Theo truyền thông Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle của nước này và cũng là tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới không mang quốc tịch Mỹ đã hoàn thành quá trình sửa chữa đại tu tại cảng Toulon hôm 14/9 vừa qua. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình đại tu của tàu sân bay Pháp bao gồm cả việc tái nạp lõi phản ứng hạt nhân - đảm bảo cho con tàu này có thể hoạt động thêm ít nhất 20 năm nữa trước khi về hưu. Nguồn ảnh: Sina.Cũng theo nguồn tin này, tàu sân bay Charles de Gaulle nhiều khả năng sẽ ngay lập tức lên đường thẳng tiến tới Syria, cùng Hải quân Anh và Hải quân Mỹ chuẩn bị cho một chiến dịch không kích mới chống lại quân đội chính phủ Syria. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy Pháp vẫn bỏ ngỏ khả năng này và khẳng định rằng chỉ tham chiến khi quân chính phủ Syria vượt qua "lằn ranh đỏ", mà ở đây chính là các cáo buộc liên quân đến tấn công hóa học nhằm vào dân thường. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay Charles de Gaulle được Hải quân Pháp đặt hàng đóng mới từ năm 1986, tới năm 1994 được hạ thuỷ và chính thức được phục vụ Hải quân nước này từ năm 2001. Ngoài Mỹ, Pháp là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu tàu sân bay hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp lại có trọng tải nhẹ, độ giãn nước chỉ tối đa 42.500 tấn. Tàu sân bay này có chiều dài cũng khá ngắn so với các tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân của Mỹ với chiều dài chỉ 261 mét, lườn rộng trung bình 64,36 mét và mớm nước tối đa 9,43 mét. Nguồn ảnh: Sina.Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân với công suất 150 MWt mỗi lò, kèm theo đó là hai nồi hơi tua-bin với công suất 61 MW và hai trục dẫn động. Ngoài ra trên tàu còn có 4 hệ thống máy phát điện sử dụng nhiên liệu diesel. Nguồn ảnh: Sina.Tốc độ tối đa mà tàu sân bay Charles de Gaulle có thể đạt được là 27 hải lý/giờ tương đương với 50 km/h. Tầm hoạt động của soái hạm Pháp này là không giới hạn với tuổi thọ trung bình mỗi lần tái nạp lõi hạt nhân là từ 20 tới 25 năm. Nguồn ảnh: Sina.Biên chế thuỷ thủ đoàn của Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle là 1950 người trong đó có 1350 thuỷ thủ đoàn và 600 người thuộc bộ phận Không quân Hải quân. Dự trữ lương thực của Charles de Gaulle tối đa chỉ là 45 người. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay Charles de Gaulle chỉ mang được tối đa từ 28 tới 40 máy bay phản lực, trong đó có các loại Rafale M, E-2C Hawkeye, SA365 Dauphin, EC725 Caracal và AS532 Cougar. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình tái nạp lõi hạt nhân và nâng cấp giữa vòng đời của tàu Charles de Gaulle bắt đầu từ tháng 2/2017 và dự kiến kéo dài khoảng 18 tháng. Tới hôm 14/9 vừa qua, tàu Charles de Gaulle đã hoàn thành quá trình nâng cấp và được đưa trở lại biển khơi. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp được kéo vào cảng bắt đầu sửa chữa.
Theo truyền thông Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle của nước này và cũng là tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới không mang quốc tịch Mỹ đã hoàn thành quá trình sửa chữa đại tu tại cảng Toulon hôm 14/9 vừa qua. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình đại tu của tàu sân bay Pháp bao gồm cả việc tái nạp lõi phản ứng hạt nhân - đảm bảo cho con tàu này có thể hoạt động thêm ít nhất 20 năm nữa trước khi về hưu. Nguồn ảnh: Sina.
Cũng theo nguồn tin này, tàu sân bay Charles de Gaulle nhiều khả năng sẽ ngay lập tức lên đường thẳng tiến tới Syria, cùng Hải quân Anh và Hải quân Mỹ chuẩn bị cho một chiến dịch không kích mới chống lại quân đội chính phủ Syria. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy Pháp vẫn bỏ ngỏ khả năng này và khẳng định rằng chỉ tham chiến khi quân chính phủ Syria vượt qua "lằn ranh đỏ", mà ở đây chính là các cáo buộc liên quân đến tấn công hóa học nhằm vào dân thường. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay Charles de Gaulle được Hải quân Pháp đặt hàng đóng mới từ năm 1986, tới năm 1994 được hạ thuỷ và chính thức được phục vụ Hải quân nước này từ năm 2001. Ngoài Mỹ, Pháp là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu tàu sân bay hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp lại có trọng tải nhẹ, độ giãn nước chỉ tối đa 42.500 tấn. Tàu sân bay này có chiều dài cũng khá ngắn so với các tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân của Mỹ với chiều dài chỉ 261 mét, lườn rộng trung bình 64,36 mét và mớm nước tối đa 9,43 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân với công suất 150 MWt mỗi lò, kèm theo đó là hai nồi hơi tua-bin với công suất 61 MW và hai trục dẫn động. Ngoài ra trên tàu còn có 4 hệ thống máy phát điện sử dụng nhiên liệu diesel. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ tối đa mà tàu sân bay Charles de Gaulle có thể đạt được là 27 hải lý/giờ tương đương với 50 km/h. Tầm hoạt động của soái hạm Pháp này là không giới hạn với tuổi thọ trung bình mỗi lần tái nạp lõi hạt nhân là từ 20 tới 25 năm. Nguồn ảnh: Sina.
Biên chế thuỷ thủ đoàn của Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle là 1950 người trong đó có 1350 thuỷ thủ đoàn và 600 người thuộc bộ phận Không quân Hải quân. Dự trữ lương thực của Charles de Gaulle tối đa chỉ là 45 người. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay Charles de Gaulle chỉ mang được tối đa từ 28 tới 40 máy bay phản lực, trong đó có các loại Rafale M, E-2C Hawkeye, SA365 Dauphin, EC725 Caracal và AS532 Cougar. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình tái nạp lõi hạt nhân và nâng cấp giữa vòng đời của tàu Charles de Gaulle bắt đầu từ tháng 2/2017 và dự kiến kéo dài khoảng 18 tháng. Tới hôm 14/9 vừa qua, tàu Charles de Gaulle đã hoàn thành quá trình nâng cấp và được đưa trở lại biển khơi. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp được kéo vào cảng bắt đầu sửa chữa.