Được coi là thiết kế tăng hạng nhẹ (light tank) đầu tiên trên thế giới, Renault FT-17 khai sinh từ năm 1917 đã trở thành hình mẫu tiêu biểu mang tính cách mạng cho các mẫu xe tăng sau này. Nguồn ảnh: Oala.Cụ thể, "hình mẫu" ở đây chính là thiết kế cấu trúc bên trong và dáng dấp bên ngoài. Trong ảnh, có thể thấy Renault FT-17 hệt như các xe tăng trong CTTG 2 và hiện đại, tháp pháo đặt ở trung tâm thân xe, phía trước là buồng lái, phía sau là buồng động cơ. Nguồn ảnh: Tankmesium.Các thế hệ xe tăng cùng thời thường được trang bị tới 4-5 khẩu pháo xung quanh xe nhằm tăng tối đa hỏa lực nhưng bù lại độ cơ động lại rất thấp. Nguồn ảnh: Wiki.Trong khi đó xe tăng Renault FT-17 của Pháp có cùng thông số động cơ với các xe tăng hạng nặng thời bấy giờ nhưng trọng lượng chỉ bằng 1/3 giúp nó có khả năng cơ động rất lớn. Nguồn ảnh: Tankene.Nhược điểm lớn nhất của mẫu xe này đó là vấn đề hỏa lực. Xe có hai phiên bản sử dụng súng đại liên 7,92 và pháo 37 mm, cả hai loại này đều chỉ có tác dụng trước bộ binh đối phương và hoàn toàn bó tay trước các công sự kiên cố. Nguồn ảnh: Coopin.Thêm nữa, với hỏa lực 37 mm thì chiếc Renault FT-17 cũng không có khả năng đấu tăng. Tuy nhiên được ra đời vào khoảng cuối thế chiến nhất, khi lực lượng thiết giáp của Đức đã quá yếu ớt nên khả năng đấu tăng được coi là thừa thãi trên mẫu Renault FT-17 này. Nguồn ảnh: Renault.Cũng chính vì chiếc xe tăng hạng nhẹ này quá đi trước thời đại, có quá nhiều ưu điểm nên người Pháp và Ba Lan mới chế tạo hàng loạt mẫu Renault FT-17 cho đến tận... thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: WWI.Đây cũng chính là một phần nguyên nhân thất bại nhanh chóng của các lực lượng thiết giáp Pháp khi phải đối đầu với các xe tăng đời mới hỏa lực cực mạnh của người Đức. Nguồn ảnh: Rat.Cận cảnh mặt cắt bố trí bên trong của xe tăng hạng nhẹ FT-17, chiếc xe tăng này có kíp lái chỉ 2 người và có kiểu bố trí mang tính tiêu chuẩn cho mọi mẫu xe tăng sau này. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 sau 100 năm vẫn chạy tốt.
Được coi là thiết kế tăng hạng nhẹ (light tank) đầu tiên trên thế giới, Renault FT-17 khai sinh từ năm 1917 đã trở thành hình mẫu tiêu biểu mang tính cách mạng cho các mẫu xe tăng sau này. Nguồn ảnh: Oala.
Cụ thể, "hình mẫu" ở đây chính là thiết kế cấu trúc bên trong và dáng dấp bên ngoài. Trong ảnh, có thể thấy Renault FT-17 hệt như các xe tăng trong CTTG 2 và hiện đại, tháp pháo đặt ở trung tâm thân xe, phía trước là buồng lái, phía sau là buồng động cơ. Nguồn ảnh: Tankmesium.
Các thế hệ xe tăng cùng thời thường được trang bị tới 4-5 khẩu pháo xung quanh xe nhằm tăng tối đa hỏa lực nhưng bù lại độ cơ động lại rất thấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong khi đó xe tăng Renault FT-17 của Pháp có cùng thông số động cơ với các xe tăng hạng nặng thời bấy giờ nhưng trọng lượng chỉ bằng 1/3 giúp nó có khả năng cơ động rất lớn. Nguồn ảnh: Tankene.
Nhược điểm lớn nhất của mẫu xe này đó là vấn đề hỏa lực. Xe có hai phiên bản sử dụng súng đại liên 7,92 và pháo 37 mm, cả hai loại này đều chỉ có tác dụng trước bộ binh đối phương và hoàn toàn bó tay trước các công sự kiên cố. Nguồn ảnh: Coopin.
Thêm nữa, với hỏa lực 37 mm thì chiếc Renault FT-17 cũng không có khả năng đấu tăng. Tuy nhiên được ra đời vào khoảng cuối thế chiến nhất, khi lực lượng thiết giáp của Đức đã quá yếu ớt nên khả năng đấu tăng được coi là thừa thãi trên mẫu Renault FT-17 này. Nguồn ảnh: Renault.
Cũng chính vì chiếc xe tăng hạng nhẹ này quá đi trước thời đại, có quá nhiều ưu điểm nên người Pháp và Ba Lan mới chế tạo hàng loạt mẫu Renault FT-17 cho đến tận... thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: WWI.
Đây cũng chính là một phần nguyên nhân thất bại nhanh chóng của các lực lượng thiết giáp Pháp khi phải đối đầu với các xe tăng đời mới hỏa lực cực mạnh của người Đức. Nguồn ảnh: Rat.
Cận cảnh mặt cắt bố trí bên trong của xe tăng hạng nhẹ FT-17, chiếc xe tăng này có kíp lái chỉ 2 người và có kiểu bố trí mang tính tiêu chuẩn cho mọi mẫu xe tăng sau này. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 sau 100 năm vẫn chạy tốt.