Được đưa vào thử nghiệm từ những năm 80 của thế kỷ trước và là một phần của Dự án Credible Sport, công nghệ cất - hạ cánh trên đường băng ngắn trên máy bay C-130 ban đầu được xem là quân bài mang tính cách mạnh của Không quân Mỹ, tuy nhiên càng đi xa hơn người Mỹ càng thấy công nghệ này là thứ viển vông. Nguồn ảnh: Longgest.Với công nghệ này, các vận tải cơ của Không quân Mỹ sẽ không cần tới đường băng tiêu chuẩn dài tới 1300 mét như thông thường mà có thể cất - hạ cánh ở bất cứ đâu với thời gian cực ngắn trên dưới 1 phút. Nguồn ảnh: Airliners.net.Về cơ bản, khi cất cánh đường băng ngắn, một chiếc C-130 cải tiến có định danh là YMC-120 sẽ sử dụng hệ thống tên lửa đẩy trợ lực, giúp nó tăng tốc lên tốc độ cất cánh (khoảng 200 km/h tuỳ trọng tải) chỉ trong vòng 300 mét ngắn ngủi và có thể bốc lên cao với đường băng chỉ 400 mét. Nguồn ảnh: USAF.
Khi lên cao, hệ thống phản lực sẽ vẫn tiếp tục hoạt động tới khi đốt hết nhiên liệu giúp C-130 không những cất cánh được mà còn đạt được độ cao tối thiểu an toàn. Nguồn ảnh: Airliners.net.Rất nhiều hệ thống phản lực đã được thử nghiệm với C-130, tất cả các hệ thống này đều sử dụng nhiên liệu rắn - nghĩa là sẽ đốt hết công suất tới khi cháy hết nhiên liệu, phi hành đoàn sẽ không thể điều chỉnh được công suất đốt của các ống phóng phản lực này mà chỉ có thể chờ tới khi nhiên liệu phóng cháy hết mới có thể giảm tốc được.Nguồn ảnh: USAF.Khi hạ cánh, hệ thống ống phản lực kết hợp với kỹ thuật hạ cánh gấp của C-130 cho phép nó tiếp đất và dừng lại ở khoảng cách dưới 500 mét đường băng. Về cơ bản, hệ thống phản lực của C-130 khi hạ cánh sẽ giúp máy bay tiếp đất nhẹ nhàng hơn, phi công sẽ sử dụng kỹ thuật hạ cánh gấp của C-130 trước đó để giảm độ cao và giảm tốc độ tiếp đất của C-130 khiến nó chậm lại đáng kể ngay trước khi chạm đường băng. Nguồn ảnh: Discovery.Nhiều hệ thống hãm tốc hạ cánh cũng được thử nghiệm, tuy nhiên đã có rất nhiều tai nạn xảy ra. Khác với hệ thống phản lực phóng, hệ thống phản lực hạ cánh là hệ thống có thể điều chỉnh được, cho phép phi hành đoàn tính toán được công suất phản lực cho tuỳ từng pha hạ cánh khác nhau. Nguồn ảnh: Discovery.Do tỷ lệ tai nạn quá cao và khi xảy ra tai nạn, nhiên liệu tên lửa kết hợp với xăng máy bay sẽ gây ra hậu quả thảm khốc khiến cho cách thức cất - hạ cánh này không được Không quân Mỹ tin dùng. Tới ngày nay, C-130 chỉ sử dụng kỹ thuật hạ cánh gấp, cần khoảng 600 mét đường băng để hạ cánh nhưng vẫn cần tới 1300 mét đường băng để cất cánh khi có trọng tải tối đa. Nguồn ảnh: Thearchive.Cận cảnh một pha hạ cánh ngắn bằng hệ thống phản lực hãm tốc trên vận tải cơ C-130. Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: C-130 triển khai hoả lực từ trên không - dội "mưa bom bão đạn" xuống mặt đất.
Được đưa vào thử nghiệm từ những năm 80 của thế kỷ trước và là một phần của Dự án Credible Sport, công nghệ cất - hạ cánh trên đường băng ngắn trên máy bay C-130 ban đầu được xem là quân bài mang tính cách mạnh của Không quân Mỹ, tuy nhiên càng đi xa hơn người Mỹ càng thấy công nghệ này là thứ viển vông. Nguồn ảnh: Longgest.
Với công nghệ này, các vận tải cơ của Không quân Mỹ sẽ không cần tới đường băng tiêu chuẩn dài tới 1300 mét như thông thường mà có thể cất - hạ cánh ở bất cứ đâu với thời gian cực ngắn trên dưới 1 phút. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Về cơ bản, khi cất cánh đường băng ngắn, một chiếc C-130 cải tiến có định danh là YMC-120 sẽ sử dụng hệ thống tên lửa đẩy trợ lực, giúp nó tăng tốc lên tốc độ cất cánh (khoảng 200 km/h tuỳ trọng tải) chỉ trong vòng 300 mét ngắn ngủi và có thể bốc lên cao với đường băng chỉ 400 mét. Nguồn ảnh: USAF.
Khi lên cao, hệ thống phản lực sẽ vẫn tiếp tục hoạt động tới khi đốt hết nhiên liệu giúp C-130 không những cất cánh được mà còn đạt được độ cao tối thiểu an toàn. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Rất nhiều hệ thống phản lực đã được thử nghiệm với C-130, tất cả các hệ thống này đều sử dụng nhiên liệu rắn - nghĩa là sẽ đốt hết công suất tới khi cháy hết nhiên liệu, phi hành đoàn sẽ không thể điều chỉnh được công suất đốt của các ống phóng phản lực này mà chỉ có thể chờ tới khi nhiên liệu phóng cháy hết mới có thể giảm tốc được.Nguồn ảnh: USAF.
Khi hạ cánh, hệ thống ống phản lực kết hợp với kỹ thuật hạ cánh gấp của C-130 cho phép nó tiếp đất và dừng lại ở khoảng cách dưới 500 mét đường băng. Về cơ bản, hệ thống phản lực của C-130 khi hạ cánh sẽ giúp máy bay tiếp đất nhẹ nhàng hơn, phi công sẽ sử dụng kỹ thuật hạ cánh gấp của C-130 trước đó để giảm độ cao và giảm tốc độ tiếp đất của C-130 khiến nó chậm lại đáng kể ngay trước khi chạm đường băng. Nguồn ảnh: Discovery.
Nhiều hệ thống hãm tốc hạ cánh cũng được thử nghiệm, tuy nhiên đã có rất nhiều tai nạn xảy ra. Khác với hệ thống phản lực phóng, hệ thống phản lực hạ cánh là hệ thống có thể điều chỉnh được, cho phép phi hành đoàn tính toán được công suất phản lực cho tuỳ từng pha hạ cánh khác nhau. Nguồn ảnh: Discovery.
Do tỷ lệ tai nạn quá cao và khi xảy ra tai nạn, nhiên liệu tên lửa kết hợp với xăng máy bay sẽ gây ra hậu quả thảm khốc khiến cho cách thức cất - hạ cánh này không được Không quân Mỹ tin dùng. Tới ngày nay, C-130 chỉ sử dụng kỹ thuật hạ cánh gấp, cần khoảng 600 mét đường băng để hạ cánh nhưng vẫn cần tới 1300 mét đường băng để cất cánh khi có trọng tải tối đa. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cận cảnh một pha hạ cánh ngắn bằng hệ thống phản lực hãm tốc trên vận tải cơ C-130. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: C-130 triển khai hoả lực từ trên không - dội "mưa bom bão đạn" xuống mặt đất.