Ngày 6/12/1997, trên đường vận chuyển hai chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8524 và 8525 tới Việt Nam, chiếc vận tải cơ An-124-100 Ruslan của Nga gặp nạn. Vụ việc đã khiến bản thân chiếc vận tải cơ, cùng hai chiếc tiêm kích nó mang theo, bị hư hỏng hoàn toàn.Giữa những năm 1990, nhằm nâng cấp lực lượng không quân trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày càng phát triển, Không quân Nhân dân Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua 12 chiếc tiêm kích Su-27 thuộc hàng hiện đại nhất thế giới thời điểm đó.Các hợp đồng được ký kết năm 1995-1996 đưa về Việt Nam 12 chiếc Su-27 gồm hai phiên bản: 7 tiêm kích Su-27SK một chỗ ngồi và 5 Su-27UBK hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện phi công và có thể chiến đấu. Các máy bay sau đó hầu hết đều được bàn giao một cách suôn sẻ trong giai đoạn 1997-1998.Thế nhưng, ngày 6/12/1997 trên đường vận chuyển hai chiếc Su-27UBK số hiệu 8524 và 8525 tới Việt Nam, chiếc vận tải cơ An-124-100 Ruslan của Nga gặp nạn khiến cả máy bay khổng lồ nát vụn, kéo theo cả hai tiêm kích hiện đại của Không quân Nhân dân Việt Nam và nhiều thương vong khác trên mặt đất.Nguyên nhân tai nạn được xác định là hoàn toàn do lỗi của con người, bao gồm cả tổ bay lẫn thợ máy bảo đảm mặt đất. Chiếc An-124 này vừa hoàn thành chặng bay giao 2 chiếc Su-27 khác cho Việt Nam vào ngày 1/12/1997, quay về Nga để tiếp tục chuyến bay tiếp theo vào ngày 6/12/1997.Trên cơ sở các điều khoản bảo hiểm chặt chẽ giữa hai bên, sau cùng phía Nga nhất trí bồi thường cho Việt Nam hai tiêm kích Su-27 mới tinh khác mang số hiệu 8526 và 8527. Theo một số nguồn tin, hai chiếc Su-27 này thuộc phiên bản Su-27PU, được coi là thế hệ đầu của dòng tiêm kích đa năng Su-30MK sau này.Những chiếc Su-27PU được thiết kế với buồng lái hai chỗ ngồi cho phép đáp ứng việc huấn luyện phi công chuyển loại từ máy bay khác sang Su-27/30. Ngoài ra, nó sở hữu khả năng tác chiến vượt trội so với Su-27SK và Su-27UBK.Su-27PU ra đời là nhằm khắc phục hạn chế của dòng Su-27 trong nhiệm vụ phòng không bao trùm toàn bộ vùng lãnh thổ rộng lớn của Liên bang Xô Viết. Nguyên mẫu Su-27PU cất cánh lần đầu tại Irkutsk vào ngày 31/12/1989.Máy bay chiến đấu Su-27PU có một số sự sửa đổi đáng kể so với thế hệ Su-27, ví dụ như buồng lái thứ 2 được trang bị màn hình hiển thị CRT khổ lớn, cung cấp thông tin hướng dẫn với các thông tin chiến thuật về mục tiêu và máy bay đang điều khiển.Loại tiêm kích hiện đại này được trang bị một radar nâng cấp NIIP N001, cung cấp thông tin cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, tìm đường và khả năng theo dõi tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc trên không.Su-27PU được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể mở ra thu lại, để tăng thêm tầm hoạt động cần tiếp nhiên liệu nằm ở bên trái mũi Su-27, để lắp thêm hệ thống này thì hệ thống IRST đã phải chuyển sang cạnh phải của máy bay.Su-27PU cũng có thể được sử dụng như một máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS), với người lái sau sẽ sử dụng radar và hệ thống kết nối dữ liệu để kiểm soát những máy bay chiến đấu khác.Su-27PU chỉ có 8 giá treo vũ khí (trong khi Su-30MK sau này nâng lên 12 giá) nhưng vẫn cho phép mang tới 8 tấn vũ khí. Nhờ cải tiến radar, Su-27PU có thể triển khai các loại vũ khí tấn công mặt đất, vũ khí đối hải có điều khiển. Trong khi đó, Su-27SK/UBK chỉ có thể mang vũ khí không đối đất không điều khiển. Nguồn ảnh: TH. Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam thực hiện bay tuần tra biển. Nguồn: Comcom.
Ngày 6/12/1997, trên đường vận chuyển hai chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8524 và 8525 tới Việt Nam, chiếc vận tải cơ An-124-100 Ruslan của Nga gặp nạn. Vụ việc đã khiến bản thân chiếc vận tải cơ, cùng hai chiếc tiêm kích nó mang theo, bị hư hỏng hoàn toàn.
Giữa những năm 1990, nhằm nâng cấp lực lượng không quân trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày càng phát triển, Không quân Nhân dân Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua 12 chiếc tiêm kích Su-27 thuộc hàng hiện đại nhất thế giới thời điểm đó.
Các hợp đồng được ký kết năm 1995-1996 đưa về Việt Nam 12 chiếc Su-27 gồm hai phiên bản: 7 tiêm kích Su-27SK một chỗ ngồi và 5 Su-27UBK hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện phi công và có thể chiến đấu. Các máy bay sau đó hầu hết đều được bàn giao một cách suôn sẻ trong giai đoạn 1997-1998.
Thế nhưng, ngày 6/12/1997 trên đường vận chuyển hai chiếc Su-27UBK số hiệu 8524 và 8525 tới Việt Nam, chiếc vận tải cơ An-124-100 Ruslan của Nga gặp nạn khiến cả máy bay khổng lồ nát vụn, kéo theo cả hai tiêm kích hiện đại của Không quân Nhân dân Việt Nam và nhiều thương vong khác trên mặt đất.
Nguyên nhân tai nạn được xác định là hoàn toàn do lỗi của con người, bao gồm cả tổ bay lẫn thợ máy bảo đảm mặt đất. Chiếc An-124 này vừa hoàn thành chặng bay giao 2 chiếc Su-27 khác cho Việt Nam vào ngày 1/12/1997, quay về Nga để tiếp tục chuyến bay tiếp theo vào ngày 6/12/1997.
Trên cơ sở các điều khoản bảo hiểm chặt chẽ giữa hai bên, sau cùng phía Nga nhất trí bồi thường cho Việt Nam hai tiêm kích Su-27 mới tinh khác mang số hiệu 8526 và 8527. Theo một số nguồn tin, hai chiếc Su-27 này thuộc phiên bản Su-27PU, được coi là thế hệ đầu của dòng tiêm kích đa năng Su-30MK sau này.
Những chiếc Su-27PU được thiết kế với buồng lái hai chỗ ngồi cho phép đáp ứng việc huấn luyện phi công chuyển loại từ máy bay khác sang Su-27/30. Ngoài ra, nó sở hữu khả năng tác chiến vượt trội so với Su-27SK và Su-27UBK.
Su-27PU ra đời là nhằm khắc phục hạn chế của dòng Su-27 trong nhiệm vụ phòng không bao trùm toàn bộ vùng lãnh thổ rộng lớn của Liên bang Xô Viết. Nguyên mẫu Su-27PU cất cánh lần đầu tại Irkutsk vào ngày 31/12/1989.
Máy bay chiến đấu Su-27PU có một số sự sửa đổi đáng kể so với thế hệ Su-27, ví dụ như buồng lái thứ 2 được trang bị màn hình hiển thị CRT khổ lớn, cung cấp thông tin hướng dẫn với các thông tin chiến thuật về mục tiêu và máy bay đang điều khiển.
Loại tiêm kích hiện đại này được trang bị một radar nâng cấp NIIP N001, cung cấp thông tin cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, tìm đường và khả năng theo dõi tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc trên không.
Su-27PU được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể mở ra thu lại, để tăng thêm tầm hoạt động cần tiếp nhiên liệu nằm ở bên trái mũi Su-27, để lắp thêm hệ thống này thì hệ thống IRST đã phải chuyển sang cạnh phải của máy bay.
Su-27PU cũng có thể được sử dụng như một máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS), với người lái sau sẽ sử dụng radar và hệ thống kết nối dữ liệu để kiểm soát những máy bay chiến đấu khác.
Su-27PU chỉ có 8 giá treo vũ khí (trong khi Su-30MK sau này nâng lên 12 giá) nhưng vẫn cho phép mang tới 8 tấn vũ khí. Nhờ cải tiến radar, Su-27PU có thể triển khai các loại vũ khí tấn công mặt đất, vũ khí đối hải có điều khiển. Trong khi đó, Su-27SK/UBK chỉ có thể mang vũ khí không đối đất không điều khiển. Nguồn ảnh: TH.
Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam thực hiện bay tuần tra biển. Nguồn: Comcom.