp đạn viên và lái xe. Nguồn ảnh: Legendtanks.
Để tối ưu hóa trọng lượng, BT-7 chỉ được bọc thép từ 6 - 40 mm ở thân xe và từ 10 - 15 mm ở tháp pháo. Với việc bọc thép "mỏng như giấy", BT-7 chỉ chống lại được các loại hỏa lực bộ binh như 12,7mm hay 14,5mm. Pháo 37mm hoàn toàn có thể đục thủng được chiếc xe tăng này sau vài loạt bắn. Nguồn ảnh: Wiki.
Dù có trọng lượng chỉ 13,9 tấn nhưng BT-7 lại được trang bị một động cơ Mikulin M-17T với công suất lên tới 450 mã lực, tương đương với việc chiếc xe này có sức kéo đạt khoảng 32,37 sức ngựa trên một tấn trọng lượng. Nguồn ảnh: Tankene.
Đây cũng từng là chiếc xe tăng có sức kéo mạnh nhất thế giới khi nó mới ra đời. Trong chiến tranh Liên Xô - Nhật năm 1932 - 1939, quân đội Nhật đã phải hãi hùng khi đối đầu với hàng đàn BT-7 di chuyển với tốc độ cực cao, khiến pháo thủ Nhật bất lực trong việc nhắm bắn được những chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: Belio.
Phiên bản đầu tiên của xe tăng hạng nhẹ BT-7 chỉ được trang bị một khẩu pháo có cỡ nòng rất khiêm tốn là 45 mm. Tuy nhiên, để gia tăng khả năng diệt thiết giáp và phá lô cốt, BT-7 phiên bản sau này đã được trang bị nòng pháo cỡ 76 mm - nghĩa là tương đương với nòng pháo nguyên bản của xe tăng T-34. Nguồn ảnh: WWII.
Tổng cộng đã có từ 2700 tới 5300 chiếc BT-7 các loại (số liệu không chính xác) đã được Liên Xô sản xuất trong thời gian từ năm 1935 tới năm 1940. Kèm theo đó là một loạt các phiên bản nâng cấp, cải tiến khác, thậm chí là phiên bản BT-8 cũng đã từng có những mẫu thử nghiệm được ra đời dựa trên mẫu BT-7. Nguồn ảnh: WOT.
Tuy nhiên, tới khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, các xe tăng BT-7 của Liên Xô đã không đạt được hiệu quả chiến đấu như kỳ vọng, chúng không thể "đọ" nổi với các xe tăng Đức trên chiến trường. Ảnh: Xe tăng BT-7 của Liên Xô bị Đức chiếm làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Wot.
Kết cục là ngay khi xe tăng T-34 đi vào sản xuất, những chiếc BT-7 đã dần bị chuyển về hậu phương và bị loại biên hoàn toàn chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Tanks.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của BT-7 vào việc chế tạo xe tăng T-34, nhất là ở hệ thống hỏa lực với pháo nòng 76mm và hệ thống treo giúp T-34 đạt được độ cơ động lớn nhất có thể. Điểm khác biệt mấu chốt đó là xe tăng T-34 của Liên Xô đã chấp nhận đánh đổi tốc độ lấy giáp dày để sống sót tốt hơn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng BT-7 của Liên Xô thể hiện tốc độ "kinh hồn bạt vía" của mình ở trận Khalkhin Gol năm 1939.