Dựa trên các chỉ số chi tiêu cho quốc phòng cũng như vũ khí trang bị, nước Pháp ngày nay không còn là một kẻ “dễ bị bắt nạt” như trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi họ dành tới 50 năm để xây dựng và hiện đại hóa quân đội từ những con số “không”. Và ở thời điểm hiện tại Pháp có thể được xem cường quốc quân sự đứng đầu châu Âu với năng lực quốc phòng vượt xa Anh và Đức. Nguồn ảnh: gunaxin.com.Sở dĩ nói như vậy là bởi Quân đội Pháp nắm giữ trong tay một sức mạnh toàn diện cả về Lục quân, Không quân và Hải quân hay xa hơn là lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược. Đến mức khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chứng kiến Quân đội Pháp duyệt binh trên đại lộ Champs-Elysees đã ngay lập tức tuyên bố nước Mỹ cũng cần đến một cuộc duyệt binh như vậy. Nguồn ảnh: KRCC.Để có được sức mạnh to lớn đó nước Pháp đã tự phát triển cho mình một quân đội “độc lập” với phần còn lại của châu Âu cả về mặt con người lẫn vũ khí. Kể cả khi Pháp là thành viên của khối quân sự NATO, họ vẫn có những định hướng phát triển độc lập điều mà Đức hay Anh chưa từng nghĩ tới... Nguồn ảnh: Le Lab Europe1.Về quân lực, Quân đội Pháp đang có trong biên chế hơn 265.000 người, với ngân sách chi cho quốc phòng mỗi năm là hơn 40 tỷ USD và quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự đứng thứ 6 thế giới trên Anh và Đức. Trong Quân đội Pháp, Lục quân vẫn đóng vai trò then chốt khi lực lượng này có biên chế hơn 100.000 quân. Nguồn ảnh: Defense News.Về trang bị Lục quân Pháp nắm trong tay hơn 500 xe tăng và xe bọc thép chiến đấu, cùng với đó là hơn 5.700 phương tiện bọc thép các loại. Lực lượng xương sống của Lục quân Pháp được tạo thành từ những cái tên khá nổi trội như xe tăng AMX Leclerc, AMX-10 RC, xe bọc thép đa năng VBCI... Nguồn ảnh: wikimedia.Tuy nhiên, khác với lực lượng tăng thiết giáp pháo binh Pháp có quân số khá khiêm tốn chỉ hơn 200 đơn vị với các dòng pháo tự hành nổi tiếng như AMX 30 AuF1, CAESAR và M270 MLRS. Nguồn ảnh: Ministère des Armées.Việc Pháp không phát triển mạnh pháo binh là điều khá dễ hiểu khi họ định hướng tập trung sức mạnh hỏa lực vào cho Không quân còn Lục quân chỉ đóng vai trò dọn dẹp chiến trường. Trong ảnh là xe bọc thép chở quân mới của Pháp có tên VBCI. Nguồn ảnh: nbcnews.Như đã nói ở trên Quân đội Pháp xây dựng cho mình một lực lượng không quân khá toàn diện với quân sự hơn 40.000 người cùng 687 máy bay các loại, trong đó số chiến đấu cơ chiếm tới hơn 1/3 lực lượng. Nguồn ảnh: Rafale News.Đặc biệt hầu hết các chiến đấu cơ của Pháp đều do nước này tự phát triển hoặc liên doanh với các quốc gia khác trong khu vực châu Âu, với những cái tên khá quen thuộc như Mirage 2000, Rafale. Nguồn ảnh: Alert 5.Dù vậy năng lực tác chiến của Không quân Pháp mới chỉ dừng lại ở châu Âu và khó có thể tiến xa hơn các châu lục khác như Mỹ hay Nga, điều này phần nhiều dựa vào chiến lược phát triển của Không quân Pháp hơn là việc họ không đủ khả năng thực hiện. Nguồn ảnh: Leading Edge.Ở vị trí cuối cùng là Hải quân Pháp, một trong những lực hải quân mạnh nhất châu Âu với quân số lên đến hơn 36.000 người cùng 180 tàu chiến các loại và 210 máy bay quân sự. Năng lực Hải quân Pháp được đánh giá khá toàn diện với quy mô của Quân đội Pháp nhất là khi đây là lực lượng nắm giữ vũ khí răn đe hạt nhân của Paris. Nguồn ảnh: Helis.com.Pháp cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới sau Mỹ sở hữu tàu sân bay hạt nhân chiếc Charles de Gaulle, Hải quân của Paris còn nắm giữ 10 tàu ngầm hạt nhân, 4 tàu khu trục loại lớn và hàng chục tàu hộ vệ hạm. Nguồn ảnh: Navy Live.Không quân Hải quân Pháp cũng được trang bị dòng chiến đấu cơ trên hạm hiện đại nhất hiện nay là Rafale-M có thể sánh ngang với F/A-18 của Mỹ hay MiG-29K của Nga. Hầu hết số Rafale-M của Hải quân Pháp đều hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle. Nguồn ảnh: DefenceTalkVề mặt tổng thể Quân đội Pháp vẫn là một trong những lực lượng quân sự đáng nể ở châu Âu do nước này duy trì một khả năng răn đe hạt nhân hoàn toàn độc lập cùng một cơ sở công nghiệp quốc phòng tự chủ. Tuy nhiên, những điều này Pháp chỉ có được khi họ tách ra khỏi NATO trong năm 1966 trước khi quay trở lại vào năm 2009. Nguồn ảnh: RFI.Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump duyệt đội danh dự ở đồi Capitol. (nguồn PBS NewsHour)
Dựa trên các chỉ số chi tiêu cho quốc phòng cũng như vũ khí trang bị, nước Pháp ngày nay không còn là một kẻ “dễ bị bắt nạt” như trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi họ dành tới 50 năm để xây dựng và hiện đại hóa quân đội từ những con số “không”. Và ở thời điểm hiện tại Pháp có thể được xem cường quốc quân sự đứng đầu châu Âu với năng lực quốc phòng vượt xa Anh và Đức. Nguồn ảnh: gunaxin.com.
Sở dĩ nói như vậy là bởi Quân đội Pháp nắm giữ trong tay một sức mạnh toàn diện cả về Lục quân, Không quân và Hải quân hay xa hơn là lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược. Đến mức khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chứng kiến Quân đội Pháp duyệt binh trên đại lộ Champs-Elysees đã ngay lập tức tuyên bố nước Mỹ cũng cần đến một cuộc duyệt binh như vậy. Nguồn ảnh: KRCC.
Để có được sức mạnh to lớn đó nước Pháp đã tự phát triển cho mình một quân đội “độc lập” với phần còn lại của châu Âu cả về mặt con người lẫn vũ khí. Kể cả khi Pháp là thành viên của khối quân sự NATO, họ vẫn có những định hướng phát triển độc lập điều mà Đức hay Anh chưa từng nghĩ tới... Nguồn ảnh: Le Lab Europe1.
Về quân lực, Quân đội Pháp đang có trong biên chế hơn 265.000 người, với ngân sách chi cho quốc phòng mỗi năm là hơn 40 tỷ USD và quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự đứng thứ 6 thế giới trên Anh và Đức. Trong Quân đội Pháp, Lục quân vẫn đóng vai trò then chốt khi lực lượng này có biên chế hơn 100.000 quân. Nguồn ảnh: Defense News.
Về trang bị Lục quân Pháp nắm trong tay hơn 500 xe tăng và xe bọc thép chiến đấu, cùng với đó là hơn 5.700 phương tiện bọc thép các loại. Lực lượng xương sống của Lục quân Pháp được tạo thành từ những cái tên khá nổi trội như xe tăng AMX Leclerc, AMX-10 RC, xe bọc thép đa năng VBCI... Nguồn ảnh: wikimedia.
Tuy nhiên, khác với lực lượng tăng thiết giáp pháo binh Pháp có quân số khá khiêm tốn chỉ hơn 200 đơn vị với các dòng pháo tự hành nổi tiếng như AMX 30 AuF1, CAESAR và M270 MLRS. Nguồn ảnh: Ministère des Armées.
Việc Pháp không phát triển mạnh pháo binh là điều khá dễ hiểu khi họ định hướng tập trung sức mạnh hỏa lực vào cho Không quân còn Lục quân chỉ đóng vai trò dọn dẹp chiến trường. Trong ảnh là xe bọc thép chở quân mới của Pháp có tên VBCI. Nguồn ảnh: nbcnews.
Như đã nói ở trên Quân đội Pháp xây dựng cho mình một lực lượng không quân khá toàn diện với quân sự hơn 40.000 người cùng 687 máy bay các loại, trong đó số chiến đấu cơ chiếm tới hơn 1/3 lực lượng. Nguồn ảnh: Rafale News.
Đặc biệt hầu hết các chiến đấu cơ của Pháp đều do nước này tự phát triển hoặc liên doanh với các quốc gia khác trong khu vực châu Âu, với những cái tên khá quen thuộc như Mirage 2000, Rafale. Nguồn ảnh: Alert 5.
Dù vậy năng lực tác chiến của Không quân Pháp mới chỉ dừng lại ở châu Âu và khó có thể tiến xa hơn các châu lục khác như Mỹ hay Nga, điều này phần nhiều dựa vào chiến lược phát triển của Không quân Pháp hơn là việc họ không đủ khả năng thực hiện. Nguồn ảnh: Leading Edge.
Ở vị trí cuối cùng là Hải quân Pháp, một trong những lực hải quân mạnh nhất châu Âu với quân số lên đến hơn 36.000 người cùng 180 tàu chiến các loại và 210 máy bay quân sự. Năng lực Hải quân Pháp được đánh giá khá toàn diện với quy mô của Quân đội Pháp nhất là khi đây là lực lượng nắm giữ vũ khí răn đe hạt nhân của Paris. Nguồn ảnh: Helis.com.
Pháp cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới sau Mỹ sở hữu tàu sân bay hạt nhân chiếc Charles de Gaulle, Hải quân của Paris còn nắm giữ 10 tàu ngầm hạt nhân, 4 tàu khu trục loại lớn và hàng chục tàu hộ vệ hạm. Nguồn ảnh: Navy Live.
Không quân Hải quân Pháp cũng được trang bị dòng chiến đấu cơ trên hạm hiện đại nhất hiện nay là Rafale-M có thể sánh ngang với F/A-18 của Mỹ hay MiG-29K của Nga. Hầu hết số Rafale-M của Hải quân Pháp đều hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle. Nguồn ảnh: DefenceTalk
Về mặt tổng thể Quân đội Pháp vẫn là một trong những lực lượng quân sự đáng nể ở châu Âu do nước này duy trì một khả năng răn đe hạt nhân hoàn toàn độc lập cùng một cơ sở công nghiệp quốc phòng tự chủ. Tuy nhiên, những điều này Pháp chỉ có được khi họ tách ra khỏi NATO trong năm 1966 trước khi quay trở lại vào năm 2009. Nguồn ảnh: RFI.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump duyệt đội danh dự ở đồi Capitol. (nguồn PBS NewsHour)