Triển lãm Arms and Security 2019 diễn ra từ ngày 8 - 11/10 được xem như dịp để ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine trình diễn những sản phẩm mới nhất của mình.Một trong những mẫu vũ khí thu hút được nhiều sự quan tâm nhất chính là tên lửa không đối đất tầm xa siêu thanh (ASM) có tên định danh là Bliskavka (Lightning trong tiếng Anh)."Bliskavka sở hữu nhiều tính năng tương đồng Kh-31 của Nga nhưng nó có tốc độ tối đa nhanh hơn Mach 3,5 của tên lửa Nga và có khả năng tấn công chính xác hơn", đại diện nhà phát triển - Văn phòng thiết kế Yuzhnoye khẳng định trong lần ra mắt.Tương tự Kh-31, tên lửa Bliskavka có 3 phiên bản lắp các loại đầu dò khác nhau bao gồm radar chủ động cho phiên bản chống hạm, radar thụ động của biến chế chống bức xạ và biến thể lắp đầu dò quang điện tử.Đại diện của Yuzhnoye tự tin cho biết: "Mặc dù hầu hết thông tin về chương trình đang được bảo mật nhưng chúng tôi có thể khẳng định, với ưu thế phát triển sau, Bliskavka sẽ có những khả năng mà trên X-31 của Nga không thể".Tuy rằng còn phải kiểm chứng những thông tin mà nhà sản xuất tên lửa Bliskavka đưa ra nhưng hải quân Nga mà cụ thể là hạm đội Biển Đen sẽ có lý do phải lo lắng, bởi việc đánh chặn một tên lửa tương tự Kh-31 đã là điều vô cùng khó khăn.Tên lửa Kh-31 (NATO gọi bằng cái tên AS-17 Krypton) là một gia đình tên lửa không đối đất của Nga được trang bị cho các dòng máy bay chiến đấu hiện đại như MiG-29 Fulcrum hay Su-27 Flanker.Biến thể chống hạm (AShM) có mã định danh Kh-31A được lắp đầu dò radar chủ động, đây cũng là tên lửa chống hạm siêu thanh đầu tiên được trang bị cho máy bay chiến thuật. Tên lửa Kh-31A có chiều dài 4,7 m; đường kính thân 0,36 m; tầm bắn 50 km; mang đầu đạn trọng lượng 94 kg và có khả năng đạt vận tốc tối đa Mach 3,5.Kh-31 có một vài phiên bản, trong đó biến thể nổi tiếng nhất là tên lửa chống radar (ARM) Kh-31P, khác biệt giữa nó với Kh-31A nằm ở đầu dò radar thụ động thay vì chủ động, tầm bắn được kéo dài lên 110 km nhưng trọng lượng đầu đạn giảm xuống còn 87 kg.Hiện nay Kh-31 cũng được xem xét phát triển một biển thể không đối không tầm xa, nhằm biến nó trở thành "kẻ tiêu diệt máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS)".Các phiên bản nâng cấp Kh-31AD/PD tăng tầm bắn thêm 30% so với Kh-31A/P, chiều dài tên lửa tăng từ 4,70 m lên 5,23 m để lấy thêm không gian chứa nhiên liệu.Phiên bản Kh-31AM/PM được nâng cấp hệ thống điện tử và động cơ, có sức kháng cự đối với các biện pháp đối phó tốt hơn, động cơ 31DP cải tiến giúp tăng tầm bắn trong khi trọng lượng lại nhỏ hơn.Kh-31AM có đầu dò chủ động RGS-31 cải tiến, trong khi Kh-31PM thay thế đầu dò L-111, L-112 và L-113 bằng một khối đa băng sóng có tên gọi L-130. Tầm bắn của Kh-31AM/PM tăng lên tới 160 km và 200 km.Dự đoán sắp tới Ukraine sẽ tiến hành vụ phóng thử đối với tên lửa Bliskavka như một động thái chứng minh vũ khí của mình sở hữu tính năng kỹ chiến thuật "vượt xa Kh-31".
Triển lãm Arms and Security 2019 diễn ra từ ngày 8 - 11/10 được xem như dịp để ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine trình diễn những sản phẩm mới nhất của mình.
Một trong những mẫu vũ khí thu hút được nhiều sự quan tâm nhất chính là tên lửa không đối đất tầm xa siêu thanh (ASM) có tên định danh là Bliskavka (Lightning trong tiếng Anh).
"Bliskavka sở hữu nhiều tính năng tương đồng Kh-31 của Nga nhưng nó có tốc độ tối đa nhanh hơn Mach 3,5 của tên lửa Nga và có khả năng tấn công chính xác hơn", đại diện nhà phát triển - Văn phòng thiết kế Yuzhnoye khẳng định trong lần ra mắt.
Tương tự Kh-31, tên lửa Bliskavka có 3 phiên bản lắp các loại đầu dò khác nhau bao gồm radar chủ động cho phiên bản chống hạm, radar thụ động của biến chế chống bức xạ và biến thể lắp đầu dò quang điện tử.
Đại diện của Yuzhnoye tự tin cho biết: "Mặc dù hầu hết thông tin về chương trình đang được bảo mật nhưng chúng tôi có thể khẳng định, với ưu thế phát triển sau, Bliskavka sẽ có những khả năng mà trên X-31 của Nga không thể".
Tuy rằng còn phải kiểm chứng những thông tin mà nhà sản xuất tên lửa Bliskavka đưa ra nhưng hải quân Nga mà cụ thể là hạm đội Biển Đen sẽ có lý do phải lo lắng, bởi việc đánh chặn một tên lửa tương tự Kh-31 đã là điều vô cùng khó khăn.
Tên lửa Kh-31 (NATO gọi bằng cái tên AS-17 Krypton) là một gia đình tên lửa không đối đất của Nga được trang bị cho các dòng máy bay chiến đấu hiện đại như MiG-29 Fulcrum hay Su-27 Flanker.
Biến thể chống hạm (AShM) có mã định danh Kh-31A được lắp đầu dò radar chủ động, đây cũng là tên lửa chống hạm siêu thanh đầu tiên được trang bị cho máy bay chiến thuật.
Tên lửa Kh-31A có chiều dài 4,7 m; đường kính thân 0,36 m; tầm bắn 50 km; mang đầu đạn trọng lượng 94 kg và có khả năng đạt vận tốc tối đa Mach 3,5.
Kh-31 có một vài phiên bản, trong đó biến thể nổi tiếng nhất là tên lửa chống radar (ARM) Kh-31P, khác biệt giữa nó với Kh-31A nằm ở đầu dò radar thụ động thay vì chủ động, tầm bắn được kéo dài lên 110 km nhưng trọng lượng đầu đạn giảm xuống còn 87 kg.
Hiện nay Kh-31 cũng được xem xét phát triển một biển thể không đối không tầm xa, nhằm biến nó trở thành "kẻ tiêu diệt máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS)".
Các phiên bản nâng cấp Kh-31AD/PD tăng tầm bắn thêm 30% so với Kh-31A/P, chiều dài tên lửa tăng từ 4,70 m lên 5,23 m để lấy thêm không gian chứa nhiên liệu.
Phiên bản Kh-31AM/PM được nâng cấp hệ thống điện tử và động cơ, có sức kháng cự đối với các biện pháp đối phó tốt hơn, động cơ 31DP cải tiến giúp tăng tầm bắn trong khi trọng lượng lại nhỏ hơn.
Kh-31AM có đầu dò chủ động RGS-31 cải tiến, trong khi Kh-31PM thay thế đầu dò L-111, L-112 và L-113 bằng một khối đa băng sóng có tên gọi L-130. Tầm bắn của Kh-31AM/PM tăng lên tới 160 km và 200 km.
Dự đoán sắp tới Ukraine sẽ tiến hành vụ phóng thử đối với tên lửa Bliskavka như một động thái chứng minh vũ khí của mình sở hữu tính năng kỹ chiến thuật "vượt xa Kh-31".