Là một trong những dòng xe cứu hộ tăng lớn nhất hiện nay, xe thiết giáp cứu hộ M88 được ra đời từ năm 1961 và có giá khoảng 2 triệu USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.Loại phương tiện cứu hộ này đã được Mỹ sử dụng ở nhiều cuộc chiến tranh suốt từ những năm 60 của thế kỷ trước tới nay, trong đó có cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vùng Vịnh, cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Nguồn ảnh: Was.Được xây dựng dựa trên khung gầm của xe tăng M60, thiết giáp cứu hộ M88 có phần thân được làm lại dựa trên hệ thống dẫn động của M60 Patton. Phiên bản M88A1 được sử dụng từ năm 1977 trong khi đó tới năm 1997, phiên bản M88A2 bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Flickr.Có trọng lượng lên tới 50 tấn, thiết giáp cứu hộ M88 dài 8,27 mét, rộng 3,43 mét và cao 3,12 mét. Loại thiết giáp cứu hộ này đòi hỏi kíp điều khiển có 3 người trong đó có một lái chính, một trưởng xa và một người điều khiển cần cẩu. Nguồn ảnh: Flickr.M88 được bọc thép dày nhất 30 mm, đủ để nó chống chịu lại hoả lực bộ binh thông thường. Tuy nhiên với hoả lực súng chống tăng hoặc súng phóng lựu, chắc chắn chiếc M88 sẽ bị vô hiệu hoá chỉ với một phát bắn. Nguồn ảnh: Flickr.Phiên bản M88 ban đầu sử dụng động cơ 750 mã lực, trong khi đó phiên bản M88A2 được nâng cấp động cơ lên tới 1050 mã lực kèm theo đó là hộp số hai đĩa với ba số tiến và một số lùi. Nguồn ảnh: Flickr.Hệ thống tời kéo trên thiết giáp M88 có khả năng kéo tới 70 tấn - đủ sức để cứu hộ mọi loại xe tăng trên thế giới hiện nay. Trong trường hợp 70 tấn là chưa đủ, hệ thống tời còn có thể triển khai theo kiểu ròng rọc với sức kéo tăng lên gấp đôi - tương đương 140 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.Được thiết kế làm nhiệm vụ cứu hộ, thiết giáp M88 không có khả năng di chuyển ở tốc độ cao. Tốc độ tối đa mà nó có thể đạt được chỉ vào khoảng 40 km/h khi di chuyển trên đường bằng và dự trữ hành trình vào khoảng 400 km. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới tận thời điểm hiện tại nghĩa là sau hơn 50 năm phục vụ, thiết giáp cứu hộ M88 vẫn là một trong những loại thiết giáp cứu hộ chủ lực của Mỹ. Có thể nói, bất cứ nơi nào xuất hiện xe tăng Mỹ, nơi đó cũng xuất hiện thiết giáp cứu hộ M88. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại trên thế giới đang có khoảng hơn 30 quốc gia sử dụng loại thiết giáp cứu hộ này. Trong đó có cả láng giềng của Việt Nam là Thái Lan với khoảng 28 chiếc M88 các phiên bản phục vụ trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh xe tăng M1 Abrams của Mỹ - khách hàng quen thuộc của thiết giáp cứu hộ M88.
Là một trong những dòng xe cứu hộ tăng lớn nhất hiện nay, xe thiết giáp cứu hộ M88 được ra đời từ năm 1961 và có giá khoảng 2 triệu USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Loại phương tiện cứu hộ này đã được Mỹ sử dụng ở nhiều cuộc chiến tranh suốt từ những năm 60 của thế kỷ trước tới nay, trong đó có cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vùng Vịnh, cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Nguồn ảnh: Was.
Được xây dựng dựa trên khung gầm của xe tăng M60, thiết giáp cứu hộ M88 có phần thân được làm lại dựa trên hệ thống dẫn động của M60 Patton. Phiên bản M88A1 được sử dụng từ năm 1977 trong khi đó tới năm 1997, phiên bản M88A2 bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Flickr.
Có trọng lượng lên tới 50 tấn, thiết giáp cứu hộ M88 dài 8,27 mét, rộng 3,43 mét và cao 3,12 mét. Loại thiết giáp cứu hộ này đòi hỏi kíp điều khiển có 3 người trong đó có một lái chính, một trưởng xa và một người điều khiển cần cẩu. Nguồn ảnh: Flickr.
M88 được bọc thép dày nhất 30 mm, đủ để nó chống chịu lại hoả lực bộ binh thông thường. Tuy nhiên với hoả lực súng chống tăng hoặc súng phóng lựu, chắc chắn chiếc M88 sẽ bị vô hiệu hoá chỉ với một phát bắn. Nguồn ảnh: Flickr.
Phiên bản M88 ban đầu sử dụng động cơ 750 mã lực, trong khi đó phiên bản M88A2 được nâng cấp động cơ lên tới 1050 mã lực kèm theo đó là hộp số hai đĩa với ba số tiến và một số lùi. Nguồn ảnh: Flickr.
Hệ thống tời kéo trên thiết giáp M88 có khả năng kéo tới 70 tấn - đủ sức để cứu hộ mọi loại xe tăng trên thế giới hiện nay. Trong trường hợp 70 tấn là chưa đủ, hệ thống tời còn có thể triển khai theo kiểu ròng rọc với sức kéo tăng lên gấp đôi - tương đương 140 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thiết kế làm nhiệm vụ cứu hộ, thiết giáp M88 không có khả năng di chuyển ở tốc độ cao. Tốc độ tối đa mà nó có thể đạt được chỉ vào khoảng 40 km/h khi di chuyển trên đường bằng và dự trữ hành trình vào khoảng 400 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới tận thời điểm hiện tại nghĩa là sau hơn 50 năm phục vụ, thiết giáp cứu hộ M88 vẫn là một trong những loại thiết giáp cứu hộ chủ lực của Mỹ. Có thể nói, bất cứ nơi nào xuất hiện xe tăng Mỹ, nơi đó cũng xuất hiện thiết giáp cứu hộ M88. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại trên thế giới đang có khoảng hơn 30 quốc gia sử dụng loại thiết giáp cứu hộ này. Trong đó có cả láng giềng của Việt Nam là Thái Lan với khoảng 28 chiếc M88 các phiên bản phục vụ trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh xe tăng M1 Abrams của Mỹ - khách hàng quen thuộc của thiết giáp cứu hộ M88.