Theo các thanh tra về an toàn của Không quân Mỹ, có khoảng 60 chiếc C-130H Hercules đã buộc phải ngừng hoạt động để kiểm tra, thay thế các cánh quạt của động cơ. Theo các thanh tra về an toàn, những chiếc cánh quạt này có thể gây ra thảm họa bởi chúng đều được sản xuất trước năm 1971. Nguồn ảnh: Forcetimes.Theo thông tin được tờ Business Insider đăng tải, toàn bộ 60 máy bay C-130H này đều được sản xuất trước năm 1971 và có tỷ lệ bị lỗi cao hơn nhiều so với các máy bay C-130H có động cơ được ra đời sau năm này. Nguồn ảnh: Forcetimes.Lỗi của những chiếc cánh quạt trên C-130H được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc khiến 15 binh sỹ thủy quân lục chiến Mỹ và một lính hải quân thiệt mạng vào năm 2017, nhưng phải tới đầu năm nay, phía Không quân Mỹ mới chính thức đưa ra kết luận điều tra. Nguồn ảnh: Forcetimes.Điều đáng nói đó là trong vụ tai nạn năm 2017, chiếc vận tải cơ được sử dụng lại là KC-130T chứ không phải C-130H. Nguồn ảnh: Forcetimes.Tuy nhiên phía Không quân Mỹ lại không trả lời cho câu hỏi liệu có số lượng lớn KC-130T cũng bị ảnh hưởng bởi việc thay thế động cơ này hay không và nếu có thì bao giờ các máy bay KC-130T sẽ được chỉnh sửa lại hoặc thay thế động cơ. Nguồn ảnh: Forcetimes. Máy bay vận tải C-130H được bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 1964 và các máy bay thuộc loại này được sản xuất liên tục từ đầu thập niên 60 cho tới năm 1996 trước khi dây chuyền bị ngừng sản xuất. Nguồn ảnh: Forcetimes.So với các phiên bản trước, phiên bản C-130H có động cơ được cải tiến, kiểu dáng cánh được nâng cấp cho nó khả năng khí động học tốt hơn cũng như khả năng thăng bằng được cải thiện kể cả khi máy bay chở không đầy tải. Nguồn ảnh: Forcetimes.Từ năm 1992 tới năm 1996, phiên bản C-130H được sản xuất mang mã C-130H3. Trong đó số "3" được đại diện cho phiên bản nâng cấp C-130H lần thứ ba. Phiên bản hiện đại nhất của C-130H này có trang bị hệ thống radar hiện địa hơn, hệ thống nhìn đêm cùng với hệ thống phòng thủ có khả năng cảnh báo sớm tên lửa. Nguồn ảnh: Forcetimes.C-130H cũng được xuất khẩu sang Anh với tên mã C-130K và tới nay vẫn được Không quân Hoàng gia Anh sử dụng như một loại vận tải cơ chiến lược. Nguồn ảnh: Forcetimes. Mời độc giả xem Video: Kỹ năng đặc biệt của C-130 đó là hạ cánh trên mọi nền đất "tương đối bằng phẳng" chứ không cần sân bay.
Theo các thanh tra về an toàn của Không quân Mỹ, có khoảng 60 chiếc C-130H Hercules đã buộc phải ngừng hoạt động để kiểm tra, thay thế các cánh quạt của động cơ. Theo các thanh tra về an toàn, những chiếc cánh quạt này có thể gây ra thảm họa bởi chúng đều được sản xuất trước năm 1971. Nguồn ảnh: Forcetimes.
Theo thông tin được tờ Business Insider đăng tải, toàn bộ 60 máy bay C-130H này đều được sản xuất trước năm 1971 và có tỷ lệ bị lỗi cao hơn nhiều so với các máy bay C-130H có động cơ được ra đời sau năm này. Nguồn ảnh: Forcetimes.
Lỗi của những chiếc cánh quạt trên C-130H được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc khiến 15 binh sỹ thủy quân lục chiến Mỹ và một lính hải quân thiệt mạng vào năm 2017, nhưng phải tới đầu năm nay, phía Không quân Mỹ mới chính thức đưa ra kết luận điều tra. Nguồn ảnh: Forcetimes.
Điều đáng nói đó là trong vụ tai nạn năm 2017, chiếc vận tải cơ được sử dụng lại là KC-130T chứ không phải C-130H. Nguồn ảnh: Forcetimes.
Tuy nhiên phía Không quân Mỹ lại không trả lời cho câu hỏi liệu có số lượng lớn KC-130T cũng bị ảnh hưởng bởi việc thay thế động cơ này hay không và nếu có thì bao giờ các máy bay KC-130T sẽ được chỉnh sửa lại hoặc thay thế động cơ. Nguồn ảnh: Forcetimes.
Máy bay vận tải C-130H được bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 1964 và các máy bay thuộc loại này được sản xuất liên tục từ đầu thập niên 60 cho tới năm 1996 trước khi dây chuyền bị ngừng sản xuất. Nguồn ảnh: Forcetimes.
So với các phiên bản trước, phiên bản C-130H có động cơ được cải tiến, kiểu dáng cánh được nâng cấp cho nó khả năng khí động học tốt hơn cũng như khả năng thăng bằng được cải thiện kể cả khi máy bay chở không đầy tải. Nguồn ảnh: Forcetimes.
Từ năm 1992 tới năm 1996, phiên bản C-130H được sản xuất mang mã C-130H3. Trong đó số "3" được đại diện cho phiên bản nâng cấp C-130H lần thứ ba. Phiên bản hiện đại nhất của C-130H này có trang bị hệ thống radar hiện địa hơn, hệ thống nhìn đêm cùng với hệ thống phòng thủ có khả năng cảnh báo sớm tên lửa. Nguồn ảnh: Forcetimes.
C-130H cũng được xuất khẩu sang Anh với tên mã C-130K và tới nay vẫn được Không quân Hoàng gia Anh sử dụng như một loại vận tải cơ chiến lược. Nguồn ảnh: Forcetimes.
Mời độc giả xem Video: Kỹ năng đặc biệt của C-130 đó là hạ cánh trên mọi nền đất "tương đối bằng phẳng" chứ không cần sân bay.