Người giữ kỷ lục là xạ thủ phòng không thế giới, 50 năm nay chưa bị xô đổ, đó là ông Hoàng Văn Quyết (1952-1992) người dân tộc Tày, quê xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.Ông Hoàng Văn Quyết nhập ngũ năm 1971, phục vụ trong quân đội đến năm 1992, ông được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976.Cấp bậc cao nhất trong Quân đội của ông Quyết là Thiếu tá (phong năm 1988). Ông đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công (hạng Ba); 13 lần phong danh hiệu "Dũng sĩ diệt máy bay".Anh hùng LLVT Hoàng Văn Quyết đã bắn rơi 16 máy bay các kiểu loại, trong đó có 12 chiếc rơi tại chỗ. Đây là kỳ tích đến nay, chưa có cá nhân nào trên thế giới có thể làm được.Tiểu đoàn Tên lửa phòng không vác vai 172 nơi ông chiến đấu, được thành lập năm 1972, được trang bị loại tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 (có nghĩa là mũi tên) của Liên Xô, và được gọi với cái tên Việt Nam là tên lửa A-72.Tên lửa phòng không A-72 với đặc điểm gọn nhẹ, dễ cơ động, khả năng sát thương cao, đã trở thành "sát thủ" của máy bay tầm thấp, đặc biệt là máy bay ném bom bổ nhào, máy bay vận tải và trực thăng.Sau vài tháng được trực tiếp huấn luyện cấp tốc, bởi các chuyên gia Liên Xô, những người lính của Tiểu đoàn 172 hành quân vượt Trường Sơn; ngay sau khi đặt chân đến chiến trường, những người lính tên lửa A-72 đã trở thành nỗi "kinh hoàng" của không quân đối phương.Theo một nguồn tin thống kê trong 3 năm (1972-1975), Tiểu đoàn 172 đã bắn rơi được 157 máy bay địch; trong đó có hàng chục xạ thủ hạ được 4 máy bay trở lên, xạ thủ "năng suất" nhất hạ tới 16 máy bay, đó là AHLLVT Hoàng Văn Quyết.Từ năm 1972 đến tháng 4/1975, ông Hoàng Văn Quyết là Chuẩn úy, trung đội trưởng trung đội tên lửa A-72, thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Sư đoàn 367, tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam.Số máy bay bị bị ông bắn hạ gồm 9 loại: F-5 (tiêm kích hiện đại hàng đầu lúc đó), A-37 (cường kích), AD-6 (phiên bản hiện đại nhất thời điểm đó của Douglas A-1 với biệt danh “Không Tặc” - “Skyraider”), L-19 (trinh sát cơ hiện đại vào thời điểm đó).Danh sách máy bay bị ông bắn hạ còn có cả máy bay C-130 (vận tải cơ kiêm cường kích chiến lược, hiện vẫn thuộc hàng hiện đại và có độ tin cậy cao nhất trong dòng vận tải và cường kích hạng trung trên thế giới ), C-123 (vận tải cơ hạng trung).Loại máy bay mà ông bắn hạ nhiều nhất là trực thăng, trong đó có UH-1A (trực thăng vận tải kiêm vũ trang, loại trực thăng hiện đại nhất khi đó), CH-47 (trực thăng vận tải hạng nặng 2 động cơ, có thể chở xe bọc thép, một khẩu đội pháo 155ly hay một chiếc F-16, vẫn là hàng tốt nhất hiện nay trên thế giới).Ngày 23/9/1972, ông bắn rơi tại chỗ 1 chiếc CH-47 (trực thăng vận tải hạng nặng) chở khoảng 30 lính trên máy bay. Có 3 trận, mỗi trận bắn rơi 2 máy bay là: Củ Chi (tháng 10/1972), Bù Bông (tháng 12/1973) và Đức Huệ (tháng 4/1974).Mặc dù tên lửa A72 được trang bị cho Tiểu đoàn 172 khi đó là loại tên lửa hế hệ đầu, nên có nhược điểm lớn là đầu dò hồng ngoại của nó rất dễ bị đánh lừa bởi mồi bẫy pháo sáng. Nhưng với trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, những người lính Tiểu đoàn 172 đã đạt hiệu suất tiêu diệt 37,5%, cao hơn so với tính toán thiết kế là 30%.Ông Hoàng Văn Quyết là người sử dụng tên lửa phòng không vác vai, loại vũ khí cá nhân uy lực, phổ biến trong chiến tranh hiện đại, chiến đấu đạt hiệu suất cao nhất trên chiến trường Việt Nam và giữ kỷ lục thế giới cho đến thời điểm hiện tại và khó có khả năng bị xô đổ. Nguồn ảnh: TL. Tên lửa A-72 tới nay vẫn tiếp tục được Việt Nam nâng cấp và sử dụng. Nguồn: QPVN.
Người giữ kỷ lục là xạ thủ phòng không thế giới, 50 năm nay chưa bị xô đổ, đó là ông Hoàng Văn Quyết (1952-1992) người dân tộc Tày, quê xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Ông Hoàng Văn Quyết nhập ngũ năm 1971, phục vụ trong quân đội đến năm 1992, ông được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976.
Cấp bậc cao nhất trong Quân đội của ông Quyết là Thiếu tá (phong năm 1988). Ông đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công (hạng Ba); 13 lần phong danh hiệu "Dũng sĩ diệt máy bay".
Anh hùng LLVT Hoàng Văn Quyết đã bắn rơi 16 máy bay các kiểu loại, trong đó có 12 chiếc rơi tại chỗ. Đây là kỳ tích đến nay, chưa có cá nhân nào trên thế giới có thể làm được.
Tiểu đoàn Tên lửa phòng không vác vai 172 nơi ông chiến đấu, được thành lập năm 1972, được trang bị loại tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 (có nghĩa là mũi tên) của Liên Xô, và được gọi với cái tên Việt Nam là tên lửa A-72.
Tên lửa phòng không A-72 với đặc điểm gọn nhẹ, dễ cơ động, khả năng sát thương cao, đã trở thành "sát thủ" của máy bay tầm thấp, đặc biệt là máy bay ném bom bổ nhào, máy bay vận tải và trực thăng.
Sau vài tháng được trực tiếp huấn luyện cấp tốc, bởi các chuyên gia Liên Xô, những người lính của Tiểu đoàn 172 hành quân vượt Trường Sơn; ngay sau khi đặt chân đến chiến trường, những người lính tên lửa A-72 đã trở thành nỗi "kinh hoàng" của không quân đối phương.
Theo một nguồn tin thống kê trong 3 năm (1972-1975), Tiểu đoàn 172 đã bắn rơi được 157 máy bay địch; trong đó có hàng chục xạ thủ hạ được 4 máy bay trở lên, xạ thủ "năng suất" nhất hạ tới 16 máy bay, đó là AHLLVT Hoàng Văn Quyết.
Từ năm 1972 đến tháng 4/1975, ông Hoàng Văn Quyết là Chuẩn úy, trung đội trưởng trung đội tên lửa A-72, thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Sư đoàn 367, tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam.
Số máy bay bị bị ông bắn hạ gồm 9 loại: F-5 (tiêm kích hiện đại hàng đầu lúc đó), A-37 (cường kích), AD-6 (phiên bản hiện đại nhất thời điểm đó của Douglas A-1 với biệt danh “Không Tặc” - “Skyraider”), L-19 (trinh sát cơ hiện đại vào thời điểm đó).
Danh sách máy bay bị ông bắn hạ còn có cả máy bay C-130 (vận tải cơ kiêm cường kích chiến lược, hiện vẫn thuộc hàng hiện đại và có độ tin cậy cao nhất trong dòng vận tải và cường kích hạng trung trên thế giới ), C-123 (vận tải cơ hạng trung).
Loại máy bay mà ông bắn hạ nhiều nhất là trực thăng, trong đó có UH-1A (trực thăng vận tải kiêm vũ trang, loại trực thăng hiện đại nhất khi đó), CH-47 (trực thăng vận tải hạng nặng 2 động cơ, có thể chở xe bọc thép, một khẩu đội pháo 155ly hay một chiếc F-16, vẫn là hàng tốt nhất hiện nay trên thế giới).
Ngày 23/9/1972, ông bắn rơi tại chỗ 1 chiếc CH-47 (trực thăng vận tải hạng nặng) chở khoảng 30 lính trên máy bay. Có 3 trận, mỗi trận bắn rơi 2 máy bay là: Củ Chi (tháng 10/1972), Bù Bông (tháng 12/1973) và Đức Huệ (tháng 4/1974).
Mặc dù tên lửa A72 được trang bị cho Tiểu đoàn 172 khi đó là loại tên lửa hế hệ đầu, nên có nhược điểm lớn là đầu dò hồng ngoại của nó rất dễ bị đánh lừa bởi mồi bẫy pháo sáng. Nhưng với trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, những người lính Tiểu đoàn 172 đã đạt hiệu suất tiêu diệt 37,5%, cao hơn so với tính toán thiết kế là 30%.
Ông Hoàng Văn Quyết là người sử dụng tên lửa phòng không vác vai, loại vũ khí cá nhân uy lực, phổ biến trong chiến tranh hiện đại, chiến đấu đạt hiệu suất cao nhất trên chiến trường Việt Nam và giữ kỷ lục thế giới cho đến thời điểm hiện tại và khó có khả năng bị xô đổ. Nguồn ảnh: TL.
Tên lửa A-72 tới nay vẫn tiếp tục được Việt Nam nâng cấp và sử dụng. Nguồn: QPVN.