Theo đó hiện tại Nhà máy Z176 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) đã thành công trong việc chế tạo các loại vũ khí bơm hơi mô phỏng vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại có trong biên chế Quân đội ta hiện nay. Trong đó có thể kể tới xe tăng T-55, tổ hợp tên lửa S-300PMU1, tiêm kích đa năng Su-30MK2... Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Việc Việt Nam có thể chế tạo được các phương tiện ngụy trang vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại giành được sự quan tâm đặc biệt từ truyền thông Nga cũng như trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Trong ảnh là một số mẫu vũ khí bơm hơi do Nhà máy Z176 chế tạo. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Theo trang quân sự Sina của Trung Quốc, việc sử dụng vũ khí ngụy trang là rất phổ biết trong lịch sử quân sự thế giới, có thể gây nhầm lẫn cho kẻ thù và giảm bớt tỷ lệ tổn thất của thiết bị chiến trường. Đồng thời còn đánh lừa được trinh sát tình báo của bên kia và che giấu mục đích chiến lược thực sự. Sina còn nhận định ở điểm này Quân đội Việt Nam đang làm rất tốt. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Trong khi đó tờ Avia.pro của Nga lại tỏ ra khâm phục tài năng và trí tuệ của các kỹ sư quân sự Việt Nam khi có thể sản xuất được các hệ thống vũ khí ngụy trang bằng cao su có hình dáng bên ngoài rất giống các loại vũ khí nổi tiếng của nước này như Su-30MK2 và S-300PMU1. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Tờ báo Nga còn cho biết, trong chiến tranh hiện đại với các loại vũ khí bơm hơi này lực lượng được trang bị có thể nâng cao khả năng sống còn cho các hệ thống vũ khí trang bị thật. Đối phương sẽ tiêu diệt các mục tiêu giả, và như vậy là tiêu hao thời gian quý báu để tìm các mục tiêu thật. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Truyền thông Nga và Trung Quốc mô tả khá chi tiết các loại vũ khí bơm hơi của Việt Nam như việc chúng đều được chế tạo theo hình dạng và kích thước của vũ khí thật, có thể được triển khai và thu hồi trong thời gian ngắn. Hiện tại Quân đội Nga và cả Trung Quốc đều đã và đang phát triển nhiều loại vũ khí bơm hơi khác nhau mô phỏng nhiều loại vũ khí có trong biên chế của các nước này. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Trong ảnh hai phương tiện mô phỏng xe mang phóng tự hành 5P85 thuộc tổ hợp S-300PMU1. Đối phương rất khó để có thể xác định đâu là vũ khí thật, đâu là vũ khí giả kể cả khi sử dụng các biện pháp trinh sát điện tử từ trên không. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Bên cạnh đó vũ khí bơm hơi được làm bằng vật liệu đặc biệt, rất khó để mắt người có thể phân biệt chúng với vũ khí thật trong vòng 100 mét, thậm chí còn phát ra tín hiệu hồng ngoại hay phản xạ sóng radar như thật nhằm đánh lừa phương tiện trinh sát công nghệ cao. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Ngoài các tên lửa S-300, từ năm 2017 Nhà máy Z176 cũng đã chế tạo thành công khí tài ngụy trang mô phỏng tiêm kích Su-30 và đã được Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng PK-KQ thẩm định và công nhận kết quả sản phẩm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đề ra. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Quân chủng Không quân cũng đã tiến hành so sánh mô hình tiêm kích Su-30 khi bơm căng với một máy bay chiến đấu thực sự, và kết quả là rất khó để có thể xác định được đâu là máy bay thật đâu là máy bay giả nếu chỉ dựa vào các bức ảnh thám không được chụp từ vệ tinh hay máy bay trinh sát. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Sau khi đánh giá, Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho sản xuất và đưa vào trang bị; đồng thời đề nghị Nhà máy Z176 tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mô hình bơm hơi khác như: Máy bay Su-22, hệ thống tên lửa C125-2TM, hệ thống radar cảnh giới… Hình ảnh so sánh khí tài bơm hơi mô phỏng tiêm kích Su-30MK2 do Z176 sản xuất và khí tài thật. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Một lợi ích nữa của việc sử dụng vũ khí bơm hơi đó là khiến đối phương lãng phí bom, đạn khi họ tấn công các mục tiêu giả không có giá trị. Có thể nói sử dụng mô hình vũ khí bơm hơi lừa đối phương là một biện pháp phòng thủ chủ động rất hiệu quả ngay cả trong chiến tranh hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Mời độc giả xem video: Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất Quốc Phòng ở Nhà máy Z176. (nguồn Truyền hình Quân đội)
Theo đó hiện tại Nhà máy Z176 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) đã thành công trong việc chế tạo các loại vũ khí bơm hơi mô phỏng vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại có trong biên chế Quân đội ta hiện nay. Trong đó có thể kể tới xe tăng T-55, tổ hợp tên lửa S-300PMU1, tiêm kích đa năng Su-30MK2... Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Việc Việt Nam có thể chế tạo được các phương tiện ngụy trang vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại giành được sự quan tâm đặc biệt từ truyền thông Nga cũng như trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Trong ảnh là một số mẫu vũ khí bơm hơi do Nhà máy Z176 chế tạo. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Theo trang quân sự Sina của Trung Quốc, việc sử dụng vũ khí ngụy trang là rất phổ biết trong lịch sử quân sự thế giới, có thể gây nhầm lẫn cho kẻ thù và giảm bớt tỷ lệ tổn thất của thiết bị chiến trường. Đồng thời còn đánh lừa được trinh sát tình báo của bên kia và che giấu mục đích chiến lược thực sự. Sina còn nhận định ở điểm này Quân đội Việt Nam đang làm rất tốt. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Trong khi đó tờ Avia.pro của Nga lại tỏ ra khâm phục tài năng và trí tuệ của các kỹ sư quân sự Việt Nam khi có thể sản xuất được các hệ thống vũ khí ngụy trang bằng cao su có hình dáng bên ngoài rất giống các loại vũ khí nổi tiếng của nước này như Su-30MK2 và S-300PMU1. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Tờ báo Nga còn cho biết, trong chiến tranh hiện đại với các loại vũ khí bơm hơi này lực lượng được trang bị có thể nâng cao khả năng sống còn cho các hệ thống vũ khí trang bị thật. Đối phương sẽ tiêu diệt các mục tiêu giả, và như vậy là tiêu hao thời gian quý báu để tìm các mục tiêu thật. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Truyền thông Nga và Trung Quốc mô tả khá chi tiết các loại vũ khí bơm hơi của Việt Nam như việc chúng đều được chế tạo theo hình dạng và kích thước của vũ khí thật, có thể được triển khai và thu hồi trong thời gian ngắn. Hiện tại Quân đội Nga và cả Trung Quốc đều đã và đang phát triển nhiều loại vũ khí bơm hơi khác nhau mô phỏng nhiều loại vũ khí có trong biên chế của các nước này. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Trong ảnh hai phương tiện mô phỏng xe mang phóng tự hành 5P85 thuộc tổ hợp S-300PMU1. Đối phương rất khó để có thể xác định đâu là vũ khí thật, đâu là vũ khí giả kể cả khi sử dụng các biện pháp trinh sát điện tử từ trên không. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Bên cạnh đó vũ khí bơm hơi được làm bằng vật liệu đặc biệt, rất khó để mắt người có thể phân biệt chúng với vũ khí thật trong vòng 100 mét, thậm chí còn phát ra tín hiệu hồng ngoại hay phản xạ sóng radar như thật nhằm đánh lừa phương tiện trinh sát công nghệ cao. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Ngoài các tên lửa S-300, từ năm 2017 Nhà máy Z176 cũng đã chế tạo thành công khí tài ngụy trang mô phỏng tiêm kích Su-30 và đã được Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng PK-KQ thẩm định và công nhận kết quả sản phẩm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đề ra. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Quân chủng Không quân cũng đã tiến hành so sánh mô hình tiêm kích Su-30 khi bơm căng với một máy bay chiến đấu thực sự, và kết quả là rất khó để có thể xác định được đâu là máy bay thật đâu là máy bay giả nếu chỉ dựa vào các bức ảnh thám không được chụp từ vệ tinh hay máy bay trinh sát. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Sau khi đánh giá, Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho sản xuất và đưa vào trang bị; đồng thời đề nghị Nhà máy Z176 tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mô hình bơm hơi khác như: Máy bay Su-22, hệ thống tên lửa C125-2TM, hệ thống radar cảnh giới… Hình ảnh so sánh khí tài bơm hơi mô phỏng tiêm kích Su-30MK2 do Z176 sản xuất và khí tài thật. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Một lợi ích nữa của việc sử dụng vũ khí bơm hơi đó là khiến đối phương lãng phí bom, đạn khi họ tấn công các mục tiêu giả không có giá trị. Có thể nói sử dụng mô hình vũ khí bơm hơi lừa đối phương là một biện pháp phòng thủ chủ động rất hiệu quả ngay cả trong chiến tranh hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Mời độc giả xem video: Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất Quốc Phòng ở Nhà máy Z176. (nguồn Truyền hình Quân đội)