Vũ khí Nhật rơi vào tay ai sau Chiến tranh Thế giới thứ 2?

Google News

(Kiến Thức) - Tính tới ngày 2/9/1945, đã có tổng cộng 1.283.237 lính Nhật ở chiến trường Trung Quốc buông khí giới đầu hàng – tuy nhiên con số này không bao gồm lực lượng đội quân Quan Đông, cùng với đó hàng hàng trăm ngàn vũ khí các loại.

Ngày 15/8/1945, khi Nhật Hoàng Hirohito đã tuyên bố nước Nhật đầu hàng vô điều kiện Quân đồng minh. Tới ngày 2/9 cùng năm, đã có tổng cộng 1.283.237 lính Nhật ở chiến trường Trung Quốc buông khí giới đầu hàng – tuy nhiên con số này không bao gồm lực lượng đội quân Quan Đông.

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, tổng số lính này bao gồm một sư đoàn cảm tử, hai sư đoàn không quân và 36 sư đoàn bộ binh. Đội quan Quan Đông của Trung Quốc đồn trú chủ yếu ở phía Bắc Nhật Bản – đã đầu hàng phía Liên Xô thay vì đầu hàng quân Quốc Dân Đảng cũng có quân số khổng lồ, bao gồm khoảng 750.000 lính với 3.700 khẩu pháo, 600 xe tăng và 150 máy bay chiến đấu.
Vu khi Nhat roi vao tay ai sau Chien tranh The gioi thu 2?
 Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, 2 tháng 9 năm 1945. Nguồn ảnh: Totally History.
Tổng cộng, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai trên Mặt trận Thái Bình Dương kết thúc, có hơn 2 triệu quân Nhật với gần 70 sư đoàn các loại trên đất Trung Quốc.

Lúc này, cả hai cánh quân lớn nhất của Quốc Dân Đảng đều ở phía Tây Nam, chỉ duy nhất có lực lượng “Cánh quân thứ tư” và lực lượng Cộng sản Kháng Nhật của lãnh tụ Mao Trạch Đông đang ở phía Bắc và miền Trung Trung Quốc đã tham gia vào quá trình giải giáp khí giới của Nhật Bản với hy vọng sẽ tận dụng được lượng vũ khí này làm chiến lợi phẩm để tái trang bị cho lực lượng quân đội của mình vì họ hiểu, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Trung Quốc sẽ lại tiếp tục bị lôi vào một cuộc nội chiến mới.

Ở phía đối địch, quân đội Nhật Bản cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự. Ví dụ như với Đội quân Quan Đông, họ phải đối mặt với “Cơn bão Tháng Tám” với việc Hồng quân Liên Xô tung ra những cánh quân mạnh nhất, thiện chiến nhất của mình vừa được đưa từ châu Âu sang. Bất cứ người lính Nhật nào cũng biết số phận của họ sẽ trở lên nghiệt ngã ra sao nếu rơi vào tay Hồng quân và cách dễ dàng nhất để có thể trở về quê hương lại là chạy về hướng Nam, tìm cách đầu hàng quân Trung Quốc.
Vu khi Nhat roi vao tay ai sau Chien tranh The gioi thu 2?-Hinh-2
 Số lượng vũ khí mà Quốc Dân Đảng thu được là cực kỳ nhiều. Ảnh: QQ.

Bằng chứng cho việc này đó là ngay khi các cánh quân của Hồng quân Trung Quốc tiến vào vùng Mãn Châu Lý, họ đã thu được rất nhiều vũ khí do quân Nhật bỏ lại trên đường rút lui về hướng Triều Tiên để từ Triều Tiên có thể về được Nhật Bản. Trong số những loại vũ khí mà Trung Quốc thu giữ được, có không ít vũ khí hạng nặng, bao gồm cả pháo hạng nặng 150 mm loại Nikko cùng với nhiều loại pháo, cối các cỡ khác. Thực tế, quân Nhật đã cố ném một vài loại vũ khí xuống biển hay đào hố chôn pháo hạng nặng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã huy động cả người dân tham gia vào quá trình đào bới, qua đó thu giữ được gần như hoàn toàn các loại vũ khí được Nhật bỏ lại tại đây.

Mặc dù vậy, một lượng vũ khí lớn của Đạo quân Quan Đông được Liên Xô thu giữ nhưng lại không giao số vũ khí này cho phía Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu, Liên Xô đã thu giữ được 700.000 khẩu súng trường, 12.000 khẩu súng máy và súng máy hạng nặng từ những lực lượng Nhật đầu hàng ở phía Bắc Mãn Châu Lý – đây là một "kho báu" thực sự với những người Trung Quốc lúc bấy giờ, tiếc là họ không thể tiếp cận được. Sau một thời gian đàm phán với Liên Xô, Hồng quân quyết định trao khoảng 10.000 khẩu súng trường các loại và dưới 4000 khẩu súng máy cùng súng máy hạng nặng cho phía Hồng quân Trung Quốc. Trong khi đó, phần lớn chiến lợi phẩm của đội quân Quan đông lại được Hồng quân trao cho quân đội Quốc Dân đảng – lên tới 700.000 khẩu súng trường và khoảng 300.000 súng máy.

Thực tế, quân đội Nhật Bản đã tìm mọi cách để phá huỷ càng nhiều vũ khí càng tốt trước khi ra hàng đối phương. Trong cuộc nội chiến Trung Quốc sau này, các tướng lĩnh của các phe tham chiến đều khẳng định, ở phía Đông Bắc Trung Quốc, Nhật đã cho xây dựng rất nhiều nhà kho ngầm dưới mặt đất để cất giấu một lượng lớn vũ khí. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng, Trung Quốc không tìm thấy tung tích của những nhà kho chứa vũ khí này, phải mãi tới những năm 50 sau này, khi Trung Quốc đã hoàn toàn độc lập, một vài kho vũ khí ngầm dưới lòng đất từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai mới được tìm thấy ở khu vực này.

Ngoài ra, theo các báo cáo của phía Nhật Bản tự thực hiện trong những năm 70 của thế kỷ trước, lực lượng quân đội của Tưởng Giới Thạch đã thu giữ được ít nhất 1000 máy bay chiến đấu các loại sau khi quân Nhật đầu hàng ở phía Nam Trung Quốc. Tuy nhiên do thiếu phụ tùng thay thế và linh kiện, phần lớn số lượng máy bay này đều không thể hoạt động tới quá năm 1947.

Rõ ràng, lượng vũ khí quá lớn của tàn quân Nhật được Quốc Dân Đảng thu được trong những tháng cuối năm 1945 khi Nhật đầu hàng đã tăng cường sức mạnh cho lực lượng này.

Mời độc giả xem Video: Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Mỹ.

Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)