Chính thức đưa quân can thiệp cuộc chiến chống khủng bố ở Syria năm 2015, vũ khí Nga đã thể hiện cực kỳ hiệu quả vai trò của mình. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những loại vũ khí đang không làm tốt nhiệm vụ, thậm chí gây ra hậu quả thảm khốc. Một trong số ít vũ khí Nga được xem là gây thất vọng nhất tại mặt trận Syria là tên lửa phòng không S-200. Nguồn ảnh: WikipediaĐúng ra thì S-200 được trang bị cho Quân đội Syria từ tháng 1/1983 dưới thời Liên Xô. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thì S-200 có dính dáng một phần tới Quân đội Nga khi Moscow tham gia việc hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp các khí tài S-200 sử dụng để bảo vệ vùng trời Syria trước các thế lực thù địch bên ngoài. Nguồn ảnh: WikipediaS-200 (NATO định danh là SA-5 Gammon) từng được xem là "niềm mơ ước" của nhiều quốc gia trên thế giới muốn tăng cường khả năng phòng thủ trên không. Nó được NPO Almaz phát triển từ đầu những năm 1960 để tiêu diệt các loại máy bay ném bom chiến thuật, chiến lược tầm cực cao và tầm cực xa, có thể bảo vệ vùng lãnh thổ cực kỳ rộng lớn. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa S-200 Angara ban đầu có tầm bắn 180km, trần bắn 20km, sau tăng lên 300km - cao 40km với phiên bản S-200 Vega. Thậm chí phiên bản S-200D Dubna nâng tầm bắn lên 400km, trần bắn từ 300m tới 40km. Loại tên lửa Syria đang sử dụng được cho là thuộc thế hệ S-200VE có tầm bắn 240km. Nguồn ảnh: WikipediaCó tính năng kỹ chiến thuật khủng khiếp, người ta đặt nhiều kỳ vọng vào việc S-200 có thể làm nên chuyện gì đó “kinh thiên động địa”. Tuy nhiên, “người tính luôn không bằng trời tính”, suốt thời gian dài từ 1967 tới tận năm 2015 nó mới thực sự tham chiến. Thời điểm này S-200 bị coi là “lạc hậu”, có lẽ vì thế mà “cơn ác mộng” một thời trở thành thứ vũ khí “thảm họa”. Nguồn ảnh: WikipediaPhải chống lại một Không quân Israel "thông minh", kíp trắc thủ S-200 Syria không là đối thủ xứng tầm. Trong các cuộc đụng độ nhỏ lẻ năm 2015-2016, S-200 đều không thể bảo vệ bầu trời Syria dù nhiều tên lửa rời được bắn đi, nhưng thường bay hết tầm rơi đâu đó xuống nước khác mà không trúng bất cứ cái gì. Nguồn ảnh: times of israelTất nhiên, "bại nhưng không nản", suốt nhiều năm các kíp trắc thủ Syria và Nga nỗ lực huấn luyện và tìm cách "phục thù". Ngày 10/2/2018, họ được đền đáp khi tổ hợp S-200 được cho là bắn rơi một tiêm kích F-16I Sufa. Thế nhưng, "niềm vui chẳng tày gang", không bao lâu sau S-200 bị nhấn chìm hoàn toàn "trong thảm kịch kinh hoàng nhất" liên quan tới hợp tác quân sự Nga - Syria. Nguồn ảnh: tasnimNgày 17/9/2018, tên lửa phòng không S-200 của Syria đã bắn nhầm máy bay trinh sát Il-20M của Không quân Nga đang hoạt động ở Địa Trung Hải khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ bắn nhầm xảy ra trong bối cảnh bầu trời Syria đang bị quấy nhiễu bởi các máy bay F-16I Sufa của Israel. Nguồn ảnh: USA TodayCác báo cáo điều tra sau đó cho rằng F-16 Israel đã lấy Il-20 làm "bia đỡ đạn" để đối phó phòng không Syria. Tuy nhiên, Tel Aviv phản pháo rằng thảm kịch xảy đến là do sự cẩu thả từ phía Syria, họ bắn lung tung lên trời... Nguồn ảnh: Iran DailyDẫu sao tấn thảm kịch đã phết một “vết nhơ khó gột sách” trong lịch sử chẳng mấy vẻ vang tổ hợp phòng không S-200 – niềm mơ ước một thời trên thế giới. Nguồn ảnh: fars newsTrong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 5N62 của tổ hợp S-200 có tầm trinh sát 270km, làm nhiệm vụ theo dõi và chiếu xạ vào mục tiêu. Một đài điều khiển loại này của Syria đã bị phá hủy bởi máy bay Israel hồi năm 2017. Nguồn ảnh: WikipediaBố phòng trận địa S-200 với đài 5N62 nằm giữa, xung quanh là 6 bệ phóng tên lửa. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video S-200 rời bệ phóng. Nguồn: Press TV
Chính thức đưa quân can thiệp cuộc chiến chống khủng bố ở Syria năm 2015, vũ khí Nga đã thể hiện cực kỳ hiệu quả vai trò của mình. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những loại vũ khí đang không làm tốt nhiệm vụ, thậm chí gây ra hậu quả thảm khốc. Một trong số ít vũ khí Nga được xem là gây thất vọng nhất tại mặt trận Syria là tên lửa phòng không S-200. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đúng ra thì S-200 được trang bị cho Quân đội Syria từ tháng 1/1983 dưới thời Liên Xô. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thì S-200 có dính dáng một phần tới Quân đội Nga khi Moscow tham gia việc hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp các khí tài S-200 sử dụng để bảo vệ vùng trời Syria trước các thế lực thù địch bên ngoài. Nguồn ảnh: Wikipedia
S-200 (NATO định danh là SA-5 Gammon) từng được xem là "niềm mơ ước" của nhiều quốc gia trên thế giới muốn tăng cường khả năng phòng thủ trên không. Nó được NPO Almaz phát triển từ đầu những năm 1960 để tiêu diệt các loại máy bay ném bom chiến thuật, chiến lược tầm cực cao và tầm cực xa, có thể bảo vệ vùng lãnh thổ cực kỳ rộng lớn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa S-200 Angara ban đầu có tầm bắn 180km, trần bắn 20km, sau tăng lên 300km - cao 40km với phiên bản S-200 Vega. Thậm chí phiên bản S-200D Dubna nâng tầm bắn lên 400km, trần bắn từ 300m tới 40km. Loại tên lửa Syria đang sử dụng được cho là thuộc thế hệ S-200VE có tầm bắn 240km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Có tính năng kỹ chiến thuật khủng khiếp, người ta đặt nhiều kỳ vọng vào việc S-200 có thể làm nên chuyện gì đó “kinh thiên động địa”. Tuy nhiên, “người tính luôn không bằng trời tính”, suốt thời gian dài từ 1967 tới tận năm 2015 nó mới thực sự tham chiến. Thời điểm này S-200 bị coi là “lạc hậu”, có lẽ vì thế mà “cơn ác mộng” một thời trở thành thứ vũ khí “thảm họa”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phải chống lại một Không quân Israel "thông minh", kíp trắc thủ S-200 Syria không là đối thủ xứng tầm. Trong các cuộc đụng độ nhỏ lẻ năm 2015-2016, S-200 đều không thể bảo vệ bầu trời Syria dù nhiều tên lửa rời được bắn đi, nhưng thường bay hết tầm rơi đâu đó xuống nước khác mà không trúng bất cứ cái gì. Nguồn ảnh: times of israel
Tất nhiên, "bại nhưng không nản", suốt nhiều năm các kíp trắc thủ Syria và Nga nỗ lực huấn luyện và tìm cách "phục thù". Ngày 10/2/2018, họ được đền đáp khi tổ hợp S-200 được cho là bắn rơi một tiêm kích F-16I Sufa. Thế nhưng, "niềm vui chẳng tày gang", không bao lâu sau S-200 bị nhấn chìm hoàn toàn "trong thảm kịch kinh hoàng nhất" liên quan tới hợp tác quân sự Nga - Syria. Nguồn ảnh: tasnim
Ngày 17/9/2018, tên lửa phòng không S-200 của Syria đã bắn nhầm máy bay trinh sát Il-20M của Không quân Nga đang hoạt động ở Địa Trung Hải khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ bắn nhầm xảy ra trong bối cảnh bầu trời Syria đang bị quấy nhiễu bởi các máy bay F-16I Sufa của Israel. Nguồn ảnh: USA Today
Các báo cáo điều tra sau đó cho rằng F-16 Israel đã lấy Il-20 làm "bia đỡ đạn" để đối phó phòng không Syria. Tuy nhiên, Tel Aviv phản pháo rằng thảm kịch xảy đến là do sự cẩu thả từ phía Syria, họ bắn lung tung lên trời... Nguồn ảnh: Iran Daily
Dẫu sao tấn thảm kịch đã phết một “vết nhơ khó gột sách” trong lịch sử chẳng mấy vẻ vang tổ hợp phòng không S-200 – niềm mơ ước một thời trên thế giới. Nguồn ảnh: fars news
Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 5N62 của tổ hợp S-200 có tầm trinh sát 270km, làm nhiệm vụ theo dõi và chiếu xạ vào mục tiêu. Một đài điều khiển loại này của Syria đã bị phá hủy bởi máy bay Israel hồi năm 2017. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bố phòng trận địa S-200 với đài 5N62 nằm giữa, xung quanh là 6 bệ phóng tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video S-200 rời bệ phóng. Nguồn: Press TV