C-130 là máy bay vận tải quân sự hạng trung nổi tiếng trên thế giới, được sản xuất từ những năm 1950 cho tới tận ngày nay, đây là mẫu máy bay đáng tin cậy, bền bỉ, khả năng không vận rất lớn đã chứng minh qua hầu hết các cuộc chiến trong thế kỷ 20-21. Giai đoạn 1979-1980, Việt Nam cũng đã sử dụng rất thành công một số máy bay vận tải C-130 chiến lợi phẩm năm 1975 cho cuộc chiến chống quân Khmer Đỏ. Ta khi đó không chỉ sử dụng C-130A cho nhiệm vụ vận tải chuyển quân, khí tài hạng nặng mà còn dùng để…ném bom.Chính vì vậy, việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương tạo điều kiện lớn cho Việt Nam tiếp cận dòng máy bay vận tải này. Hiện nay, C-130 vẫn còn đang được sản xuất với biến thể C-130J nhiều cải tiến hiện đại, chưa kể là còn hàng trăm chiếc C-130H đã qua sử dụng nằm trong các kho lưu trữ lâu dài của Quân đội Mỹ. Số máy bay đó có thể bán theo chương trình vũ khí thặng dư của Mỹ. Như trường hợp F-16 cũng tương tự.Tuy nhiên, việc cung cấp máy bay C-130 không hẳn là có thể thực hiện bởi tính năng “khủng” của loại máy bay này có thể khiến Quốc hội Mỹ không thông qua việc cung cấp tới Việt Nam. Khi mà hiện tại hai nước vẫn có những quan điểm không đồng thuận về một số vấn đề. Không chỉ với trường hợp C-130 mà còn nhiều loại vũ khí khác như F-16, F/A-18… Ngoài ra, ngay cả khi được cung cấp thì cái giá của nó cũng khiến ngân sách quốc gia đang phát triển phải e dè – lên tới 100-120 triệu USD/chiếc C-130J.Trong bối cảnh đó, Việt Nam thực ra vẫn có một giải pháp khác, không phải là hướng tới những chiếc CASA-295 mà là C-27J Spartan - phiên bản "thu nhỏ" của dòng máy bay C-130J hiện đại được sản xuất ở Italy, cung cấp cho quân đội hàng chục quốc gia ở Đông Âu.C-27J Spartan được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn Leonardo-Finmeccanica (Italy) từ cuối những năm 1990 với thiết kế khung thân giống với C-130J Super Hercules - phiên bản mới nhất hiện đại nhất dòng máy bay C-130, dùng chung hệ thống động cơ và hệ thống phụ. Nguyên mẫu C-27J bay thử lần đầu ngày 24/9/1999, 82 chiếc đã được sản xuất tính tới tháng 12/2015 và có giá cả phải chăng 53,3 triệu USD/chiếc.Thừa hưởng tính năng đa nhiệm của C-130J, C-27J Spartan cũng có khả năng tác chiến đa nhiệm, ngoài vai trò vận tải chuyển quân, hàng hóa, khí tài hạng nặng, nó cũng đang được phát triển thêm các phiên bản tấn công mặt đất, tác chiến điện tử, cảnh báo sớm...Kích thước và tính năng của C-27J bằng một nửa C-130, có thể chở một xe bọc thép khi cần. Ưu điểm của C-27J là khả năng thao diễn ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều "bất thường" với loại máy bay vận tải chiến thuật.Máy bay vận tải C-27J có chiều dài 22,7m, cao 9,64m, sải cánh 28,7m, trọng lượng rỗng 17 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 30,5 tấn. Thiết kế khoang hàng trên máy bay có chiều rộng 3,33m, cao 2,25m, tải trọng 11,5 tấn (lớn hơn một chút so với CASA-295).Cận cảnh khoang hàng máy bay vận tải C-27J Spartan có khả năng chở xe bọc thép như M113, HMMWV, AML-90...; 60 lính bộ binh hoặc 46 lính dù hoặc 36 cáng cứu thương với 6 bác sĩ.Cận cảnh buồng lái hiện đại của C-27J.Máy bay vận tải C-27J trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt Rolls-Royce AE2100-D2A công suất 4.640 mã lực cùng cánh quạt 6 lá Dowty cho tốc độ tối đa 602km/h, tốc độ hành trình 583km/h, tốc độ điều khiển thấp nhất là 194km/h, tầm bay 1.852km với tải trọng 10 tấn và tăng lên 4.260km với tải trọng 6 tấn.Rất đáng lưu ý là tốc độ thấp nhất mà C-27J có thể đạt được là 194km/h cùng khả năng thao diễn mạnh và tầm bay xa nếu bay không tải, điều này cho phép máy bay có thể tham gia hoạt động bay tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Mà hiện chúng ta đang rất cần những loại máy bay có tầm hoạt động xa, dự trữ hành trình lớn để phục vụ hoạt động bay biển.
C-130 là máy bay vận tải quân sự hạng trung nổi tiếng trên thế giới, được sản xuất từ những năm 1950 cho tới tận ngày nay, đây là mẫu máy bay đáng tin cậy, bền bỉ, khả năng không vận rất lớn đã chứng minh qua hầu hết các cuộc chiến trong thế kỷ 20-21. Giai đoạn 1979-1980, Việt Nam cũng đã sử dụng rất thành công một số máy bay vận tải C-130 chiến lợi phẩm năm 1975 cho cuộc chiến chống quân Khmer Đỏ. Ta khi đó không chỉ sử dụng C-130A cho nhiệm vụ vận tải chuyển quân, khí tài hạng nặng mà còn dùng để…ném bom.
Chính vì vậy, việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương tạo điều kiện lớn cho Việt Nam tiếp cận dòng máy bay vận tải này. Hiện nay, C-130 vẫn còn đang được sản xuất với biến thể C-130J nhiều cải tiến hiện đại, chưa kể là còn hàng trăm chiếc C-130H đã qua sử dụng nằm trong các kho lưu trữ lâu dài của Quân đội Mỹ. Số máy bay đó có thể bán theo chương trình vũ khí thặng dư của Mỹ. Như trường hợp F-16 cũng tương tự.
Tuy nhiên, việc cung cấp máy bay C-130 không hẳn là có thể thực hiện bởi tính năng “khủng” của loại máy bay này có thể khiến Quốc hội Mỹ không thông qua việc cung cấp tới Việt Nam. Khi mà hiện tại hai nước vẫn có những quan điểm không đồng thuận về một số vấn đề. Không chỉ với trường hợp C-130 mà còn nhiều loại vũ khí khác như F-16, F/A-18… Ngoài ra, ngay cả khi được cung cấp thì cái giá của nó cũng khiến ngân sách quốc gia đang phát triển phải e dè – lên tới 100-120 triệu USD/chiếc C-130J.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam thực ra vẫn có một giải pháp khác, không phải là hướng tới những chiếc CASA-295 mà là C-27J Spartan - phiên bản "thu nhỏ" của dòng máy bay C-130J hiện đại được sản xuất ở Italy, cung cấp cho quân đội hàng chục quốc gia ở Đông Âu.
C-27J Spartan được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn Leonardo-Finmeccanica (Italy) từ cuối những năm 1990 với thiết kế khung thân giống với C-130J Super Hercules - phiên bản mới nhất hiện đại nhất dòng máy bay C-130, dùng chung hệ thống động cơ và hệ thống phụ. Nguyên mẫu C-27J bay thử lần đầu ngày 24/9/1999, 82 chiếc đã được sản xuất tính tới tháng 12/2015 và có giá cả phải chăng 53,3 triệu USD/chiếc.
Thừa hưởng tính năng đa nhiệm của C-130J, C-27J Spartan cũng có khả năng tác chiến đa nhiệm, ngoài vai trò vận tải chuyển quân, hàng hóa, khí tài hạng nặng, nó cũng đang được phát triển thêm các phiên bản tấn công mặt đất, tác chiến điện tử, cảnh báo sớm...
Kích thước và tính năng của C-27J bằng một nửa C-130, có thể chở một xe bọc thép khi cần. Ưu điểm của C-27J là khả năng thao diễn ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều "bất thường" với loại máy bay vận tải chiến thuật.
Máy bay vận tải C-27J có chiều dài 22,7m, cao 9,64m, sải cánh 28,7m, trọng lượng rỗng 17 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 30,5 tấn. Thiết kế khoang hàng trên máy bay có chiều rộng 3,33m, cao 2,25m, tải trọng 11,5 tấn (lớn hơn một chút so với CASA-295).
Cận cảnh khoang hàng máy bay vận tải C-27J Spartan có khả năng chở xe bọc thép như M113, HMMWV, AML-90...; 60 lính bộ binh hoặc 46 lính dù hoặc 36 cáng cứu thương với 6 bác sĩ.
Cận cảnh buồng lái hiện đại của C-27J.
Máy bay vận tải C-27J trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt Rolls-Royce AE2100-D2A công suất 4.640 mã lực cùng cánh quạt 6 lá Dowty cho tốc độ tối đa 602km/h, tốc độ hành trình 583km/h, tốc độ điều khiển thấp nhất là 194km/h, tầm bay 1.852km với tải trọng 10 tấn và tăng lên 4.260km với tải trọng 6 tấn.
Rất đáng lưu ý là tốc độ thấp nhất mà C-27J có thể đạt được là 194km/h cùng khả năng thao diễn mạnh và tầm bay xa nếu bay không tải, điều này cho phép máy bay có thể tham gia hoạt động bay tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Mà hiện chúng ta đang rất cần những loại máy bay có tầm hoạt động xa, dự trữ hành trình lớn để phục vụ hoạt động bay biển.