Chiến dịch tấn công lãnh thổ Israel do lực lượng vũ trang Hamas Palestine phát động từ Dải Gaza, có mật danh là "Cơn lũ Aqsa", nhằm vào "các vị trí sân bay và vị trí quân sự của kẻ thù". Trong cuộc tấn công này, vũ khí chủ yếu của Hamas vẫn là tên lửa tự chế.Đánh giá từ một số video đăng trên mạng xã hội, tên lửa được Hamas sử dụng không còn là những tên lửa đơn giản, được gọi là "ống thép bay" trước đây; mà ít nhất được trang bị nhiều hệ thống phóng tên lửa tương tự như bệ phóng tên lửa tiêu chuẩn.Tên lửa đơn giản trước đây có tên là Qassam, thực chất là một cánh đuôi được hàn vào một ống thép rồi nhồi đầy thuốc phóng và chất nổ tự chế; tên lửa được phóng từ một bệ phóng đơn giản được hàn bằng những thanh sắt V. Bộ Quốc phòng Israel bình luận về tên lửa Qassam năm 2006: "Nó giống một mối đe dọa tâm lý hơn là một mối đe dọa vật chất".Dòng tên lửa Qassam thường có đường kính 115 mm, mẫu lớn nhất dài tới 2,44 mét, nặng từ 40 đến 50 kg, sử dụng hỗn hợp đường và kali nitrat làm nhiên liệu; tầm bắn tối đa 16 km. Thực tế Qassam có tầm bắn ngắn, sức công phá thấp, đường đạn bay không ổn định, độ chính xác kém và hiệu suất phóng tương đối thấp.Trong video mới nhất do Hamas tung ra, một số lượng lớn hệ thống phóng tên lửa hạng nhẹ đã xuất hiện, mặc dù nhìn từ bề ngoài, những bệ phóng tên lửa này không thể so sánh với các bệ phóng tên lửa được sử dụng trong xung đột Nga-Ukraine, độ chính xác và tầm bắn của chúng đều hạn chế; nhưng độ tin cậy và tính ổn định của tên lửa lần này, vượt xa những gì mà các tên lửa đơn giản trước đây có thể sánh được.Một đặc điểm khác của cuộc tấn công này là số lần phóng tương đối lớn. Theo thống kê của truyền thông Israel, trước cuộc tấn công này, trận tấn công bằng tên lửa nhiều nhất của người Palestine là vào năm 2021, khi 2.048 quả tên lửa được bắn ra.Nhưng trong cuộc tấn công này, theo hãng tin AP của Pháp, quân đội Israel cho biết, Hamas đã bắn hơn 3.500 quả rocket suốt cả ngày. Còn hãng tin Mỹ CNN cho biết, chỉ huy quân sự Hamas là Mohammed Deif phát biểu, tổ chức này "nhắm vào các vị trí, sân bay và vị trí quân sự của kẻ thù bằng 5.000 quả rocket". Ngoài việc sử dụng bệ phóng tên lửa cải tiến, còn có một số cải tiến đối với các loại vũ khí khác. Ví dụ, khi Hamas sử dụng đạn súng phóng lựu RPG-7 cải tiến để tấn công xe tăng của Israel; có thể đối phó hiệu quả với loại xe tăng Merkava 4 mới nhất của Israel. Được hỗ trợ bởi vũ khí được cải tiến và huấn luyện chiến thuật thuần thục hơn, lực lượng vũ trang Palestine đã đạt được những kết quả bất ngờ trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.Theo thông tin của "Defense Blog", Hamas đã phát động cuộc tấn công bất ngờ vào sáng ngày 7/10 và thu giữ hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép chở quân và hàng trăm phương tiện chiến thuật của Israel. Trong đó có ít nhất 5 xe tăng Merkava và 15 xe bọc thép bánh xích đã bị thu giữ tại các trạm kiểm soát và căn cứ quân sự của Israel.Ngoài việc sử dụng vũ khí truyền thống, Hamas lần này cũng sử dụng "lực lượng không quân". Video trên mạng xã hội cho thấy chiến binh Hamas đã sử dụng dù lượn có động cơ để xâm nhập hiệu quả vào lãnh thổ Israel.Bản thân mặt cắt phản xạ radar của dù lượn có động cơ rất nhỏ, tốc độ chậm, là mục tiêu "thấp, chậm và nhỏ" nên khó bị radar mặt đất phát hiện. Tuy nhiên, Israel thường sử dụng hệ thống quang điện hồng ngoại để phát hiện và cảnh báo các mục tiêu ở độ cao thấp. Nhưng lần này, những chiếc dù lượn chạy bằng động cơ của chiến binh Hamas đã xâm nhập thành công, một phần lớn nguyên nhân là do sự sẵn sàng chiến đấu lỏng lẻo của Israel. Ngoài ra, theo đoạn video do Hamas công bố, các chiến binh Hamas đã tiến hành huấn luyện tương đối đầy đủ tại các địa điểm thực tế; đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của cuộc tấn công bất ngờ này. UAV là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, cũng xuất hiện lần này. Trang web "Defense Blog" cho biết, chiến binh Hamas đã rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và đang sử dụng UAV để tấn công xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel. Video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, một UAV cỡ nhỏ loại 4 trục của Hamas đã thả đạn chống tăng lên nóc xe tăng Merkava, nơi được bảo vệ kém nhất của xe. Theo xếp loại của trang “Quan sát quân sự” của Mỹ, xe tăng Merkava là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực có khả năng bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Thậm chí, Israel còn áp dụng giải pháp bố trí động cơ phía trước, để nâng cao khả năng bảo vệ phần thân xe phía trước. Tuy nhiên, trước các cuộc tấn công “bất đối xứng” từ UAV, xe tăng Merkava vốn có hiệu suất bảo vệ đa hướng tuyệt vời và thậm chí được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động, vẫn bị phá hủy. Ngoài việc sử dụng UAV tấn công xe tăng của Israel, UAV cỡ nhỏ còn được sử dụng để tấn công binh lính Israel. Các video trên mạng xã hội cho thấy, những chiếc UAV nhỏ bay lượn phía trên binh sĩ Israel và thả bom vào họ, nhưng phía Israel có rất ít phản ứng. Bên cạnh đó, cuộc tấn công bất ngờ của Hamas, vũ khí công nghệ cao của Israel dường như không phát huy tác dụng như được quảng cáo trước đó. Hệ thống bảo vệ tích cực Trophy trên xe tăng Merkava không hoạt động kém hiệu quả.Ngoài ra, hệ thống phòng không "Iron Dome (Vòm sắt)" huy hoàng một thời đã không phát huy được hiệu quả trước đây trong cuộc tấn công này. Theo hãng tin Mỹ CNN, chuyên gia quân sự Israel Jonathan Conricks đã mô tả cuộc đột kích lớn này là trận "Trân Châu Cảng" của Israel. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Tuyết Phong cho rằng, Hamas đã bắn tổng cộng hàng nghìn quả tên lửa trong cuộc tấn công này và ước tính hàng chục hoặc hàng trăm quả tên lửa sẽ được bắn đồng thời trong một đợt.Với số lượng tên lửa lớn như vậy, đã vượt quá khả năng đánh chặn của hệ thống “Vòm sắt”. Hơn nữa, cuộc tiến công diễn ra đột ngột và không phải tất cả các hệ thống Iron Dome đều có thể ở tư thế sẵn sàng đánh chặn, nên tác động đánh chặn đối với đợt tấn công đầu tiên có thể ở mức trung bình.
Chiến dịch tấn công lãnh thổ Israel do lực lượng vũ trang Hamas Palestine phát động từ Dải Gaza, có mật danh là "Cơn lũ Aqsa", nhằm vào "các vị trí sân bay và vị trí quân sự của kẻ thù". Trong cuộc tấn công này, vũ khí chủ yếu của Hamas vẫn là tên lửa tự chế.
Đánh giá từ một số video đăng trên mạng xã hội, tên lửa được Hamas sử dụng không còn là những tên lửa đơn giản, được gọi là "ống thép bay" trước đây; mà ít nhất được trang bị nhiều hệ thống phóng tên lửa tương tự như bệ phóng tên lửa tiêu chuẩn.
Tên lửa đơn giản trước đây có tên là Qassam, thực chất là một cánh đuôi được hàn vào một ống thép rồi nhồi đầy thuốc phóng và chất nổ tự chế; tên lửa được phóng từ một bệ phóng đơn giản được hàn bằng những thanh sắt V. Bộ Quốc phòng Israel bình luận về tên lửa Qassam năm 2006: "Nó giống một mối đe dọa tâm lý hơn là một mối đe dọa vật chất".
Dòng tên lửa Qassam thường có đường kính 115 mm, mẫu lớn nhất dài tới 2,44 mét, nặng từ 40 đến 50 kg, sử dụng hỗn hợp đường và kali nitrat làm nhiên liệu; tầm bắn tối đa 16 km. Thực tế Qassam có tầm bắn ngắn, sức công phá thấp, đường đạn bay không ổn định, độ chính xác kém và hiệu suất phóng tương đối thấp.
Trong video mới nhất do Hamas tung ra, một số lượng lớn hệ thống phóng tên lửa hạng nhẹ đã xuất hiện, mặc dù nhìn từ bề ngoài, những bệ phóng tên lửa này không thể so sánh với các bệ phóng tên lửa được sử dụng trong xung đột Nga-Ukraine, độ chính xác và tầm bắn của chúng đều hạn chế; nhưng độ tin cậy và tính ổn định của tên lửa lần này, vượt xa những gì mà các tên lửa đơn giản trước đây có thể sánh được.
Một đặc điểm khác của cuộc tấn công này là số lần phóng tương đối lớn. Theo thống kê của truyền thông Israel, trước cuộc tấn công này, trận tấn công bằng tên lửa nhiều nhất của người Palestine là vào năm 2021, khi 2.048 quả tên lửa được bắn ra.
Nhưng trong cuộc tấn công này, theo hãng tin AP của Pháp, quân đội Israel cho biết, Hamas đã bắn hơn 3.500 quả rocket suốt cả ngày. Còn hãng tin Mỹ CNN cho biết, chỉ huy quân sự Hamas là Mohammed Deif phát biểu, tổ chức này "nhắm vào các vị trí, sân bay và vị trí quân sự của kẻ thù bằng 5.000 quả rocket".
Ngoài việc sử dụng bệ phóng tên lửa cải tiến, còn có một số cải tiến đối với các loại vũ khí khác. Ví dụ, khi Hamas sử dụng đạn súng phóng lựu RPG-7 cải tiến để tấn công xe tăng của Israel; có thể đối phó hiệu quả với loại xe tăng Merkava 4 mới nhất của Israel.
Được hỗ trợ bởi vũ khí được cải tiến và huấn luyện chiến thuật thuần thục hơn, lực lượng vũ trang Palestine đã đạt được những kết quả bất ngờ trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.
Theo thông tin của "Defense Blog", Hamas đã phát động cuộc tấn công bất ngờ vào sáng ngày 7/10 và thu giữ hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép chở quân và hàng trăm phương tiện chiến thuật của Israel. Trong đó có ít nhất 5 xe tăng Merkava và 15 xe bọc thép bánh xích đã bị thu giữ tại các trạm kiểm soát và căn cứ quân sự của Israel.
Ngoài việc sử dụng vũ khí truyền thống, Hamas lần này cũng sử dụng "lực lượng không quân". Video trên mạng xã hội cho thấy chiến binh Hamas đã sử dụng dù lượn có động cơ để xâm nhập hiệu quả vào lãnh thổ Israel.
Bản thân mặt cắt phản xạ radar của dù lượn có động cơ rất nhỏ, tốc độ chậm, là mục tiêu "thấp, chậm và nhỏ" nên khó bị radar mặt đất phát hiện. Tuy nhiên, Israel thường sử dụng hệ thống quang điện hồng ngoại để phát hiện và cảnh báo các mục tiêu ở độ cao thấp.
Nhưng lần này, những chiếc dù lượn chạy bằng động cơ của chiến binh Hamas đã xâm nhập thành công, một phần lớn nguyên nhân là do sự sẵn sàng chiến đấu lỏng lẻo của Israel.
Ngoài ra, theo đoạn video do Hamas công bố, các chiến binh Hamas đã tiến hành huấn luyện tương đối đầy đủ tại các địa điểm thực tế; đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của cuộc tấn công bất ngờ này.
UAV là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, cũng xuất hiện lần này. Trang web "Defense Blog" cho biết, chiến binh Hamas đã rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và đang sử dụng UAV để tấn công xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel.
Video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, một UAV cỡ nhỏ loại 4 trục của Hamas đã thả đạn chống tăng lên nóc xe tăng Merkava, nơi được bảo vệ kém nhất của xe. Theo xếp loại của trang “Quan sát quân sự” của Mỹ, xe tăng Merkava là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực có khả năng bảo vệ tốt nhất trên thế giới.
Thậm chí, Israel còn áp dụng giải pháp bố trí động cơ phía trước, để nâng cao khả năng bảo vệ phần thân xe phía trước. Tuy nhiên, trước các cuộc tấn công “bất đối xứng” từ UAV, xe tăng Merkava vốn có hiệu suất bảo vệ đa hướng tuyệt vời và thậm chí được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động, vẫn bị phá hủy.
Ngoài việc sử dụng UAV tấn công xe tăng của Israel, UAV cỡ nhỏ còn được sử dụng để tấn công binh lính Israel. Các video trên mạng xã hội cho thấy, những chiếc UAV nhỏ bay lượn phía trên binh sĩ Israel và thả bom vào họ, nhưng phía Israel có rất ít phản ứng.
Bên cạnh đó, cuộc tấn công bất ngờ của Hamas, vũ khí công nghệ cao của Israel dường như không phát huy tác dụng như được quảng cáo trước đó. Hệ thống bảo vệ tích cực Trophy trên xe tăng Merkava không hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, hệ thống phòng không "Iron Dome (Vòm sắt)" huy hoàng một thời đã không phát huy được hiệu quả trước đây trong cuộc tấn công này. Theo hãng tin Mỹ CNN, chuyên gia quân sự Israel Jonathan Conricks đã mô tả cuộc đột kích lớn này là trận "Trân Châu Cảng" của Israel.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Tuyết Phong cho rằng, Hamas đã bắn tổng cộng hàng nghìn quả tên lửa trong cuộc tấn công này và ước tính hàng chục hoặc hàng trăm quả tên lửa sẽ được bắn đồng thời trong một đợt.
Với số lượng tên lửa lớn như vậy, đã vượt quá khả năng đánh chặn của hệ thống “Vòm sắt”. Hơn nữa, cuộc tiến công diễn ra đột ngột và không phải tất cả các hệ thống Iron Dome đều có thể ở tư thế sẵn sàng đánh chặn, nên tác động đánh chặn đối với đợt tấn công đầu tiên có thể ở mức trung bình.