Taliban hứa rằng đất nước Afghanistan sẽ không còn là nơi dành cho các cuộc tấn công khủng bố. Vì lý do này, các cuộc tấn công khủng bố công khai của ISIS-K đã làm gia tăng áp lực buộc Taliban phải đáp trả mạnh mẽ để ngăn chặn chúng.Khả năng ngăn chặn hoạt động bạo lực của Taliban cũng là một thử nghiệm quan trọng đối với sự cai trị ban đầu của họ. Vì một trong những mục tiêu nổi bật của Taliban khi tiếp quản chính quyền Afghanistan là kết thúc cuộc xung đột kéo dài bốn mươi năm và mang lại hòa bình, an toàn cho người dân.Trong bối cảnh đó, một chi nhánh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Afghanistan có tên là “Nhà nước Hồi giáo Khorasan”, thường được phương Tây gọi là ISIS-K, đã tiến hành một loạt vụ đánh bom ven đường nhằm vào các mục tiêu của Taliban ở miền đông Afghanistan.Một loạt vụ đánh bom nhằm vào các phương tiện của Taliban vào ngày 18/8 tại Jalalabad, một thành phố ở phía nam Kabul, nơi có sự hiện diện đáng kể của tổ chức ISIS-K, đã khiến 8 người thiệt mạng trong đó có một số binh sĩ và dân thường.Ba vụ nổ tiếp theo cũng đã được báo cáo trong thành phố vào hôm thứ Hai ngày 20/9, mặc dù báo cáo về thương vong thêm của lực lượng Taliban không thể được xác nhận.Đây được xem là chiến dịch đầu tiên của nhóm khủng bố ISIS-K chống lại Taliban, ngay sau khi lực lượng này nắm quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước Afghanistan, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến mới.Các chiến binh ISIS-K bao gồm nhiều cựu thành viên của Taliban bị thu hút bởi tham vọng toàn cầu của Nhà nước Hồi giáo, cũng như nhiều người Pakistan có liên hệ với Tehrik-i-Taliban Pakistan - một tổ chức như Taliban nhưng hoạt động ở Pakistan.ISIS-K bắt đầu được biết đến với một cuộc tấn công tự sát nhằm vào sân bay quốc tế Kabul trong chiến dịch di tản của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan, vụ tấn công đã khiến 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng cùng với hơn 150 người Afghanistan.Sau khi chiếm quyền kiểm soát Kabul vào ngày 15/8, ngày được xem là đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm ở Afghanistan, Taliban đã hứa trong một cuộc họp báo sớm rằng đất nước Afghanistan sẽ không còn là nơi cho các cuộc tấn công khủng bố.Vì lý do này, các cuộc tấn công khủng bố công khai của ISIS-K đã khiến Taliban chịu áp lực lớn ngay sau khi nắm quyền và buộc cần phải có những giải pháp để tiêu diệt nhóm này.Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia ISIS-K không phải là thách thức quan trọng nhất, Taliban còn phải đối mặt với nhiệm vụ bất khả thi là tái thiết Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 4 thập kỷ, ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, ngăn chặn nạn đói và đối phó với hệ thống y tế bị đổ vỡ của đất nước trong bối cảnh bùng phát COVID-19 đang bùng phát trở lại.Một vấn đề tồi tệ nữa là hầu hết giới tinh hoa tri thức của đất nước đã di tản khỏi Afghanisan, tước đi nguồn lực con người để tái thiết đất nước. Bên cạnh đó, mặc dù một số nhóm viện trợ quốc tế vẫn còn ở lại trong nước nhưng nhiều tổ chức khác đã di tản và dừng viện trợ cho nền kinh tế địa phương.Mặc dù trước đây, Taliban dựa vào buôn bán heroin để có nguồn kinh phí chiến tranh, nhưng trong hội nghị của mình nhóm này cũng cam kết loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện trong nước, khiến mất đi một nguồn thu nhập có giá trị.Vì vậy, ISIS-K với số lượng chỉ vài nghìn chiến binh, sẽ không có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của đất nước, so với hàng loạt các vấn đề khác của Taliban. Nguồn ảnh: Pinterest. Afghanistan hỗn loạn sau khi Taliban tràn ngập thủ đô Kabul. Nguồn: Fox.
Taliban hứa rằng đất nước Afghanistan sẽ không còn là nơi dành cho các cuộc tấn công khủng bố. Vì lý do này, các cuộc tấn công khủng bố công khai của ISIS-K đã làm gia tăng áp lực buộc Taliban phải đáp trả mạnh mẽ để ngăn chặn chúng.
Khả năng ngăn chặn hoạt động bạo lực của Taliban cũng là một thử nghiệm quan trọng đối với sự cai trị ban đầu của họ. Vì một trong những mục tiêu nổi bật của Taliban khi tiếp quản chính quyền Afghanistan là kết thúc cuộc xung đột kéo dài bốn mươi năm và mang lại hòa bình, an toàn cho người dân.
Trong bối cảnh đó, một chi nhánh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Afghanistan có tên là “Nhà nước Hồi giáo Khorasan”, thường được phương Tây gọi là ISIS-K, đã tiến hành một loạt vụ đánh bom ven đường nhằm vào các mục tiêu của Taliban ở miền đông Afghanistan.
Một loạt vụ đánh bom nhằm vào các phương tiện của Taliban vào ngày 18/8 tại Jalalabad, một thành phố ở phía nam Kabul, nơi có sự hiện diện đáng kể của tổ chức ISIS-K, đã khiến 8 người thiệt mạng trong đó có một số binh sĩ và dân thường.
Ba vụ nổ tiếp theo cũng đã được báo cáo trong thành phố vào hôm thứ Hai ngày 20/9, mặc dù báo cáo về thương vong thêm của lực lượng Taliban không thể được xác nhận.
Đây được xem là chiến dịch đầu tiên của nhóm khủng bố ISIS-K chống lại Taliban, ngay sau khi lực lượng này nắm quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước Afghanistan, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến mới.
Các chiến binh ISIS-K bao gồm nhiều cựu thành viên của Taliban bị thu hút bởi tham vọng toàn cầu của Nhà nước Hồi giáo, cũng như nhiều người Pakistan có liên hệ với Tehrik-i-Taliban Pakistan - một tổ chức như Taliban nhưng hoạt động ở Pakistan.
ISIS-K bắt đầu được biết đến với một cuộc tấn công tự sát nhằm vào sân bay quốc tế Kabul trong chiến dịch di tản của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan, vụ tấn công đã khiến 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng cùng với hơn 150 người Afghanistan.
Sau khi chiếm quyền kiểm soát Kabul vào ngày 15/8, ngày được xem là đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm ở Afghanistan, Taliban đã hứa trong một cuộc họp báo sớm rằng đất nước Afghanistan sẽ không còn là nơi cho các cuộc tấn công khủng bố.
Vì lý do này, các cuộc tấn công khủng bố công khai của ISIS-K đã khiến Taliban chịu áp lực lớn ngay sau khi nắm quyền và buộc cần phải có những giải pháp để tiêu diệt nhóm này.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia ISIS-K không phải là thách thức quan trọng nhất, Taliban còn phải đối mặt với nhiệm vụ bất khả thi là tái thiết Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 4 thập kỷ, ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, ngăn chặn nạn đói và đối phó với hệ thống y tế bị đổ vỡ của đất nước trong bối cảnh bùng phát COVID-19 đang bùng phát trở lại.
Một vấn đề tồi tệ nữa là hầu hết giới tinh hoa tri thức của đất nước đã di tản khỏi Afghanisan, tước đi nguồn lực con người để tái thiết đất nước. Bên cạnh đó, mặc dù một số nhóm viện trợ quốc tế vẫn còn ở lại trong nước nhưng nhiều tổ chức khác đã di tản và dừng viện trợ cho nền kinh tế địa phương.
Mặc dù trước đây, Taliban dựa vào buôn bán heroin để có nguồn kinh phí chiến tranh, nhưng trong hội nghị của mình nhóm này cũng cam kết loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện trong nước, khiến mất đi một nguồn thu nhập có giá trị.
Vì vậy, ISIS-K với số lượng chỉ vài nghìn chiến binh, sẽ không có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của đất nước, so với hàng loạt các vấn đề khác của Taliban. Nguồn ảnh: Pinterest.
Afghanistan hỗn loạn sau khi Taliban tràn ngập thủ đô Kabul. Nguồn: Fox.