Về hỏa lực chính của của xe tăng T-90S Việt Nam là một pháo nòng trơn loại 125 mm 2A46M2; vũ khí phụ ngoài ra còn có một súng máy đồng trục với pháo chính (dùng đại liên PKTM 7,62 mm), thì trên nóc xe còn có một trạm vũ khí điều khiển từ xa, trang bị một súng máy hạng nặng 12,7 mm KORD.Các loại xe tăng do Liên Xô chế tạo, từ phiên bản T-62 trở về trước, đều được trang bị súng máy phòng không 12,7 mm DShK 1938; sau này, từ phiên bản T-64 trở đi, được trang bị súng máy các loại súng máy hạng nặng 12,7mm NSV và NSVT. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV.Súng máy hạng nặng 12,7 NSV do Nhà máy Metallist chế tạo, được đặt ở Kazakhstan. Sau khi Liên Xô tan rã, Kazakhstan tuyên bố độc lập, và theo thỏa thuận, họ được giữ tất cả các bản vẽ tổng thể và các tài liệu sản xuất khác đối với loại vũ khí này. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV. Để chủ động nguồn cung, tránh bị phụ thuộc, Quân đội Nga đã đặt hàng các nhà sáng chế vũ khí Nga một mẫu súng máy hạng nặng mới, có thể trang bị cho các phân đội bộ binh, và lắp đặt trên trực thăng, xe tăng, xe thiết giáp; thay thế các loại súng máy hạng nặng 12,7mm NSV và NSVT đã được biên chế trong quân đội Liên Xô từ năm 1969. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV.Nhiệm vụ thiết kế mẫu súng máy hạng nặng mới được giao cho các nhà thiết kế của nhà máy chế tạo vũ khí Degtyarov (ZID) tại thành phố Kovrov. Nhà máy này từng sản xuất khẩu 12,7 mm DShK 1938, hiện còn trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ảnh: Súng máy phòng không 12,7 mm DShK 1938.Để thiết kế mẫu súng máy hạng nặng mới này, một điều thuận lợi với nhóm thiết kế của ZID là họ không phải bắt đầu từ con số 0, mà được kế thừa một bản thiết kế súng máy hạng nặng 12,7 mm có từ năm 1987 - nhưng do sự sụp đổ của Liên Xô nên chương trình đã bị trì hoãn. Năm 1997, mẫu súng này được thử nghiệm cấp nhà nước; được Quân đội Nga chấp nhận đưa vào biên chế năm 2001. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV.Súng máy "KORD" (Konstruktsija ORuzheinikov-Degtyarovtsev - Thiết kế của nhóm nhà máy Degtyarov), mã số vũ khí quân đội 6P50 là súng máy hạng nặng được trang bị cho các đơn vị bộ binh và lắp đặt trên những chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga khi đó là T-80U và T-90S.Đặc điểm nổi bật của khẩu 12,7mm KORD là có độ giật tương đối thấp, cùng với khối lượng nhẹ (31 kg), súng hoạt động theo nguyên lý trích khí dài, nòng súng khi bắn được làm mát bằng không khí; tiếp đạn bằng dây, hộp tiếp đạn có thể tháo lắp nhanh chóng và súng chỉ có tính năng bắn tự động.Điểm cấu tạo đặc biệt là cơ cấu giảm giật đầu nòng kiêm loa che lửa được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ cơ cấu này, giúp súng giảm 30% lực giật lên giá súng và tăng độ chụm của súng khi bắn.Dây tiếp đạn của súng bằng thép, tái sử dụng nhiều lần; cửa tiếp đạn từ bên phải súng, nhưng có thể tùy chỉnh từ bên trái nếu muốn. Các vỏ đạn sau khi bắn được đẩy ra phía trước thông qua một ống ngắn gắn vào phía bên phải của súng. Về hệ thống phát hỏa, 12,7mm KORD sử dụng cơ cấu cò điện khi súng lắp trên các phương tiện xe tăng, xe cơ giới.Nhờ áp dụng những thiết kế mới cùng với khả năng chế tạo hoàn hảo đem lại cho khẩu 12,7mm KORD khả năng dễ khai thác, tháo lắp và bảo dưỡng so với các khẩu súng tiền nhiệm trước nó. KORD vẫn sử dụng đạn của các phiên bản 12,7 mm trước đó (đạn cỡ 12.7x108 mm) nên tiết kiệm chi phí sản xuất đạn.Về tính năng kỹ chiến thuật, tầm bắn hiệu quả trong phạm vi 2.000 m với mục tiêu mặt đất; 1.500 m với mục tiêu trên không; ở cự ly: 1.000 m; đạn có thể xuyên thép 15 mm ở cự ly 500m. Độ bền nòng súng: 10.000 phát bắn; tốc độ bắn lý thuyết: 600-750 phát/phút; sơ tốc đầu nòng: 820-860 m/s.Không giống như các loại súng 12,7 gắn trên các loại xe tăng kiểu cũ, khẩu 12,7mm KORD gắn trên nóc xe phiên bản T-90S, pháo thủ có thể quan sát và lấy phần tử và bắn từ trong xe, không phải thò nửa thân trên tháp pháo; do vậy bảo đảm an toàn trong chiến đấu. Kính ngắm đi kèm trạm điều khiển từ xa có thể quan sát trong mọi điều kiện thời tiết, ban đêm và khói bụi. Ảnh: Binh chủng Tăng - thiết giáp. Video Vừa về đến Việt Nam, xe tăng T-90 đã được đưa ngay vào trực chiến - Nguồn: QPVN
Về hỏa lực chính của của xe tăng T-90S Việt Nam là một pháo nòng trơn loại 125 mm 2A46M2; vũ khí phụ ngoài ra còn có một súng máy đồng trục với pháo chính (dùng đại liên PKTM 7,62 mm), thì trên nóc xe còn có một trạm vũ khí điều khiển từ xa, trang bị một súng máy hạng nặng 12,7 mm KORD.
Các loại xe tăng do Liên Xô chế tạo, từ phiên bản T-62 trở về trước, đều được trang bị súng máy phòng không 12,7 mm DShK 1938; sau này, từ phiên bản T-64 trở đi, được trang bị súng máy các loại súng máy hạng nặng 12,7mm NSV và NSVT. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV.
Súng máy hạng nặng 12,7 NSV do Nhà máy Metallist chế tạo, được đặt ở Kazakhstan. Sau khi Liên Xô tan rã, Kazakhstan tuyên bố độc lập, và theo thỏa thuận, họ được giữ tất cả các bản vẽ tổng thể và các tài liệu sản xuất khác đối với loại vũ khí này. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV.
Để chủ động nguồn cung, tránh bị phụ thuộc, Quân đội Nga đã đặt hàng các nhà sáng chế vũ khí Nga một mẫu súng máy hạng nặng mới, có thể trang bị cho các phân đội bộ binh, và lắp đặt trên trực thăng, xe tăng, xe thiết giáp; thay thế các loại súng máy hạng nặng 12,7mm NSV và NSVT đã được biên chế trong quân đội Liên Xô từ năm 1969. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV.
Nhiệm vụ thiết kế mẫu súng máy hạng nặng mới được giao cho các nhà thiết kế của nhà máy chế tạo vũ khí Degtyarov (ZID) tại thành phố Kovrov. Nhà máy này từng sản xuất khẩu 12,7 mm DShK 1938, hiện còn trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ảnh: Súng máy phòng không 12,7 mm DShK 1938.
Để thiết kế mẫu súng máy hạng nặng mới này, một điều thuận lợi với nhóm thiết kế của ZID là họ không phải bắt đầu từ con số 0, mà được kế thừa một bản thiết kế súng máy hạng nặng 12,7 mm có từ năm 1987 - nhưng do sự sụp đổ của Liên Xô nên chương trình đã bị trì hoãn. Năm 1997, mẫu súng này được thử nghiệm cấp nhà nước; được Quân đội Nga chấp nhận đưa vào biên chế năm 2001. Ảnh: Súng máy hạng nặng 12,7mm NSV.
Súng máy "KORD" (Konstruktsija ORuzheinikov-Degtyarovtsev - Thiết kế của nhóm nhà máy Degtyarov), mã số vũ khí quân đội 6P50 là súng máy hạng nặng được trang bị cho các đơn vị bộ binh và lắp đặt trên những chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga khi đó là T-80U và T-90S.
Đặc điểm nổi bật của khẩu 12,7mm KORD là có độ giật tương đối thấp, cùng với khối lượng nhẹ (31 kg), súng hoạt động theo nguyên lý trích khí dài, nòng súng khi bắn được làm mát bằng không khí; tiếp đạn bằng dây, hộp tiếp đạn có thể tháo lắp nhanh chóng và súng chỉ có tính năng bắn tự động.
Điểm cấu tạo đặc biệt là cơ cấu giảm giật đầu nòng kiêm loa che lửa được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ cơ cấu này, giúp súng giảm 30% lực giật lên giá súng và tăng độ chụm của súng khi bắn.
Dây tiếp đạn của súng bằng thép, tái sử dụng nhiều lần; cửa tiếp đạn từ bên phải súng, nhưng có thể tùy chỉnh từ bên trái nếu muốn. Các vỏ đạn sau khi bắn được đẩy ra phía trước thông qua một ống ngắn gắn vào phía bên phải của súng. Về hệ thống phát hỏa, 12,7mm KORD sử dụng cơ cấu cò điện khi súng lắp trên các phương tiện xe tăng, xe cơ giới.
Nhờ áp dụng những thiết kế mới cùng với khả năng chế tạo hoàn hảo đem lại cho khẩu 12,7mm KORD khả năng dễ khai thác, tháo lắp và bảo dưỡng so với các khẩu súng tiền nhiệm trước nó. KORD vẫn sử dụng đạn của các phiên bản 12,7 mm trước đó (đạn cỡ 12.7x108 mm) nên tiết kiệm chi phí sản xuất đạn.
Về tính năng kỹ chiến thuật, tầm bắn hiệu quả trong phạm vi 2.000 m với mục tiêu mặt đất; 1.500 m với mục tiêu trên không; ở cự ly: 1.000 m; đạn có thể xuyên thép 15 mm ở cự ly 500m. Độ bền nòng súng: 10.000 phát bắn; tốc độ bắn lý thuyết: 600-750 phát/phút; sơ tốc đầu nòng: 820-860 m/s.
Không giống như các loại súng 12,7 gắn trên các loại xe tăng kiểu cũ, khẩu 12,7mm KORD gắn trên nóc xe phiên bản T-90S, pháo thủ có thể quan sát và lấy phần tử và bắn từ trong xe, không phải thò nửa thân trên tháp pháo; do vậy bảo đảm an toàn trong chiến đấu. Kính ngắm đi kèm trạm điều khiển từ xa có thể quan sát trong mọi điều kiện thời tiết, ban đêm và khói bụi. Ảnh: Binh chủng Tăng - thiết giáp.
Video Vừa về đến Việt Nam, xe tăng T-90 đã được đưa ngay vào trực chiến - Nguồn: QPVN