Cục diện chiến trường Idlib trong ngày 1/3 đã có sự đảo chiều ngoạn mục, khi phiến quân đối lập đang ở thế chống đỡ bỗng phản công dữ dội và chiếm được tới 21 khu định cư từ tay quân đội chính phủ Syria.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự thiếu vắng yểm trợ hỏa lực đường không, sau khi sân bay Hmeimim của Nga hứng chịu vụ tập kích bằng pháo phản lực phóng loạt dẫn tới gián đoạn hoạt động.Bên cạnh đó, không quân Syria cũng đang trong tình trạng không thể cất cánh sau khi nhận ra đối tượng bắn hạ 2 chiếc cường kích Su-24MK của mình chính là tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.Nhưng để nhanh chóng bù đắp thiếu hụt hỏa lực yểm trợ cho đồng minh, Nga đã cấp tốc viện trợ thêm cho SAA nhiều tổ hợp phun lửa hạng nặng hay còn gọi là pháo phản lực nhiệt áp.Theo Inforuss, trong vài ngày qua, Moskva đã chuyển một số hệ thống phun lửa hạng nặng sang Syria. Vũ khí này rất hiệu quả trong việc gây sát thương nhân lực, xe bọc thép và công sự vững chắc trên các khu vực rộng lớn.Với thông tin có tới 10 hệ thống vũ khí này được Nga cấp tốc đưa tới chiến trường Syria, tổng diện tích được bao phủ trong một loạt đạn lớn có thể lên tới 40 km, sức mạnh hủy diệt có lẽ chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân.Đáng chú ý hơn, ngoài TOS-1A Buratino, Inforuss cho biết Nga còn đưa tới chiến trường Syria tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp thế hệ mới nhất của mình, chỉ vừa mới được thử nghiệm thành công, đó chính là hệ thống Solntsepek.Vào tháng 9/2019, các nguồn tin quân sự Nga cho biết, quân đội nước này sắp đưa vào biên chế 2 tổ hợp phun lửa hạng nặng thế hệ mới mang tên Tosochka và Solntsepek để từng bước thay thế cho TOS-1A Buratino.Tổng công trình sư Nicholas Makarovets của công ty phát triển sản phẩm - liên hiệp nghiên cứu - sản xuất SPLAV (thành viên của Rostec) cho biết tổ hợp Tosochka vẫn sử dụng khung gầm xe tăng T-72 nhưng Solntsepek lại đặt trên xe thiết giáp bánh hơi.Các nhà phát triển cho biết thiết kế như vậy là đã có tính đến kinh nghiệm hoạt động của các hệ thống phun lửa đặt trên khung gầm bánh xích trong điều kiện sa mạc như tại Syria và Iraq.Việc Nga sử dụng khung gầm bánh hơi cho tổ hợp Sontsepek được cho là khá khó hiểu, nhưng điều này đã được Tổng giám đốc tập đoàn Techmash, ông Vladimir Lepin giải đáp rõ.Ông Vladimir Lepin cho biết trên khu vực chiến trường xen lẫn địch - ta theo kiểu “da báo”, các phương tiện sử dụng khung gầm bánh xích không đảm bảo độ cơ động trong chiến đấu.Xe bánh xích yêu cầu phải được vận chuyển thông qua phương tiện đặc chủng, gây hạn chế trong khai thác sử dụng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của chiến trường.Bên cạnh đó việc phải huy động thêm nhiều nhiều phương tiện vận tải sẽ gây ra mức độ cồng kềnh lớn, khiến nguy cơ bị tấn công phục kích bằng phương tiện nổ tự chế và máy bay không người lái vũ trang là rất cao.Chính vì vậy các nhà thiết kế đã chế tạo ra Solntsepek sử dụng khung gầm xe thiết giáp bánh hơi cho mục đích trên, còn Tosochka vẫn đặt trên khung xe tăng T-72 để triển khai cho chiến trường quy ước phân định rõ giới tuyến.Dựa trên khung gầm mới, có thể dự đoán rằng hệ thống phun lửa hạng nặng thế hệ tiếp theo của Nga sẽ vừa có tầm bắn xa như pháo phản lực thông thường trong khi uy lực vẫn được giữ nguyên và không có sự thay đổi lớn.Tosochka và Solntsepek nhiều khả năng sẽ có giàn phóng tương tự nhau, được trang bị các loại đạn nhiệt áp có kích thước lớn hơn TOS-1A Buratino nhằm mục đích vừa nâng cao tầm bắn lại tăng cường cả uy lực.Hệ thống Solntsepek được báo cáo đã có màn thể hiện ấn tượng tại cuộc tập trận Tsentr 2019, việc vũ khí này chính thức "thử lửa" tại chiến trường Syria sẽ giúp Nga hiệu chỉnh lần cuối trước khi sản xuất hàng loạt.
Cục diện chiến trường Idlib trong ngày 1/3 đã có sự đảo chiều ngoạn mục, khi phiến quân đối lập đang ở thế chống đỡ bỗng phản công dữ dội và chiếm được tới 21 khu định cư từ tay quân đội chính phủ Syria.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự thiếu vắng yểm trợ hỏa lực đường không, sau khi sân bay Hmeimim của Nga hứng chịu vụ tập kích bằng pháo phản lực phóng loạt dẫn tới gián đoạn hoạt động.
Bên cạnh đó, không quân Syria cũng đang trong tình trạng không thể cất cánh sau khi nhận ra đối tượng bắn hạ 2 chiếc cường kích Su-24MK của mình chính là tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng để nhanh chóng bù đắp thiếu hụt hỏa lực yểm trợ cho đồng minh, Nga đã cấp tốc viện trợ thêm cho SAA nhiều tổ hợp phun lửa hạng nặng hay còn gọi là pháo phản lực nhiệt áp.
Theo Inforuss, trong vài ngày qua, Moskva đã chuyển một số hệ thống phun lửa hạng nặng sang Syria. Vũ khí này rất hiệu quả trong việc gây sát thương nhân lực, xe bọc thép và công sự vững chắc trên các khu vực rộng lớn.
Với thông tin có tới 10 hệ thống vũ khí này được Nga cấp tốc đưa tới chiến trường Syria, tổng diện tích được bao phủ trong một loạt đạn lớn có thể lên tới 40 km, sức mạnh hủy diệt có lẽ chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân.
Đáng chú ý hơn, ngoài TOS-1A Buratino, Inforuss cho biết Nga còn đưa tới chiến trường Syria tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp thế hệ mới nhất của mình, chỉ vừa mới được thử nghiệm thành công, đó chính là hệ thống Solntsepek.
Vào tháng 9/2019, các nguồn tin quân sự Nga cho biết, quân đội nước này sắp đưa vào biên chế 2 tổ hợp phun lửa hạng nặng thế hệ mới mang tên Tosochka và Solntsepek để từng bước thay thế cho TOS-1A Buratino.
Tổng công trình sư Nicholas Makarovets của công ty phát triển sản phẩm - liên hiệp nghiên cứu - sản xuất SPLAV (thành viên của Rostec) cho biết tổ hợp Tosochka vẫn sử dụng khung gầm xe tăng T-72 nhưng Solntsepek lại đặt trên xe thiết giáp bánh hơi.
Các nhà phát triển cho biết thiết kế như vậy là đã có tính đến kinh nghiệm hoạt động của các hệ thống phun lửa đặt trên khung gầm bánh xích trong điều kiện sa mạc như tại Syria và Iraq.
Việc Nga sử dụng khung gầm bánh hơi cho tổ hợp Sontsepek được cho là khá khó hiểu, nhưng điều này đã được Tổng giám đốc tập đoàn Techmash, ông Vladimir Lepin giải đáp rõ.
Ông Vladimir Lepin cho biết trên khu vực chiến trường xen lẫn địch - ta theo kiểu “da báo”, các phương tiện sử dụng khung gầm bánh xích không đảm bảo độ cơ động trong chiến đấu.
Xe bánh xích yêu cầu phải được vận chuyển thông qua phương tiện đặc chủng, gây hạn chế trong khai thác sử dụng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của chiến trường.
Bên cạnh đó việc phải huy động thêm nhiều nhiều phương tiện vận tải sẽ gây ra mức độ cồng kềnh lớn, khiến nguy cơ bị tấn công phục kích bằng phương tiện nổ tự chế và máy bay không người lái vũ trang là rất cao.
Chính vì vậy các nhà thiết kế đã chế tạo ra Solntsepek sử dụng khung gầm xe thiết giáp bánh hơi cho mục đích trên, còn Tosochka vẫn đặt trên khung xe tăng T-72 để triển khai cho chiến trường quy ước phân định rõ giới tuyến.
Dựa trên khung gầm mới, có thể dự đoán rằng hệ thống phun lửa hạng nặng thế hệ tiếp theo của Nga sẽ vừa có tầm bắn xa như pháo phản lực thông thường trong khi uy lực vẫn được giữ nguyên và không có sự thay đổi lớn.
Tosochka và Solntsepek nhiều khả năng sẽ có giàn phóng tương tự nhau, được trang bị các loại đạn nhiệt áp có kích thước lớn hơn TOS-1A Buratino nhằm mục đích vừa nâng cao tầm bắn lại tăng cường cả uy lực.
Hệ thống Solntsepek được báo cáo đã có màn thể hiện ấn tượng tại cuộc tập trận Tsentr 2019, việc vũ khí này chính thức "thử lửa" tại chiến trường Syria sẽ giúp Nga hiệu chỉnh lần cuối trước khi sản xuất hàng loạt.