Khu vực miền Đông Ukraine bắt đầu rơi vào trạng thái bất ổn kể từ năm 2014. Cho tới thời điểm hiện tại, khu vực này không khác gì một "bãi chiến trường", với hàng nghìn xác xe tăng, thiết giáp các loại.Những loại tăng thiết giáp bị hư hại trong chiến đấu, hay chỉ đơn giản là hỏng hóc không thể rút lui kịp, đều bị bỏ lại tại trận tuyến.Với tình hình bất ổn ở khu vực này cho tới tận thời điểm hiện tại, việc di rời và dọn dẹp hàng nghìn tấn sắt vụn này dường như chưa được tính toán tới.Tất cả các bên liên quan, tham chiến ở khu vực miền Đông Ukraine, đều sử dụng phần lớn các loại vũ khí có từ thời Liên Xô.Trong đó bao gồm các loại xe tăng T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP hay xe thiết giáp chở quân BTR."Nấm mồ" cho thiết giáp ở miền Đông Ukraine, cũng khiến nhiều người phải suy nghĩ về vai trò của các loại tăng - thiết giáp trong các cuộc xung đột ở thời điểm hiện tại.Từ Azerbaijan cho tới Ukraine, người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, xe tăng hay thiết giáp ngày nay, rất dễ bị khắc chế trên chiến trường, bằng nhiều loại vũ khí rẻ tiền hơn.Đơn cử như việc sử dụng máy bay không người lái để trinh sát vị trí, hay thậm chí trực tiếp tấn công bằng UAV, khiến các xe tăng, thiết giáp trở thành "cá nằm trong chậu".Với các loại vũ khí chống tăng cá nhân thông thường, việc tấn công và tiêu diệt một chiếc xe tăng trị giá vài triệu USD, cũng tỏ ra khá đơn giản, nhất là khi những xe tăng, thiết giáp này di chuyển không có bộ binh tùng thiết.Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đã có rất nhiều xe tăng của Nga, bị tiêu diệt chỉ bằng những đội chống tăng Ukraine đánh theo kiểu du kích.Một đặc điểm dễ nhận thấy của các xe tăng Nga khi chúng bị phá hủy, đó là thường chúng sẽ bị thổi bay tháp pháo.Do kết cấu của xe tăng Nga, đặt toàn bộ đạn dự trữ ngay dưới tháp pháo, nên khi chỗ đạn dự trữ này bị nổ, chiếc xe tăng về cơ bản sẽ bị "thổi bay" từ bên trong, khiến tháp pháo tung ra ngoài.Trong trường hợp này, kíp lái khó có cơ hội sống sót, nếu không kịp thoát ra ngoài xe tăng trước khi toàn bộ chỗ đạn dự trữ phát nổ dây chuyền.Các xe tăng của Mỹ lại không gặp tình trạng này, do hầm chứa đạn được đặt cách ly với khoang trong của xe tăng. Thậm chí khi xe tăng M1 Abrams bị nổ thùng chứa đạn, kíp lái bên trong vẫn có thể an toàn.
Khu vực miền Đông Ukraine bắt đầu rơi vào trạng thái bất ổn kể từ năm 2014. Cho tới thời điểm hiện tại, khu vực này không khác gì một "bãi chiến trường", với hàng nghìn xác xe tăng, thiết giáp các loại.
Những loại tăng thiết giáp bị hư hại trong chiến đấu, hay chỉ đơn giản là hỏng hóc không thể rút lui kịp, đều bị bỏ lại tại trận tuyến.
Với tình hình bất ổn ở khu vực này cho tới tận thời điểm hiện tại, việc di rời và dọn dẹp hàng nghìn tấn sắt vụn này dường như chưa được tính toán tới.
Tất cả các bên liên quan, tham chiến ở khu vực miền Đông Ukraine, đều sử dụng phần lớn các loại vũ khí có từ thời Liên Xô.
Trong đó bao gồm các loại xe tăng T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP hay xe thiết giáp chở quân BTR.
"Nấm mồ" cho thiết giáp ở miền Đông Ukraine, cũng khiến nhiều người phải suy nghĩ về vai trò của các loại tăng - thiết giáp trong các cuộc xung đột ở thời điểm hiện tại.
Từ Azerbaijan cho tới Ukraine, người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, xe tăng hay thiết giáp ngày nay, rất dễ bị khắc chế trên chiến trường, bằng nhiều loại vũ khí rẻ tiền hơn.
Đơn cử như việc sử dụng máy bay không người lái để trinh sát vị trí, hay thậm chí trực tiếp tấn công bằng UAV, khiến các xe tăng, thiết giáp trở thành "cá nằm trong chậu".
Với các loại vũ khí chống tăng cá nhân thông thường, việc tấn công và tiêu diệt một chiếc xe tăng trị giá vài triệu USD, cũng tỏ ra khá đơn giản, nhất là khi những xe tăng, thiết giáp này di chuyển không có bộ binh tùng thiết.
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đã có rất nhiều xe tăng của Nga, bị tiêu diệt chỉ bằng những đội chống tăng Ukraine đánh theo kiểu du kích.
Một đặc điểm dễ nhận thấy của các xe tăng Nga khi chúng bị phá hủy, đó là thường chúng sẽ bị thổi bay tháp pháo.
Do kết cấu của xe tăng Nga, đặt toàn bộ đạn dự trữ ngay dưới tháp pháo, nên khi chỗ đạn dự trữ này bị nổ, chiếc xe tăng về cơ bản sẽ bị "thổi bay" từ bên trong, khiến tháp pháo tung ra ngoài.
Trong trường hợp này, kíp lái khó có cơ hội sống sót, nếu không kịp thoát ra ngoài xe tăng trước khi toàn bộ chỗ đạn dự trữ phát nổ dây chuyền.
Các xe tăng của Mỹ lại không gặp tình trạng này, do hầm chứa đạn được đặt cách ly với khoang trong của xe tăng. Thậm chí khi xe tăng M1 Abrams bị nổ thùng chứa đạn, kíp lái bên trong vẫn có thể an toàn.