Trả lời phỏng vấn TASS gần đây, Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport – ông Alexander Mikheyev tiết lộ, một số quốc gia Đông Nam Á đang dành sự quan tâm đặc biệt cho tổ hợp pháo chống tăng tự hành 2S25 Sprut-SD mà cụ thể là biến thể Sprut-SDM1. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Cũng theo ông Mikheyev, “Đây là loại phương tiện bọc thép hạng nhẹ duy nhất trên thế giới sở hữu sức mạnh ngang với xe tăng chiến đấu chủ lực. Ngoài ra nó còn có thể được triển khai bằng đường biển, đường không, cả ngày lẫn đêm, vượt qua địa hình mà các loại phương tiện khác không thể vượt qua được.” Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Bản thân Tập đoàn Rosoboronexport cũng hy vọng sự quan tâm lớn đến loại vũ khí này từ các quốc gia có điều kiện địa lý khó khăn. Đặc biệt, một số nước Đông Nam Á tỏ ra hứng thú với Sprut-SDM1. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Dù đại diện của Rosoboronexport không nói rõ quốc gia Đông Nam Á nào đang quan tâm tới Sprut-SDM1 thế nhưng dựa trên một số nguồn tin từ truyền thông Nga trong thời gian gần đây thì quốc gia đó chính là Việt Nam, mặc dù vậy cả Rosoboronexport hay Việt Nam vẫn chưa lên tiếng xác thực thông tin này. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Trong khi đó ở thời điểm hiện tại Quân đội Nga chỉ mới trang bị Sprut-SDM1 cho lực lượng đổ bộ đường không (VDV) của nước này, và đóng vai trò như phương tiện hỗ trợ hỏa lực chiến trường mạnh nhất trong biên chế VDV. Sức mạnh của Sprut-SDM1 cũng đã được chứng minh qua nhiều lần xuất hiện trong hàng ngũ VDV với hỏa lực áp đảo cả lực lượng xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Có một điểm đáng lưu tâm, 2S25 Sprut-SD được phân hạng là pháo tự hành chống tăng, tuy nhiên các tính năng của nó giống với một xe tăng hạng nhẹ. Thực tế, nhà máy Volgograd cũng chỉ định 2S25 Sprut-SD cho vai trò chống tăng, tiêu diệt bộ binh, công phá công sự phòng ngự yểm trợ trong các chiến dịch đổ bộ đường không và đổ bộ đường biển. Nó có sức mạnh của một xe tăng chiến đấu chủ lực, tính cơ động và khả năng bơi lội của xe tăng bơi hoặc xe chiến đấu bộ binh. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Mẫu pháo tự hành chống tăng này có trọng lượng 18 tấn, kíp lái 3 người, được trang bị một động cơ diesel được làm mát bằng nước 2V-06-2S có công suất 510 mã lực, tốc độ tối đa 70km/h trên đường nhựa, 10km/h khi lội nước. Đương nhiên, ngoài sông hồ thì 2S25 Sprut-SD hoàn toàn có khả năng tác chiến trên mặt biển, giới hạn là trong điều kiện sóng gió cấp 3. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Về mặt hỏa lực, Sprut-SD được vũ trang bằng pháo nòng trơn 2A75 125mm – sức mạnh tương đương khẩu 2A46M trên dòng xe tăng T-72/80/90. Pháo 2A75 125mm tích hợp cả hệ thống nạp đạn tự động đảm bảo tốc độ bắn tối đa lên tới 6-8 phát/phút với đạn thông thường và cả đạn tên lửa chống tăng. Hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 40 viên, trong đó có 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp tự động, 18 viên dự trữ ở khoang phía sau. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Tầm bắn sử dụng đạn xuyên giáp APFSDS trên 2A75 (có thể tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hiện đại) lên tới 2.000m, với đạn nổ phá mảnh lên tới 12,2km. Pháo 2A75 có thể bắn tên lửa chống tăng 9M119 Svir qua nòng, tầm bắn lên tới 4-5km, dùng hệ thống dẫn hướng bán tự động laser. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Hình ảnh 2S25 Sprut-SD vừa di chuyển dưới nước vừa bắn, điều mà không phải mẫu pháo chống tăng nào cũng có thể làm được. Nguồn ảnh: oruzhie.info.Sở dĩ 2S25 Sprut-SD làm được điều này là vì nó được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại cho phép khai hỏa trong khi hành tiến trên mặt biển, mặt đất. Hệ thống này được trang bị laser đo xa và máy tính đường đạn cung cấp dữ liệu về mục tiêu cùng bộ ổn định hai trục. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Ngoài pháo chính 125mm, Sprut-SDM1 còn được trang bị thêm 1 súng máy điều khiển từ xa 7,62mm với cơ số đạn 1.000 viên được lắp đặt trên tháp pháo cùng các thiết bị trinh sát. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Về hệ thống phòng vệ 2S25 Sprut-SD được trang bị hệ thống bảo vệ kết hợp giữa hợp kim nhôm với tấm giáp composite tăng đáng kể khả năng chống đạn. Giáp trước vát nghiêng có thể chống chịu đạn pháo 23mm cách 500m. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Theo quan chức của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Việt Nam dành sự quan tâm tới việc mua sắm 2S25 Sprut-SD là nhằm thay thế các xe tăng PT-76B và xe bọc thép lội nước BTR-60PB trong lực lượng hải quân đánh bộ. Đây là thông tin rất vui vì PT-76B đã khá lạc hậu trên thế giới, khó lòng gây tổn hại được tới các phương tiện chiến tranh hiện đại, trong khi lại dễ bị hư hại. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Mời độc giả xem video: Sức mạnh của pháo chống tăng tự hành Sprut-SD trên thực địa.
Trả lời phỏng vấn TASS gần đây, Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport – ông Alexander Mikheyev tiết lộ, một số quốc gia Đông Nam Á đang dành sự quan tâm đặc biệt cho tổ hợp pháo chống tăng tự hành 2S25 Sprut-SD mà cụ thể là biến thể Sprut-SDM1. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Cũng theo ông Mikheyev, “Đây là loại phương tiện bọc thép hạng nhẹ duy nhất trên thế giới sở hữu sức mạnh ngang với xe tăng chiến đấu chủ lực. Ngoài ra nó còn có thể được triển khai bằng đường biển, đường không, cả ngày lẫn đêm, vượt qua địa hình mà các loại phương tiện khác không thể vượt qua được.” Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Bản thân Tập đoàn Rosoboronexport cũng hy vọng sự quan tâm lớn đến loại vũ khí này từ các quốc gia có điều kiện địa lý khó khăn. Đặc biệt, một số nước Đông Nam Á tỏ ra hứng thú với Sprut-SDM1. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Dù đại diện của Rosoboronexport không nói rõ quốc gia Đông Nam Á nào đang quan tâm tới Sprut-SDM1 thế nhưng dựa trên một số nguồn tin từ truyền thông Nga trong thời gian gần đây thì quốc gia đó chính là Việt Nam, mặc dù vậy cả Rosoboronexport hay Việt Nam vẫn chưa lên tiếng xác thực thông tin này. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Trong khi đó ở thời điểm hiện tại Quân đội Nga chỉ mới trang bị Sprut-SDM1 cho lực lượng đổ bộ đường không (VDV) của nước này, và đóng vai trò như phương tiện hỗ trợ hỏa lực chiến trường mạnh nhất trong biên chế VDV. Sức mạnh của Sprut-SDM1 cũng đã được chứng minh qua nhiều lần xuất hiện trong hàng ngũ VDV với hỏa lực áp đảo cả lực lượng xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Có một điểm đáng lưu tâm, 2S25 Sprut-SD được phân hạng là pháo tự hành chống tăng, tuy nhiên các tính năng của nó giống với một xe tăng hạng nhẹ. Thực tế, nhà máy Volgograd cũng chỉ định 2S25 Sprut-SD cho vai trò chống tăng, tiêu diệt bộ binh, công phá công sự phòng ngự yểm trợ trong các chiến dịch đổ bộ đường không và đổ bộ đường biển. Nó có sức mạnh của một xe tăng chiến đấu chủ lực, tính cơ động và khả năng bơi lội của xe tăng bơi hoặc xe chiến đấu bộ binh. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Mẫu pháo tự hành chống tăng này có trọng lượng 18 tấn, kíp lái 3 người, được trang bị một động cơ diesel được làm mát bằng nước 2V-06-2S có công suất 510 mã lực, tốc độ tối đa 70km/h trên đường nhựa, 10km/h khi lội nước. Đương nhiên, ngoài sông hồ thì 2S25 Sprut-SD hoàn toàn có khả năng tác chiến trên mặt biển, giới hạn là trong điều kiện sóng gió cấp 3. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Về mặt hỏa lực, Sprut-SD được vũ trang bằng pháo nòng trơn 2A75 125mm – sức mạnh tương đương khẩu 2A46M trên dòng xe tăng T-72/80/90. Pháo 2A75 125mm tích hợp cả hệ thống nạp đạn tự động đảm bảo tốc độ bắn tối đa lên tới 6-8 phát/phút với đạn thông thường và cả đạn tên lửa chống tăng. Hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 40 viên, trong đó có 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp tự động, 18 viên dự trữ ở khoang phía sau. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Tầm bắn sử dụng đạn xuyên giáp APFSDS trên 2A75 (có thể tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hiện đại) lên tới 2.000m, với đạn nổ phá mảnh lên tới 12,2km. Pháo 2A75 có thể bắn tên lửa chống tăng 9M119 Svir qua nòng, tầm bắn lên tới 4-5km, dùng hệ thống dẫn hướng bán tự động laser. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Hình ảnh 2S25 Sprut-SD vừa di chuyển dưới nước vừa bắn, điều mà không phải mẫu pháo chống tăng nào cũng có thể làm được. Nguồn ảnh: oruzhie.info.
Sở dĩ 2S25 Sprut-SD làm được điều này là vì nó được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại cho phép khai hỏa trong khi hành tiến trên mặt biển, mặt đất. Hệ thống này được trang bị laser đo xa và máy tính đường đạn cung cấp dữ liệu về mục tiêu cùng bộ ổn định hai trục. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Ngoài pháo chính 125mm, Sprut-SDM1 còn được trang bị thêm 1 súng máy điều khiển từ xa 7,62mm với cơ số đạn 1.000 viên được lắp đặt trên tháp pháo cùng các thiết bị trinh sát. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Về hệ thống phòng vệ 2S25 Sprut-SD được trang bị hệ thống bảo vệ kết hợp giữa hợp kim nhôm với tấm giáp composite tăng đáng kể khả năng chống đạn. Giáp trước vát nghiêng có thể chống chịu đạn pháo 23mm cách 500m. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Theo quan chức của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Việt Nam dành sự quan tâm tới việc mua sắm 2S25 Sprut-SD là nhằm thay thế các xe tăng PT-76B và xe bọc thép lội nước BTR-60PB trong lực lượng hải quân đánh bộ. Đây là thông tin rất vui vì PT-76B đã khá lạc hậu trên thế giới, khó lòng gây tổn hại được tới các phương tiện chiến tranh hiện đại, trong khi lại dễ bị hư hại. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh của pháo chống tăng tự hành Sprut-SD trên thực địa.