Sau khoảng 20 năm khai thác sử dụng (Việt Nam nhập khẩu Su-27 từ năm 1995), đa phần các máy bay tiêm kích Su-27 phát sinh nhiều hỏng hóc, hết giờ bay và niên hạn sử dụng giai đoạn một. Để tiếp tục sử dụng, đòi hỏi phải đại tu, sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng thêm 15-20 năm nữa. Ảnh: Kênh QPVNTheo kênh Quốc phòng Việt Nam, trước đây, suốt một thời gian dài, việc sửa chữa máy bay Su-27 phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài và các chuyên gia của họ. Do đó, chi phí cho việc này là rất tốn kém trong điều kiện ngân sách nước ta còn nhiều hạn chế. Và đó là lý do, là động lực để cán bộ nhân viên nhà máy hàng không A32 nỗ lực nghiên cứu làm chủ hoàn toàn công nghệ tăng hạn Su-27 trong nước. Ảnh: Kênh QPVNVà thực tế, như chúng ta đã biết, sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, đến nay nhà máy A32 đã trở thành một trong số ít các cơ sở sửa chữa máy bay chiến đấu ngoài nước Nga tự tăng hạn thành công máy bay tiêm kích Su-27 rất hiện đại. Tất nhiên, để làm được điều đó là nỗ lực phi thường của tập thể nhà máy A32. Ảnh: Kênh QPVNKênh QPVN cho hay, khi bắt đầu sửa chữa lớn cho máy bay Su-27, nhà máy A32 gặp rất nhiều khó khăn. Mà thử thách đầu tiên là tháo rã toàn bộ máy bay để kiểm tra tất cả linh kiện, phụ kiện từ khung, thân, vỏ, động cơ máy bay đến những cái nhỏ nhất như đinh vít, kẹp, vòng bi. Ảnh: Kênh QPVNTừ trước đến nay, các nhà máy khác chưa tháo kiểu đó, chỉ tháo cục bộ - nghĩa là hòng bổ phận nào tháo bộ phận đó. Ảnh: Kênh QPVNCó hơn 100.000 phụ kiện, tất cả phải được hiệu chỉnh, sửa chữa, có nhiều chi tiết phải thay thế, khi lắp ráp lại phải đồng bộ, ko có một khiếm khuyết hay hỏng hóc nào thì máy bay mới được phép lên trời. Ảnh: Kênh QPVNRiêng công đoạn tháo dỡ, tháo rời đã mất hai tháng, rồi mất thêm 1 tháng tẩy rửa toàn bộ, và 3-4 tháng cho công đoạn lắp ráp - hiệu chỉnh. Ảnh: Kênh QPVNCó nhiều thiết bị lần đầu tiên các kỹ sư, công nhân nhà máy mới được nhìn thấy. Ảnh: Kênh QPVNThiếu tá Phạm Bá Nguyên - Phó Giám đốc nhà máy A32, Cục Kỹ thuật cho biết, năm 2016, nhà máy A32 hoàn thành đại tu tăng hạn thành công máy bay Su-27 đầu tiên thuộc phiên bản "UBK" (hai chỗ ngồi) mang số hiệu 8526. Ảnh: Kênh QPVNChiến đấu cơ 8526 đã được đưa tới khám chữa bệnh ở 11 phân xưởng nhà máy A32, mỗi phân xưởng đều ghi chép rất chi tiết, cẩn thận, tất cả phải tuân thủ quy trình hết sức nghiêm ngặt. Ảnh: Kênh QPVNBởi chỉ một sai sót nhỏ, một linh kiện không đồng bộ, một đinh ốc đặt sai vị trí sẽ dẫn tới nguy cơ mất an toàn bay. Ảnh: Kênh QPVNMỗi mảng kỹ thuật đều có hồ sơ chi tiết từ trước khi tháo dỡ, và phải chụp ảnh lưu để so sánh. Hồ sơ bệnh án chiếc Su-27 “8526” lên đến gần 100 quyển. Ảnh: Kênh QPVNCó thể nói, vậy đại tu thành công máy bay tiêm kích Su-27 trong nước là “bước nhảy vọt” của công nghiệp quốc phòng hàng không Việt Nam. Đây là kỹ thuật hiếm nước nào ngoài nhà sản xuất làm được. Ảnh: Động cơ AL-31F trên máy bay Su-27UBK “8526” được tháo dỡ kiểm tra trước khi lắp trở lại. Ảnh: Kênh QPVNSau “8526”, hàng loạt các máy bay Su-27 còn lại gồm cả phiên bản một chỗ ngồi Su-27SK số hiệu 600x lần lượt vào “bệnh viện A32” để “bước vào cuộc sống mới”. Ảnh: Kênh QPVNVideo tiêm kích Su-27 bắn thử các loại vũ khí hàng không. Nguồn: BQP Nga
Sau khoảng 20 năm khai thác sử dụng (Việt Nam nhập khẩu Su-27 từ năm 1995), đa phần các máy bay tiêm kích Su-27 phát sinh nhiều hỏng hóc, hết giờ bay và niên hạn sử dụng giai đoạn một. Để tiếp tục sử dụng, đòi hỏi phải đại tu, sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng thêm 15-20 năm nữa. Ảnh: Kênh QPVN
Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, trước đây, suốt một thời gian dài, việc sửa chữa máy bay Su-27 phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài và các chuyên gia của họ. Do đó, chi phí cho việc này là rất tốn kém trong điều kiện ngân sách nước ta còn nhiều hạn chế. Và đó là lý do, là động lực để cán bộ nhân viên nhà máy hàng không A32 nỗ lực nghiên cứu làm chủ hoàn toàn công nghệ tăng hạn Su-27 trong nước. Ảnh: Kênh QPVN
Và thực tế, như chúng ta đã biết, sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, đến nay nhà máy A32 đã trở thành một trong số ít các cơ sở sửa chữa máy bay chiến đấu ngoài nước Nga tự tăng hạn thành công máy bay tiêm kích Su-27 rất hiện đại. Tất nhiên, để làm được điều đó là nỗ lực phi thường của tập thể nhà máy A32. Ảnh: Kênh QPVN
Kênh QPVN cho hay, khi bắt đầu sửa chữa lớn cho máy bay Su-27, nhà máy A32 gặp rất nhiều khó khăn. Mà thử thách đầu tiên là tháo rã toàn bộ máy bay để kiểm tra tất cả linh kiện, phụ kiện từ khung, thân, vỏ, động cơ máy bay đến những cái nhỏ nhất như đinh vít, kẹp, vòng bi. Ảnh: Kênh QPVN
Từ trước đến nay, các nhà máy khác chưa tháo kiểu đó, chỉ tháo cục bộ - nghĩa là hòng bổ phận nào tháo bộ phận đó. Ảnh: Kênh QPVN
Có hơn 100.000 phụ kiện, tất cả phải được hiệu chỉnh, sửa chữa, có nhiều chi tiết phải thay thế, khi lắp ráp lại phải đồng bộ, ko có một khiếm khuyết hay hỏng hóc nào thì máy bay mới được phép lên trời. Ảnh: Kênh QPVN
Riêng công đoạn tháo dỡ, tháo rời đã mất hai tháng, rồi mất thêm 1 tháng tẩy rửa toàn bộ, và 3-4 tháng cho công đoạn lắp ráp - hiệu chỉnh. Ảnh: Kênh QPVN
Có nhiều thiết bị lần đầu tiên các kỹ sư, công nhân nhà máy mới được nhìn thấy. Ảnh: Kênh QPVN
Thiếu tá Phạm Bá Nguyên - Phó Giám đốc nhà máy A32, Cục Kỹ thuật cho biết, năm 2016, nhà máy A32 hoàn thành đại tu tăng hạn thành công máy bay Su-27 đầu tiên thuộc phiên bản "UBK" (hai chỗ ngồi) mang số hiệu 8526. Ảnh: Kênh QPVN
Chiến đấu cơ 8526 đã được đưa tới khám chữa bệnh ở 11 phân xưởng nhà máy A32, mỗi phân xưởng đều ghi chép rất chi tiết, cẩn thận, tất cả phải tuân thủ quy trình hết sức nghiêm ngặt. Ảnh: Kênh QPVN
Bởi chỉ một sai sót nhỏ, một linh kiện không đồng bộ, một đinh ốc đặt sai vị trí sẽ dẫn tới nguy cơ mất an toàn bay. Ảnh: Kênh QPVN
Mỗi mảng kỹ thuật đều có hồ sơ chi tiết từ trước khi tháo dỡ, và phải chụp ảnh lưu để so sánh. Hồ sơ bệnh án chiếc Su-27 “8526” lên đến gần 100 quyển. Ảnh: Kênh QPVN
Có thể nói, vậy đại tu thành công máy bay tiêm kích Su-27 trong nước là “bước nhảy vọt” của công nghiệp quốc phòng hàng không Việt Nam. Đây là kỹ thuật hiếm nước nào ngoài nhà sản xuất làm được. Ảnh: Động cơ AL-31F trên máy bay Su-27UBK “8526” được tháo dỡ kiểm tra trước khi lắp trở lại. Ảnh: Kênh QPVN
Sau “8526”, hàng loạt các máy bay Su-27 còn lại gồm cả phiên bản một chỗ ngồi Su-27SK số hiệu 600x lần lượt vào “bệnh viện A32” để “bước vào cuộc sống mới”. Ảnh: Kênh QPVN
Video tiêm kích Su-27 bắn thử các loại vũ khí hàng không. Nguồn: BQP Nga