Đã gần 4 ngày kể từ thời điểm tàu ngầm Nanggala 402 của Indonesia mất tích, các công tác tìm kiếm đã thu lại được nhiều kết quả, tuy nhiên cuộc đua thời gian vẫn rất khốc liệt.Các chuyên gia mới đưa ra nhận định, việc oxy trên tàu có khả năng duy trì sự sống cho thủy thủ tới sáng ngày 24/4 như giả thiết ban đầu là chính xác, tuy nhiên là chưa đủ.Cụ thể, nếu thủy thủ đoàn còn sống, họ sẽ liên tục hít thở và tạo ra khí CO2 sau mỗi lần hô hấp. Khi lượng CO2 bên trong tàu tăng cao, dù khí oxy vẫn còn, thủy thủ đoàn vẫn có thể tử vong do ngộ độc CO2.Trong trường hợp toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu tử vong, việc tìm kiếm con tàu ở độ sâu 700 mét theo như phỏng đoán, sẽ không khác gì mò kim đáy bể.Kể cả khi mọi thiết bị liên lạc trên tàu bị hỏng hóc hết, chỉ cần thủy thủ đoàn còn sống, họ sẽ tạo ra tiếng động bên trong tàu, ví dụ như dùng búa, cờ lê hay thậm chí cốc sắt gõ vào thành tàu.Những âm thanh này sẽ truyền đi trong nước và có thể nghe thấy từ mọi thiết bị định vị thủy âm của tàu cứu hộ, quá đó xác định chính xác vị trí của tàu.Thậm chí nếu gõ búa theo mã morse, thủy thủ đoàn còn có thể truyền đạt tình trạng của con tàu lên mặt nước, cho các tàu cứu hộ hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của tàu ngầm bị đắm.Tuy nhiên nếu như toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu Nanggala 402 đã thiệt mạng, hoặc rơi vào trạng thái nghỉ để tiết kiệm tối đa khí oxy, việc tìm kiếm con tàu này sẽ không khác gì mò kim đáy bể.Ngay cả khi có tọa độ chính xác, việc tìm kiếm một tàu ngầm quân sự - vốn được thiết kế để lẩn tránh khỏi sự tìm kiếm từ tàu mặt nước - là điều quá khó khăn.Các phương pháp tìm kiếm tàu đắm phổ biến như quét lòng biển hoặc sử dụng định vị thủy âm, sẽ gần như không hiệu quả, vì vốn dĩ các loại tàu ngầm hiện đại ngày nay, đều được thiết kế để qua mặt dễ dàng phương pháp tìm kiếm này ngay cả khi hoạt động - chứ không nói là khi đã nằm im một chỗ.Phương pháp sử dụng từ tính để tìm kiếm tàu ngầm Nanggala 402, cũng đã thu được một vài kết quả, tuy nhiên phương pháp này có sai số khá lớn, khó xác định được chính xác ngay lập tức vị trí của con tàu.Với thời gian ngày càng ít, việc xác định được vị trí của tàu ngầm Nanggala 402 đã được đặt ưu tiên lên hàng đầu. Tuy nhiên tìm thấy vị trí của chiếc tàu ngầm Indonesia này không thôi cũng chưa đủ.Ngay cả khi biết chính xác vị trí của tàu Nanggala 402, các phương án tiếp cận con tàu ngầm này cũng cần được lên kế hoạch cụ thể, để đảm bảo an toàn cho cả lực lượng cứu hộ.Đầu tiên, cần xác định được tình trạng của thủy thủ đoàn, sau đó tính tới việc cung cấp tiếp tế, nhu yếu phẩm và đặc biệt là oxy cho thủy thủ đoàn có thể tiếp tục cầm cự.Sau đó là lên kế hoạch cứu người, có thể sẽ trục vớt cả con tàu, hoặc đưa từng người một ra khỏi tàu. Hiện vẫn chưa rõ cách thức nào sẽ được thực hiện.Truyền thông quốc tế nhận định, ngay cả trong trường hợp khả quan nhất đó là định vị được vị trí của Nanggala 402, quá trình cứu hộ cũng sẽ cần nhiều ngày trước khi có thể hoàn thành, thậm chí còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết.Theo báo chí Indonesia, tổng cộng có 53 thủy thủ đoàn trên tàu Nanggala 402. Tuy nhiên trong nhiều tài liệu về thiết kế tàu ngầm trước đó, tàu ngầm Nanggala 402 được cho là chỉ có sức chứa tối da 36 người.Các chuyên gia về cứu hộ cứu nạn, đặc biệt là cứu hộ tàu ngầm đều cho biết, phép màu hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên cơ hội sống sót của thủy thủ đoàn trên tàu Nanggala 402 là cực kỳ mong manh. Nguồn ảnh: Sina. Nỗ lực chạy đua với thời gian để tìm kiếm vị trí của tàu ngầm Nanggala 402 của Hải quân Indonesia bị đắm hôm 21/4 vừa rồi. Nguồn: Straits Times.
Đã gần 4 ngày kể từ thời điểm tàu ngầm Nanggala 402 của Indonesia mất tích, các công tác tìm kiếm đã thu lại được nhiều kết quả, tuy nhiên cuộc đua thời gian vẫn rất khốc liệt.
Các chuyên gia mới đưa ra nhận định, việc oxy trên tàu có khả năng duy trì sự sống cho thủy thủ tới sáng ngày 24/4 như giả thiết ban đầu là chính xác, tuy nhiên là chưa đủ.
Cụ thể, nếu thủy thủ đoàn còn sống, họ sẽ liên tục hít thở và tạo ra khí CO2 sau mỗi lần hô hấp. Khi lượng CO2 bên trong tàu tăng cao, dù khí oxy vẫn còn, thủy thủ đoàn vẫn có thể tử vong do ngộ độc CO2.
Trong trường hợp toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu tử vong, việc tìm kiếm con tàu ở độ sâu 700 mét theo như phỏng đoán, sẽ không khác gì mò kim đáy bể.
Kể cả khi mọi thiết bị liên lạc trên tàu bị hỏng hóc hết, chỉ cần thủy thủ đoàn còn sống, họ sẽ tạo ra tiếng động bên trong tàu, ví dụ như dùng búa, cờ lê hay thậm chí cốc sắt gõ vào thành tàu.
Những âm thanh này sẽ truyền đi trong nước và có thể nghe thấy từ mọi thiết bị định vị thủy âm của tàu cứu hộ, quá đó xác định chính xác vị trí của tàu.
Thậm chí nếu gõ búa theo mã morse, thủy thủ đoàn còn có thể truyền đạt tình trạng của con tàu lên mặt nước, cho các tàu cứu hộ hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của tàu ngầm bị đắm.
Tuy nhiên nếu như toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu Nanggala 402 đã thiệt mạng, hoặc rơi vào trạng thái nghỉ để tiết kiệm tối đa khí oxy, việc tìm kiếm con tàu này sẽ không khác gì mò kim đáy bể.
Ngay cả khi có tọa độ chính xác, việc tìm kiếm một tàu ngầm quân sự - vốn được thiết kế để lẩn tránh khỏi sự tìm kiếm từ tàu mặt nước - là điều quá khó khăn.
Các phương pháp tìm kiếm tàu đắm phổ biến như quét lòng biển hoặc sử dụng định vị thủy âm, sẽ gần như không hiệu quả, vì vốn dĩ các loại tàu ngầm hiện đại ngày nay, đều được thiết kế để qua mặt dễ dàng phương pháp tìm kiếm này ngay cả khi hoạt động - chứ không nói là khi đã nằm im một chỗ.
Phương pháp sử dụng từ tính để tìm kiếm tàu ngầm Nanggala 402, cũng đã thu được một vài kết quả, tuy nhiên phương pháp này có sai số khá lớn, khó xác định được chính xác ngay lập tức vị trí của con tàu.
Với thời gian ngày càng ít, việc xác định được vị trí của tàu ngầm Nanggala 402 đã được đặt ưu tiên lên hàng đầu. Tuy nhiên tìm thấy vị trí của chiếc tàu ngầm Indonesia này không thôi cũng chưa đủ.
Ngay cả khi biết chính xác vị trí của tàu Nanggala 402, các phương án tiếp cận con tàu ngầm này cũng cần được lên kế hoạch cụ thể, để đảm bảo an toàn cho cả lực lượng cứu hộ.
Đầu tiên, cần xác định được tình trạng của thủy thủ đoàn, sau đó tính tới việc cung cấp tiếp tế, nhu yếu phẩm và đặc biệt là oxy cho thủy thủ đoàn có thể tiếp tục cầm cự.
Sau đó là lên kế hoạch cứu người, có thể sẽ trục vớt cả con tàu, hoặc đưa từng người một ra khỏi tàu. Hiện vẫn chưa rõ cách thức nào sẽ được thực hiện.
Truyền thông quốc tế nhận định, ngay cả trong trường hợp khả quan nhất đó là định vị được vị trí của Nanggala 402, quá trình cứu hộ cũng sẽ cần nhiều ngày trước khi có thể hoàn thành, thậm chí còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết.
Theo báo chí Indonesia, tổng cộng có 53 thủy thủ đoàn trên tàu Nanggala 402. Tuy nhiên trong nhiều tài liệu về thiết kế tàu ngầm trước đó, tàu ngầm Nanggala 402 được cho là chỉ có sức chứa tối da 36 người.
Các chuyên gia về cứu hộ cứu nạn, đặc biệt là cứu hộ tàu ngầm đều cho biết, phép màu hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên cơ hội sống sót của thủy thủ đoàn trên tàu Nanggala 402 là cực kỳ mong manh. Nguồn ảnh: Sina.
Nỗ lực chạy đua với thời gian để tìm kiếm vị trí của tàu ngầm Nanggala 402 của Hải quân Indonesia bị đắm hôm 21/4 vừa rồi. Nguồn: Straits Times.