Ít ai biết được rằng loại xe tăng K-2 Black Panther của Hàn Quốc lại được đánh giá là một trong những loại xe tăng thế hệ mới hiện đại và đắt đỏ bậc nhất thế giới hiện nay với giá trị lên tới hơn 7 triệu USD cho mỗi chiếc - đắt gần bằng ba chiếc T-90. Nguồn ảnh: Sina.Đặc biệt, loại xe tăng này còn có khả năng cơ động hệ thống khung gầm - bằng cách thay đổi chiều cao của từng trục dẫn động - khiến toàn bộ chiếc xe tăng thay đổi được trọng tâm. Nguồn ảnh: Sina.Việc thay đổi trọng tâm và độ nghiêng của K2 Báo Đen sẽ giúp nó có thể khai hoả được ở những góc bắn cực hiểm, tác chiến tốt trong điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh hoặc ít nhất cũng là tăng được độ nghiêng của giáp mặt khi đối đầu với xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Sina.Kiểu thiết kế với trục dẫn động thay đổi được độ cao khiến cho xe tăng có khả năng nghiêng được như trên xe tăng K2 của Hàn Quốc hoàn toàn không phải là mới và đã xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh trên nhiều mẫu xe tăng của Thuỵ Điển. Tuy nhiên kiểu thiết kế này không được sử dụng rộng rãi và rất hiếm gặp ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.Khác với kiểu thiết kế thông thường, kiểu thiết kế trục dẫn động thay đổi được độ cao sẽ khiến trọng lượng của xe tăng lên đáng kể vì phải gắn thêm rất nhiều cơ cấu trục thuỷ lực vào từng trục dẫn động. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, việc có thêm hàng nghìn chi tiết máy sẽ khiến tỷ lệ hỏng hóc của các loại xe tăng sử dụng công nghệ này bị tăng lên. Kèm theo đó là thời gian chế tạo bị kéo dài, giá thành sản xuất cũng như chi phí bảo dưỡng cũng tăng cao vượt trội so với các loại xe tăng thông thường. Nguồn ảnh: Sina.So với những lợi thế hiếm hoi mà kiểu thiết kế này mang lại, có vẻ như những nhược điểm mà nó gây ra đã khiến không mấy quốc gia và không mấy loại xe tăng trên thế giới sử dụng kiểu thiết kế này. Tuy nhiên với K2 Báo Đen của Hàn quốc, đây vẫn là một điểm nhấn cực kỳ đáng tiền. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài hệ thống khung gầm có độ cơ động tuyệt vời, K2 Báo Đen của Hàn Quốc còn được trang bị hệ thốn nạp đạn tự động với tốc độ bắn lên tới tối đa 15 phát/phút. Hệ thống nạp đạn tự động cũng cho phép giảm thiểu kíp chiến đấu trên xe từ 4 xuống còn ba người. Nguồn ảnh: Sina.Đáng tiếc là mẫu xe tăng Altay - loại xe tăng đắt nhất thế giới hiện nay do Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc hợp tác sản xuất vốn dựa trên thiết kế của K2 Báo Đen nhưng lại bị lược bỏ đi tính năng nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: Sina.Hàn Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt các xe tăng K2 Black Panther từ năm 2013 và chia làm ba lô với lô đầu tiên 100 chiếc đã hoàn thiện, đang phục vụ trong biên chế, lô thứ hai 106 chiếc đang hoàn thiện và lô thứ ba với 100 chiếc sẽ được hoàn thiện trong tương lai cùng với 14 chiếc "sơ cua" để thử nghiệm và huấn luyện, tổng cộng 320 chiếc. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Xe tăng K2 Báo Đen của Hàn Quốc.
Ít ai biết được rằng loại xe tăng K-2 Black Panther của Hàn Quốc lại được đánh giá là một trong những loại xe tăng thế hệ mới hiện đại và đắt đỏ bậc nhất thế giới hiện nay với giá trị lên tới hơn 7 triệu USD cho mỗi chiếc - đắt gần bằng ba chiếc T-90. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, loại xe tăng này còn có khả năng cơ động hệ thống khung gầm - bằng cách thay đổi chiều cao của từng trục dẫn động - khiến toàn bộ chiếc xe tăng thay đổi được trọng tâm. Nguồn ảnh: Sina.
Việc thay đổi trọng tâm và độ nghiêng của K2 Báo Đen sẽ giúp nó có thể khai hoả được ở những góc bắn cực hiểm, tác chiến tốt trong điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh hoặc ít nhất cũng là tăng được độ nghiêng của giáp mặt khi đối đầu với xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Kiểu thiết kế với trục dẫn động thay đổi được độ cao khiến cho xe tăng có khả năng nghiêng được như trên xe tăng K2 của Hàn Quốc hoàn toàn không phải là mới và đã xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh trên nhiều mẫu xe tăng của Thuỵ Điển. Tuy nhiên kiểu thiết kế này không được sử dụng rộng rãi và rất hiếm gặp ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với kiểu thiết kế thông thường, kiểu thiết kế trục dẫn động thay đổi được độ cao sẽ khiến trọng lượng của xe tăng lên đáng kể vì phải gắn thêm rất nhiều cơ cấu trục thuỷ lực vào từng trục dẫn động. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, việc có thêm hàng nghìn chi tiết máy sẽ khiến tỷ lệ hỏng hóc của các loại xe tăng sử dụng công nghệ này bị tăng lên. Kèm theo đó là thời gian chế tạo bị kéo dài, giá thành sản xuất cũng như chi phí bảo dưỡng cũng tăng cao vượt trội so với các loại xe tăng thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
So với những lợi thế hiếm hoi mà kiểu thiết kế này mang lại, có vẻ như những nhược điểm mà nó gây ra đã khiến không mấy quốc gia và không mấy loại xe tăng trên thế giới sử dụng kiểu thiết kế này. Tuy nhiên với K2 Báo Đen của Hàn quốc, đây vẫn là một điểm nhấn cực kỳ đáng tiền. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài hệ thống khung gầm có độ cơ động tuyệt vời, K2 Báo Đen của Hàn Quốc còn được trang bị hệ thốn nạp đạn tự động với tốc độ bắn lên tới tối đa 15 phát/phút. Hệ thống nạp đạn tự động cũng cho phép giảm thiểu kíp chiến đấu trên xe từ 4 xuống còn ba người. Nguồn ảnh: Sina.
Đáng tiếc là mẫu xe tăng Altay - loại xe tăng đắt nhất thế giới hiện nay do Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc hợp tác sản xuất vốn dựa trên thiết kế của K2 Báo Đen nhưng lại bị lược bỏ đi tính năng nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: Sina.
Hàn Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt các xe tăng K2 Black Panther từ năm 2013 và chia làm ba lô với lô đầu tiên 100 chiếc đã hoàn thiện, đang phục vụ trong biên chế, lô thứ hai 106 chiếc đang hoàn thiện và lô thứ ba với 100 chiếc sẽ được hoàn thiện trong tương lai cùng với 14 chiếc "sơ cua" để thử nghiệm và huấn luyện, tổng cộng 320 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng K2 Báo Đen của Hàn Quốc.