Theo hãng tin CNN/Mỹ, Không quân Ukraine đã tiến hành cuộc đột kích vào một tàu chở hàng Mechanic Pogodin của Nga ở gần cửa sông Dnieper, phía nam tỉnh Kherson, Ukraine. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine thực hiện thành công cuộc tấn công vào một con tàu của Nga.Theo mô tả của CNN, một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine cất cánh từ tỉnh Nikolayev đã phóng một quả bom dẫn đường chính xác JDAM do Mỹ sản xuất và một quả bom dẫn đường Hammer của Pháp, để tấn công chính xác vào tàu chở hàng Mechanic Pogokin của Nga tại cửa sông.Ukraine tuyên bố con tàu này không phải mục tiêu dân sự, mà là mục tiêu quân sự, khi Nga trang bị hệ thống tác chiến điện tử và thiết bị trinh sát trên tàu. Con tàu có nhiệm vụ trinh sát và giám sát hoạt động của Quân đội Ukraine tại đây, đồng thời cũng là trạm chuyển tiếp liên lạc cho Quân đội Nga tại đó.Tàu chở hàng Pogodin bị Nga thu giữ của Ukraine ở Kherson và được giao cho Quân đội Nga sử dụng tại Kimbur Spit, gần cửa sông Dnieper; nó đóng vai trò là trạm chỉ huy giám sát và chuyển tiếp, đồng thời là nơi Nga phóng UAV tự sát lảng vảng Lancet, để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Ukraine. Gần đây, Pháp đã chuyển khoảng 600 quả bom dẫn đường chính xác Hammer cho Ukraine. Bom Hammer có trọng lượng nặng 250 kg, được trang bị hệ thống dẫn đường GPS và laser, có thể tấn công các mục tiêu trong phạm vi 70 km.Mỹ cũng đã chuyển giao bom dẫn đường GLSDB cho Ukraine vào năm 2023. Loại bom này có ưu điểm của nó là cực kỳ chính xác và có thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển, bao gồm cả tàu trên biển và trong mọi điều kiện thời tiết và không kể ngày hay đêm. Theo tình báo Nga cho biết, một số máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã được nâng cấp để phóng bom dẫn đường chính xác của Pháp và Mỹ. Đồng thời, tiêm kích MiG-29 còn có thể phóng cả tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ.Tuy nhiên, do máy bay MiG-29 của Ukraine có trọng tải cất cánh hạn chế, nếu được trang bị bom và tên lửa chống bức xạ của phương Tây, nó không thể mang theo được vũ khí phòng vệ; như vậy khả năng cơ động và tự vệ bị suy giảm. Do đó có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của máy bay chiến đấu Nga.Hiện tại số lượng máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine còn rất ít. Trước khi xảy ra cuộc xung đột, Ukraine có khoảng 20 chiếc MiG-29; Ba Lan và Séc đã hỗ trợ thêm 40 chiếc MiG-29, nâng tổng số MiG-29 của nước này lên khoảng 60-70 chiếc. Ước tính không quá 30 chiếc MiG-29 vẫn được sử dụng.Khi hoạt động ở tiền tuyến, đối mặt với hệ thống tên lửa phòng không dày đặc và tiêm kích phòng không Su-35 của Nga, nên trên thực tế, MiG-29 khó có cơ hội sống sót. Lần thành công này là do MiG-29 áp dụng chiến thuật đánh lén rồi bỏ chạy, khi bay ở độ cao thấp, rồi bất ngờ lao lên phóng một quả bom dẫn đường tầm xa. Sau khi phóng, chiếc MiG-29 của Ukraine lập tức quay đầu trở lại với tốc độ cao và nhanh chóng hạ thấp độ cao, nhằm tránh sự giám sát và đánh chặn của tên lửa phòng không S-300. Quả bom đã đánh trúng thành công tàu chở hàng Mechanic Pogodin của Nga cách đó vài chục km. Trong khi Quân đội Nga thả bom lượn có điều khiển, được cải tiến từ bom thường với quy mô lớn, nhằm bắn phá các cứ điểm tiền tuyến của Quân đội Ukraine, thì tiêm kích MiG-29 của Ukraine cũng phóng bom dẫn đường Hammer tấn công các vị trí của Quân đội Nga ở Avdiivka. Nhưng con số này chỉ bằng vài phần trăm của Quân đội Nga.Các cuộc tấn công bằng bom không đối đất và không đối hạm thực sự của Quân đội Ukraine sẽ phải đợi cho đến khi các máy bay chiến đấu F-16 mà phương Tây viện trợ cho Ukraine hoạt động đầy đủ. Về máy bay chiến đấu F-16, Ukraine chỉ có thể nhận 6 máy bay chiến đấu F-16 vào tháng 7 năm nay, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 45 máy bay chiến đấu F-16. Bởi vì tất cả các máy bay chiến đấu đều phải được sửa đổi và loại bỏ một số thiết bị bí mật.Số máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine sẽ không thực sự có hiệu quả chiến đấu cho đến cuối năm nay, hoặc thậm chí vào năm 2025. Ukraine về cơ bản không đạt được chiến quả nào trong cả năm 2023 và tiếp tục thất bại vào đầu năm 2024. Lý do thực sự nằm ở việc mất quyền kiểm soát trên không.Vậy so sánh vũ khí của Nga đang sử dụng trên chiến trường Ukraine và vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine hiện nay tương quan ra sao? Có thể nhận thấy vũ khí của Nga có số lượng nhiều và sức công phá lớn; trong đó vũ khí của phương Tây sức công phá nhỏ, nhưng mức chính xác cao.Ví dụ loại bom dẫn đường Mỹ cung cấp cho Ukraine chỉ là loại 100 kg, của Pháp cũng chỉ 250 kg. Còn đối với dòng bom lượn có điều khiển, cải tiến từ bom thường (FAB) của Quân đội Nga, mức thấp nhất là 250 kg, lớn nhất là 1.500 kg, loại bom dùng nhiều nhất là bom 500 kg. Về tên lửa lảng vảng, Nga mới đây đã tấn công Quân đội Ukraine trên hướng Grevoronsk gần khu vực biên giới vùng Belgorod bằng tên lửa lảng vảng Lancet, tiêu diệt 5 xe tăng, 3 pháo tự hành, 1 bệ phóng tên lửa, nhiều xe chiến đấu bộ binh và xe bán tải của Ukraine.Tên lửa lảng vảng (hay còn gọi là UAV tự sát) của Nga nổi tiếng nhất là loại Lancet, sử dụng đường dẫn hai chiều + đầu dò hồng ngoại. Lancet sử dụng loại đầu đạn cảm ứng, có thể phá hủy mục tiêu sử dụng các loại lưới chống UAV và tầm hoạt động tới 40 km.Đặc biệt là Lancet có thể tấn công lớp xe tăng Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, xe bọc thép bánh lốp Stryker và pháo tự hành M109A3 từ phía trên, nơi được bảo vệ yếu nhất và đều không chịu được đòn tấn công của Lancet.Còn loại tên lửa làng vảng Switchblade 300 của Mỹ viện trợ cho Ukraine, có sức công phá chỉ như một quả lựu đạn nhỏ; dù tấn công xe tăng hay xe bọc thép thì nó cũng không thể gây ra bất kỳ thiệt hại nào, mà chỉ có thể sát thương sinh lực lộ, tức là một hoặc hai lính bộ binh. Trên thực tế, UAV tự sát Switchblade 300 của Mỹ đã từng thể hiện mức chính xác cao, khi đã nhắm vào một phiến quân IS đang ẩn náu trên một con phố ở Baghdad, Iraq. Chiếc UAV này đã bay vòng phát hiện mục tiêu, sau đó tấn công một cách chính xác. Đó là vũ khí chống nổi dậy thì đúng hơn. Do vậy có thể rút ra là, khả năng ứng dụng tên lửa lảng vảng của Nga trong các cuộc chiến tranh quy mô lớn thông thường đủ sức tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một đòn đánh duy nhất. Còn tên lửa của Mỹ thì dùng cho các chiến dịch chống nổi dậy, nên họ thiên về mức chính xác (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Topwar).
Theo hãng tin CNN/Mỹ, Không quân Ukraine đã tiến hành cuộc đột kích vào một tàu chở hàng Mechanic Pogodin của Nga ở gần cửa sông Dnieper, phía nam tỉnh Kherson, Ukraine. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine thực hiện thành công cuộc tấn công vào một con tàu của Nga.
Theo mô tả của CNN, một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine cất cánh từ tỉnh Nikolayev đã phóng một quả bom dẫn đường chính xác JDAM do Mỹ sản xuất và một quả bom dẫn đường Hammer của Pháp, để tấn công chính xác vào tàu chở hàng Mechanic Pogokin của Nga tại cửa sông.
Ukraine tuyên bố con tàu này không phải mục tiêu dân sự, mà là mục tiêu quân sự, khi Nga trang bị hệ thống tác chiến điện tử và thiết bị trinh sát trên tàu. Con tàu có nhiệm vụ trinh sát và giám sát hoạt động của Quân đội Ukraine tại đây, đồng thời cũng là trạm chuyển tiếp liên lạc cho Quân đội Nga tại đó.
Tàu chở hàng Pogodin bị Nga thu giữ của Ukraine ở Kherson và được giao cho Quân đội Nga sử dụng tại Kimbur Spit, gần cửa sông Dnieper; nó đóng vai trò là trạm chỉ huy giám sát và chuyển tiếp, đồng thời là nơi Nga phóng UAV tự sát lảng vảng Lancet, để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Ukraine.
Gần đây, Pháp đã chuyển khoảng 600 quả bom dẫn đường chính xác Hammer cho Ukraine. Bom Hammer có trọng lượng nặng 250 kg, được trang bị hệ thống dẫn đường GPS và laser, có thể tấn công các mục tiêu trong phạm vi 70 km.
Mỹ cũng đã chuyển giao bom dẫn đường GLSDB cho Ukraine vào năm 2023. Loại bom này có ưu điểm của nó là cực kỳ chính xác và có thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển, bao gồm cả tàu trên biển và trong mọi điều kiện thời tiết và không kể ngày hay đêm.
Theo tình báo Nga cho biết, một số máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã được nâng cấp để phóng bom dẫn đường chính xác của Pháp và Mỹ. Đồng thời, tiêm kích MiG-29 còn có thể phóng cả tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ.
Tuy nhiên, do máy bay MiG-29 của Ukraine có trọng tải cất cánh hạn chế, nếu được trang bị bom và tên lửa chống bức xạ của phương Tây, nó không thể mang theo được vũ khí phòng vệ; như vậy khả năng cơ động và tự vệ bị suy giảm. Do đó có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của máy bay chiến đấu Nga.
Hiện tại số lượng máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine còn rất ít. Trước khi xảy ra cuộc xung đột, Ukraine có khoảng 20 chiếc MiG-29; Ba Lan và Séc đã hỗ trợ thêm 40 chiếc MiG-29, nâng tổng số MiG-29 của nước này lên khoảng 60-70 chiếc. Ước tính không quá 30 chiếc MiG-29 vẫn được sử dụng.
Khi hoạt động ở tiền tuyến, đối mặt với hệ thống tên lửa phòng không dày đặc và tiêm kích phòng không Su-35 của Nga, nên trên thực tế, MiG-29 khó có cơ hội sống sót. Lần thành công này là do MiG-29 áp dụng chiến thuật đánh lén rồi bỏ chạy, khi bay ở độ cao thấp, rồi bất ngờ lao lên phóng một quả bom dẫn đường tầm xa.
Sau khi phóng, chiếc MiG-29 của Ukraine lập tức quay đầu trở lại với tốc độ cao và nhanh chóng hạ thấp độ cao, nhằm tránh sự giám sát và đánh chặn của tên lửa phòng không S-300. Quả bom đã đánh trúng thành công tàu chở hàng Mechanic Pogodin của Nga cách đó vài chục km.
Trong khi Quân đội Nga thả bom lượn có điều khiển, được cải tiến từ bom thường với quy mô lớn, nhằm bắn phá các cứ điểm tiền tuyến của Quân đội Ukraine, thì tiêm kích MiG-29 của Ukraine cũng phóng bom dẫn đường Hammer tấn công các vị trí của Quân đội Nga ở Avdiivka. Nhưng con số này chỉ bằng vài phần trăm của Quân đội Nga.
Các cuộc tấn công bằng bom không đối đất và không đối hạm thực sự của Quân đội Ukraine sẽ phải đợi cho đến khi các máy bay chiến đấu F-16 mà phương Tây viện trợ cho Ukraine hoạt động đầy đủ.
Về máy bay chiến đấu F-16, Ukraine chỉ có thể nhận 6 máy bay chiến đấu F-16 vào tháng 7 năm nay, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 45 máy bay chiến đấu F-16. Bởi vì tất cả các máy bay chiến đấu đều phải được sửa đổi và loại bỏ một số thiết bị bí mật.
Số máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine sẽ không thực sự có hiệu quả chiến đấu cho đến cuối năm nay, hoặc thậm chí vào năm 2025. Ukraine về cơ bản không đạt được chiến quả nào trong cả năm 2023 và tiếp tục thất bại vào đầu năm 2024. Lý do thực sự nằm ở việc mất quyền kiểm soát trên không.
Vậy so sánh vũ khí của Nga đang sử dụng trên chiến trường Ukraine và vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine hiện nay tương quan ra sao? Có thể nhận thấy vũ khí của Nga có số lượng nhiều và sức công phá lớn; trong đó vũ khí của phương Tây sức công phá nhỏ, nhưng mức chính xác cao.
Ví dụ loại bom dẫn đường Mỹ cung cấp cho Ukraine chỉ là loại 100 kg, của Pháp cũng chỉ 250 kg. Còn đối với dòng bom lượn có điều khiển, cải tiến từ bom thường (FAB) của Quân đội Nga, mức thấp nhất là 250 kg, lớn nhất là 1.500 kg, loại bom dùng nhiều nhất là bom 500 kg.
Về tên lửa lảng vảng, Nga mới đây đã tấn công Quân đội Ukraine trên hướng Grevoronsk gần khu vực biên giới vùng Belgorod bằng tên lửa lảng vảng Lancet, tiêu diệt 5 xe tăng, 3 pháo tự hành, 1 bệ phóng tên lửa, nhiều xe chiến đấu bộ binh và xe bán tải của Ukraine.
Tên lửa lảng vảng (hay còn gọi là UAV tự sát) của Nga nổi tiếng nhất là loại Lancet, sử dụng đường dẫn hai chiều + đầu dò hồng ngoại. Lancet sử dụng loại đầu đạn cảm ứng, có thể phá hủy mục tiêu sử dụng các loại lưới chống UAV và tầm hoạt động tới 40 km.
Đặc biệt là Lancet có thể tấn công lớp xe tăng Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, xe bọc thép bánh lốp Stryker và pháo tự hành M109A3 từ phía trên, nơi được bảo vệ yếu nhất và đều không chịu được đòn tấn công của Lancet.
Còn loại tên lửa làng vảng Switchblade 300 của Mỹ viện trợ cho Ukraine, có sức công phá chỉ như một quả lựu đạn nhỏ; dù tấn công xe tăng hay xe bọc thép thì nó cũng không thể gây ra bất kỳ thiệt hại nào, mà chỉ có thể sát thương sinh lực lộ, tức là một hoặc hai lính bộ binh.
Trên thực tế, UAV tự sát Switchblade 300 của Mỹ đã từng thể hiện mức chính xác cao, khi đã nhắm vào một phiến quân IS đang ẩn náu trên một con phố ở Baghdad, Iraq. Chiếc UAV này đã bay vòng phát hiện mục tiêu, sau đó tấn công một cách chính xác. Đó là vũ khí chống nổi dậy thì đúng hơn.
Do vậy có thể rút ra là, khả năng ứng dụng tên lửa lảng vảng của Nga trong các cuộc chiến tranh quy mô lớn thông thường đủ sức tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một đòn đánh duy nhất. Còn tên lửa của Mỹ thì dùng cho các chiến dịch chống nổi dậy, nên họ thiên về mức chính xác (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Topwar).