Iraq đã tiến hành nâng cấp số xe tăng hiện có T-54 của họ thành xe tăng Al Kafil-1 dưới sự giúp đỡ kỹ thuật từ Trung Quốc. Đây cũng là xe tăng chiến đấu nội địa đầu tiên được đưa vào biên chế, kể từ khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussein và cuộc xâm lược do Mỹ đứng đầu năm 2003. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: MilitarywatchmagazineTheo những thông tin được công khai, xe tăng Al Kafil-1 là phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-54 và T-59. Xe tăng T-54 được Liên Xô sản xuất từ năm 1949, sau đó chuyển giao cho Trung Quốc sản xuất năm 1959; đây là loại xe tăng thế hệ 2 được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Quân đội Iraq dưới thời Tổng thống Saddam Hussein đã được trang bị rất nhiều xe tăng loại này. Ảnh: Xe tăng T-54 - Nguồn: Wikipedia.Mặc dù xe tăng T-54/59 hiện không còn đáp ứng được yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại, nhưng xe tăng T-54/59 có ưu điểm là tiêu thụ nhiên liệu thấp và bảo trì dễ dàng, và nó vẫn hiệu quả trong việc duy trì an ninh trong nước hoặc chống lại phiến quân. Ảnh: Xe tăng T-59 - Nguồn: Wikipedia.Chưa rõ Al Kafil-1 của Iraq sau khi nâng cấp có sức mạnh thế nào, nhưng quan sát bên ngoài, thấy Al Kafil-1 được trang bị một tháp pháo mới, hai bên sườn tháp pháo và hông xe được lắp thêm giáp phản ứng nổ, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất bảo vệ và hệ thống phóng đạn mồi bẫy. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: MilitarywatchmagazineVề vũ khí, khẩu 12,7 mm truyền thống trên xe T-54 được thay thế bằng một trạm vũ khí tự động với súng máy hạng nặng; về pháo chính, khẩu pháo DT-100 nguyên thủy của xe vẫn được giữ nguyên, nhưng được bổ sung ốp bọc nòng, giúp nòng pháo ít bị biến dạng khi bắn liên tục. Ảnh: Pháo và trạm vũ khí tự động của xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: MilitarywatchmagazineNếu được trang bị đạn xuyên giáp hiện đại (có thể do Trung Quốc cung cấp), pháo D-10T vẫn có thể tiêu diệt được xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại. Quan sát trên ảnh thấy Al Kafil-1 được trang bị kính ngắm mới, gắn liền với pháo chính; khả năng đây sẽ kết hợp với máy đo cự ly laser và máy tính đường đạn. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: MilitarywatchmagazineHiện tại vẫn còn hơn 2.000 xe tăng T-54 vẫn đang được sử dụng trong cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria, và Quân đội Syria đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Triều Tiên để nâng cấp số xe tăng này, bao gồm trang bị máy đo khoảng cách laser, áo giáp mới và cảm biến tiên tiến và nâng cấp xe tăng để giúp nó sống sót tốt hơn. Ảnh: Xe tăng T-54 trong cuộc nội chiến Syria - Nguồn: PinterestHiện nay trong Quân đội Iraq có nhiều mẫu xe tăng, chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là số T-54/59 và T-72 được trang bị dưới thời Tổng thống Saddam Hussein; gần đây Iraq nhập thêm một số T-90MS từ Nga. Ảnh: Xe tăng T-90MS của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.Sau khi Tổng thống Saddam Hussein bị Mỹ lật đổ năm 2003, Quân đội Iraq đã được Mỹ giúp tái trang bị lại, trong đó trang bị rộng rãi xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams; tuy nhiên qua cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo tự xưng IS năm 2014, số M1A1 tỏ ra không hiệu quả. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.Xe tăng M1A1 của Mỹ không được tối ưu hóa tốt trong điều kiện sa mạc, yêu cầu bảo dưỡng và tiêu thụ nhiên liệu của nó rất cao; cùng với đó là sử dụng phức tạp, không giống như dòng xe tăng của Nga; do vậy sau một thời gian sử dụng, xe tăng M1A1 đã bị Quân đội Iraq dần loại bỏ. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.Một lý do nữa mà Quân đội Iraq cũng không mặn mà với vũ khí của Mỹ cũng có thể là lý do chính trị; trong thời gian chiếm đóng Iraq, quân đội Iraq phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vũ khí và trang thiết bị do Mỹ cung cấp; tuy nhiên về sau này, các lực lượng vũ trang Iraq đã nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí phương Tây bằng cách mua vũ khí từ Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.Nếu Iraq sản xuất hàng loạt xe tăng Al Kafil-1, những chiếc xe tăng này có thể được sử dụng với số lượng lớn trong lực lượng dân quân và quân đội chính quy, và sẽ giúp lực lượng vũ trang Iraq tăng nhanh số lượng xe tăng trong quân đội của họ, để tạo thế cân bằng với các quốc gia trong khu vực. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: Militarywatchmagazine Video SFW: Vũ khí diệt gọn 1 sư đoàn xe tăng trong tích tắc - Nguồn: QPVN
Iraq đã tiến hành nâng cấp số xe tăng hiện có T-54 của họ thành xe tăng Al Kafil-1 dưới sự giúp đỡ kỹ thuật từ Trung Quốc. Đây cũng là xe tăng chiến đấu nội địa đầu tiên được đưa vào biên chế, kể từ khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussein và cuộc xâm lược do Mỹ đứng đầu năm 2003. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: Militarywatchmagazine
Theo những thông tin được công khai, xe tăng Al Kafil-1 là phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-54 và T-59. Xe tăng T-54 được Liên Xô sản xuất từ năm 1949, sau đó chuyển giao cho Trung Quốc sản xuất năm 1959; đây là loại xe tăng thế hệ 2 được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Quân đội Iraq dưới thời Tổng thống Saddam Hussein đã được trang bị rất nhiều xe tăng loại này. Ảnh: Xe tăng T-54 - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù xe tăng T-54/59 hiện không còn đáp ứng được yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại, nhưng xe tăng T-54/59 có ưu điểm là tiêu thụ nhiên liệu thấp và bảo trì dễ dàng, và nó vẫn hiệu quả trong việc duy trì an ninh trong nước hoặc chống lại phiến quân. Ảnh: Xe tăng T-59 - Nguồn: Wikipedia.
Chưa rõ Al Kafil-1 của Iraq sau khi nâng cấp có sức mạnh thế nào, nhưng quan sát bên ngoài, thấy Al Kafil-1 được trang bị một tháp pháo mới, hai bên sườn tháp pháo và hông xe được lắp thêm giáp phản ứng nổ, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất bảo vệ và hệ thống phóng đạn mồi bẫy. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: Militarywatchmagazine
Về vũ khí, khẩu 12,7 mm truyền thống trên xe T-54 được thay thế bằng một trạm vũ khí tự động với súng máy hạng nặng; về pháo chính, khẩu pháo DT-100 nguyên thủy của xe vẫn được giữ nguyên, nhưng được bổ sung ốp bọc nòng, giúp nòng pháo ít bị biến dạng khi bắn liên tục. Ảnh: Pháo và trạm vũ khí tự động của xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: Militarywatchmagazine
Nếu được trang bị đạn xuyên giáp hiện đại (có thể do Trung Quốc cung cấp), pháo D-10T vẫn có thể tiêu diệt được xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại. Quan sát trên ảnh thấy Al Kafil-1 được trang bị kính ngắm mới, gắn liền với pháo chính; khả năng đây sẽ kết hợp với máy đo cự ly laser và máy tính đường đạn. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: Militarywatchmagazine
Hiện tại vẫn còn hơn 2.000 xe tăng T-54 vẫn đang được sử dụng trong cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria, và Quân đội Syria đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Triều Tiên để nâng cấp số xe tăng này, bao gồm trang bị máy đo khoảng cách laser, áo giáp mới và cảm biến tiên tiến và nâng cấp xe tăng để giúp nó sống sót tốt hơn. Ảnh: Xe tăng T-54 trong cuộc nội chiến Syria - Nguồn: Pinterest
Hiện nay trong Quân đội Iraq có nhiều mẫu xe tăng, chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là số T-54/59 và T-72 được trang bị dưới thời Tổng thống Saddam Hussein; gần đây Iraq nhập thêm một số T-90MS từ Nga. Ảnh: Xe tăng T-90MS của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi Tổng thống Saddam Hussein bị Mỹ lật đổ năm 2003, Quân đội Iraq đã được Mỹ giúp tái trang bị lại, trong đó trang bị rộng rãi xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams; tuy nhiên qua cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo tự xưng IS năm 2014, số M1A1 tỏ ra không hiệu quả. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.
Xe tăng M1A1 của Mỹ không được tối ưu hóa tốt trong điều kiện sa mạc, yêu cầu bảo dưỡng và tiêu thụ nhiên liệu của nó rất cao; cùng với đó là sử dụng phức tạp, không giống như dòng xe tăng của Nga; do vậy sau một thời gian sử dụng, xe tăng M1A1 đã bị Quân đội Iraq dần loại bỏ. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.
Một lý do nữa mà Quân đội Iraq cũng không mặn mà với vũ khí của Mỹ cũng có thể là lý do chính trị; trong thời gian chiếm đóng Iraq, quân đội Iraq phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vũ khí và trang thiết bị do Mỹ cung cấp; tuy nhiên về sau này, các lực lượng vũ trang Iraq đã nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí phương Tây bằng cách mua vũ khí từ Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Quân đội Iraq - Nguồn: Wikipedia.
Nếu Iraq sản xuất hàng loạt xe tăng Al Kafil-1, những chiếc xe tăng này có thể được sử dụng với số lượng lớn trong lực lượng dân quân và quân đội chính quy, và sẽ giúp lực lượng vũ trang Iraq tăng nhanh số lượng xe tăng trong quân đội của họ, để tạo thế cân bằng với các quốc gia trong khu vực. Ảnh: Xe tăng Al Kafil-1 - Nguồn: Militarywatchmagazine
Video SFW: Vũ khí diệt gọn 1 sư đoàn xe tăng trong tích tắc - Nguồn: QPVN