Những năm qua, giới lãnh đạo Hàn Quốc đang tích cực thực hiện chương trình xây dựng lực lượng vũ trang quốc gia. Các nhà chức trách dự định sẽ trang bị cho lực lượng mặt đất (Land Forces) của nước này xe tăng chiến đấu chủ lực K-2 "Báo đen" (Black Panther).Việc sản xuất xe tăng chủ lực K-2 được thực hiện bởi công ty Hyundai Rotem, thuộc tập đoàn Hyundai Motor Group. Tại nhà máy chế tạo máy của công ty ở thành phố Changwon, vào tháng 9 vừa qua một buổi lễ long trọng đã được tổ chức để chuyển giao hai phương tiện đầu tiên cho quân đội Hàn Quốc.Các xe tăng vừa được chuyển giao nằm trong hợp đồng 106 chiếc mà quân đội Hàn Quốc đặt mua và đang được đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng loạt. Trước đó, một trăm chiếc xe tăng K-2 thế hệ đầu tiên đã được sản xuất và chuyển giao cho quân đội nước này vào năm 2015.Những chiếc xe tăng K-2 Black Panther thế hệ thứ nhất được trang bị động cơ và hộp số của Đức. Các xe tăng thuộc loạt thứ hai đã được lên kế hoạch trang bị động cơ diesel và hộp số mới theo thiết kế của Hàn Quốc, đồng thời lực lượng mặt đất nước này đang chuẩn bị đưa chúng vào trực sẵn sàng chiến đấu sớm nhất.Tuy nhiên trong các thử nghiệm, hộp số EST15K sáu tốc độ của Hàn Quốc không hiệu suất bằng hộp số 5 tốc độ Euro Power Pack của Đức. Trong hai năm, các nhà thiết kế Hàn Quốc đã hoàn thiện và cho ra những chiếc xe tăng đầu tiên, kết quả là K-2 được trang bị động cơ nội địa và hộp số của Đức.Sau khi vượt qua thành công các bài kiểm tra, một quyết định đã được đưa ra về việc sản xuất hàng loạt những chiếc xe tăng K-2 Black Panther. Ngoài nhà máy điện diesel, xe được trang bị thêm một động cơ tuabin khí 100 mã lực, được kết hợp với máy phát điện và cung cấp điện cho bình khi động cơ chính tắt.Sau khi vượt qua thành công các bài kiểm tra, một quyết định đã được đưa ra về việc sản xuất hàng loạt những chiếc xe tăng K-2 Black Panther. Ngoài nhà máy điện diesel, xe được trang bị thêm một động cơ tuabin khí 100 mã lực, được kết hợp với máy phát điện và cung cấp điện cho bình khi động cơ chính tắt.Tùy thuộc vào địa hình, hệ thống này cung cấp sự thay đổi về khoảng sáng gầm và độ nghiêng của xe tăng theo mặt phẳng dọc và mặt phẳng ngang, giúp tăng khả năng vượt địa hình của xe và tăng phạm vi góc dẫn hướng thẳng đứng của súng.Xe tăng K-2 được trang bị pháo nòng trơn L-55 của NATO, nhưng loại đạn 120 mm tiêu chuẩn NATO đã được thay thế bằng loại đạn KSTAM-II do Hàn Quốc phát triển.Đạn KSTAM-II sau khi được xe tăng khai hỏa sẽ bay theo một quỹ đạo được tính toán sẵn bằng hệ thống máy tính hiện đại. KSTAM-II được trang bị radar chủ động và đầu dẫn hồng ngoại hoạt động trong dải sóng milimet.Quỹ đạo của đạn được điều chỉnh bởi bốn bộ ổn định. Khi tiếp cận mục tiêu, chiếc dù được triển khai để giảm tốc độ và thực hiện dẫn đường chính xác. Một kênh điều khiển dự trữ được cung cấp giúp người điều khiển có thể điều chỉnh quỹ đạo của đường đạn. Tầm bắn của loại đạn này là từ hai đến sáu km.Chi phí cho một chiếc K-2 phiên bản mới là khoảng 8 triệu USD, rẻ hơn nửa triệu so với xe tăng của phiên bản cải tiến trước đó. Vào đầu năm 2022, K-2 sẽ được quân đội Hàn Quốc đưa vào biên chế để thay thế các dòng xe tăng như M-48, T-80U và T-62 đã lỗi thời.Việc hoãn chương trình trang bị xe tăng K-2 của quân đội Hàn Quốc cho phép tổ hợp công nghiệp-quân sự của nước này, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của việc sản xuất các phương tiện cải tiến hơn.Việc biên chế những chiếc xe tăng K-2 Black Panther để trang bị cho các đơn vị thiết giáp của quân đội Hàn Quốc được thực hiện nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí và nhằm thay thế các thiết bị lạc hậu do nước ngoài sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những năm qua, giới lãnh đạo Hàn Quốc đang tích cực thực hiện chương trình xây dựng lực lượng vũ trang quốc gia. Các nhà chức trách dự định sẽ trang bị cho lực lượng mặt đất (Land Forces) của nước này xe tăng chiến đấu chủ lực K-2 "Báo đen" (Black Panther).
Việc sản xuất xe tăng chủ lực K-2 được thực hiện bởi công ty Hyundai Rotem, thuộc tập đoàn Hyundai Motor Group. Tại nhà máy chế tạo máy của công ty ở thành phố Changwon, vào tháng 9 vừa qua một buổi lễ long trọng đã được tổ chức để chuyển giao hai phương tiện đầu tiên cho quân đội Hàn Quốc.
Các xe tăng vừa được chuyển giao nằm trong hợp đồng 106 chiếc mà quân đội Hàn Quốc đặt mua và đang được đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng loạt. Trước đó, một trăm chiếc xe tăng K-2 thế hệ đầu tiên đã được sản xuất và chuyển giao cho quân đội nước này vào năm 2015.
Những chiếc xe tăng K-2 Black Panther thế hệ thứ nhất được trang bị động cơ và hộp số của Đức. Các xe tăng thuộc loạt thứ hai đã được lên kế hoạch trang bị động cơ diesel và hộp số mới theo thiết kế của Hàn Quốc, đồng thời lực lượng mặt đất nước này đang chuẩn bị đưa chúng vào trực sẵn sàng chiến đấu sớm nhất.
Tuy nhiên trong các thử nghiệm, hộp số EST15K sáu tốc độ của Hàn Quốc không hiệu suất bằng hộp số 5 tốc độ Euro Power Pack của Đức. Trong hai năm, các nhà thiết kế Hàn Quốc đã hoàn thiện và cho ra những chiếc xe tăng đầu tiên, kết quả là K-2 được trang bị động cơ nội địa và hộp số của Đức.
Sau khi vượt qua thành công các bài kiểm tra, một quyết định đã được đưa ra về việc sản xuất hàng loạt những chiếc xe tăng K-2 Black Panther. Ngoài nhà máy điện diesel, xe được trang bị thêm một động cơ tuabin khí 100 mã lực, được kết hợp với máy phát điện và cung cấp điện cho bình khi động cơ chính tắt.
Sau khi vượt qua thành công các bài kiểm tra, một quyết định đã được đưa ra về việc sản xuất hàng loạt những chiếc xe tăng K-2 Black Panther. Ngoài nhà máy điện diesel, xe được trang bị thêm một động cơ tuabin khí 100 mã lực, được kết hợp với máy phát điện và cung cấp điện cho bình khi động cơ chính tắt.
Tùy thuộc vào địa hình, hệ thống này cung cấp sự thay đổi về khoảng sáng gầm và độ nghiêng của xe tăng theo mặt phẳng dọc và mặt phẳng ngang, giúp tăng khả năng vượt địa hình của xe và tăng phạm vi góc dẫn hướng thẳng đứng của súng.
Xe tăng K-2 được trang bị pháo nòng trơn L-55 của NATO, nhưng loại đạn 120 mm tiêu chuẩn NATO đã được thay thế bằng loại đạn KSTAM-II do Hàn Quốc phát triển.
Đạn KSTAM-II sau khi được xe tăng khai hỏa sẽ bay theo một quỹ đạo được tính toán sẵn bằng hệ thống máy tính hiện đại. KSTAM-II được trang bị radar chủ động và đầu dẫn hồng ngoại hoạt động trong dải sóng milimet.
Quỹ đạo của đạn được điều chỉnh bởi bốn bộ ổn định. Khi tiếp cận mục tiêu, chiếc dù được triển khai để giảm tốc độ và thực hiện dẫn đường chính xác. Một kênh điều khiển dự trữ được cung cấp giúp người điều khiển có thể điều chỉnh quỹ đạo của đường đạn. Tầm bắn của loại đạn này là từ hai đến sáu km.
Chi phí cho một chiếc K-2 phiên bản mới là khoảng 8 triệu USD, rẻ hơn nửa triệu so với xe tăng của phiên bản cải tiến trước đó. Vào đầu năm 2022, K-2 sẽ được quân đội Hàn Quốc đưa vào biên chế để thay thế các dòng xe tăng như M-48, T-80U và T-62 đã lỗi thời.
Việc hoãn chương trình trang bị xe tăng K-2 của quân đội Hàn Quốc cho phép tổ hợp công nghiệp-quân sự của nước này, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của việc sản xuất các phương tiện cải tiến hơn.
Việc biên chế những chiếc xe tăng K-2 Black Panther để trang bị cho các đơn vị thiết giáp của quân đội Hàn Quốc được thực hiện nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí và nhằm thay thế các thiết bị lạc hậu do nước ngoài sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.