Và lựa chọn đó của Việt Nam chính là Milkor MGL dòng súng phóng lựu có khả năng bắn liên tiếp 6 viên một lúc với lượng đạn dự trữ được đặt trong ổ quay. Hiện tại, phía Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất thứ vũ khí vốn được ra đời để chống lại chiến thuật biển người này. Nguồn ảnh: QPVN.Súng phóng lựu MGL giúp tăng hỏa lực của nhóm tác chiến nhỏ lên rất nhiều khi so sánh với các loại súng phóng lựu khác như M79 hay M203. Nó được thiết kế đơn giản, chắc chắn và đáng tin cậy. Thiết kế ổ quay vốn đã được chứng minh từ rất lâu về độ tin cậy của nó cũng như có tốc độ bắn khá cao nếu biết cách bóp cò liên tục. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBiến thể được Việt Nam sản xuất có tên MGL Mk1. Được phát triển bởi Công ty Milkor của Nam Phi, khẩu MGL được coi là thứ vũ khí phóng lựu cá nhân cực kỳ hiệu quả, được biên chế trong Quân đội Nam Phi suốt 32 năm qua và xuất khẩu tới gần 60 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.Tốc độ bắn tối đa của khẩu súng này lên tới 6 phát trong 3 giây, tương đương với khoảng 120 phát mỗi phút, cung cấp hỏa lực yểm trợ cực kỳ áp đảo dành cho các lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: QPVN.Sử dụng đạn cỡ 40 mm cùng cỡ đạn với súng phóng lựu M-79 Thumper mà Việt Nam cũng đã làm chủ được công nghệ sản xuất, có thể nói, việc trang bị MGL Mk1 đại trà trong biên chế Quân đội Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Nguồn ảnh: Weapon.Do sử dụng cỡ đạn của M-79 và có thông số kỹ thuật gần như tương đương nên tầm bắn, độ hiệu quả của súng phóng lựu ổ quay MGL Mk1 cũng gần tương tự như M-79. Cụ thể, sơ tốc đầu đạn đạt 76 m/giây, tầm bắn hiệu quả từ 20 tới 350 mét, hiệu quả nhất trong khoảng 150 mét trở lại. Nguồn ảnh: Defense.Điểm khác biệt gần như là duy nhất giữa súng phóng lựu M-79 và súng phóng lựu ổ quay MGL Mk1 chính là tốc độ bắn. So với M-79, MGK Mk1 cồng kềnh hơn nhiều nhưng lại có tốc độ bắn nhanh hơn, hỗ trợ nạp đạn theo băng (thay cả ổ quay) cho tốc độ bắn, tốc độ nạp đạn nhanh hơn rất nhiều lần. Nguồn ảnh: Defense.Với lợi thế về tốc độ bắn nhanh, xạ thủ hoàn toàn có thể chỉnh lại đường bắn sau mỗi phát để có được cú bắn chính xác nhât. Ngoài ra, súng phóng lựu MGL Mk1 còn có sẵn các rãnh kỹ thuật để gắn thêm các thiết bị phụ trợ như kính ngắm, kính nhìn đêm, đèn pin,... giúp tăng hiệu quả trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Defense.Hiện tại vẫn chưa rõ trong biên chế của Quân đội Việt Nam đã biên chế bao nhiêu khẩu MGL Mk1 và năng lực sản xuất mẫu súng đặc biệt này của ta đã tới đâu. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng Việt Nam đã tự sản xuất và làm chủ được công nghệ MGL Mk1 từ năm 2015. Nguồn ảnh: DeviantArt.
Và lựa chọn đó của Việt Nam chính là Milkor MGL dòng súng phóng lựu có khả năng bắn liên tiếp 6 viên một lúc với lượng đạn dự trữ được đặt trong ổ quay. Hiện tại, phía Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất thứ vũ khí vốn được ra đời để chống lại chiến thuật biển người này. Nguồn ảnh: QPVN.
Súng phóng lựu MGL giúp tăng hỏa lực của nhóm tác chiến nhỏ lên rất nhiều khi so sánh với các loại súng phóng lựu khác như M79 hay M203. Nó được thiết kế đơn giản, chắc chắn và đáng tin cậy. Thiết kế ổ quay vốn đã được chứng minh từ rất lâu về độ tin cậy của nó cũng như có tốc độ bắn khá cao nếu biết cách bóp cò liên tục. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Biến thể được Việt Nam sản xuất có tên MGL Mk1. Được phát triển bởi Công ty Milkor của Nam Phi, khẩu MGL được coi là thứ vũ khí phóng lựu cá nhân cực kỳ hiệu quả, được biên chế trong Quân đội Nam Phi suốt 32 năm qua và xuất khẩu tới gần 60 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.
Tốc độ bắn tối đa của khẩu súng này lên tới 6 phát trong 3 giây, tương đương với khoảng 120 phát mỗi phút, cung cấp hỏa lực yểm trợ cực kỳ áp đảo dành cho các lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: QPVN.
Sử dụng đạn cỡ 40 mm cùng cỡ đạn với súng phóng lựu M-79 Thumper mà Việt Nam cũng đã làm chủ được công nghệ sản xuất, có thể nói, việc trang bị MGL Mk1 đại trà trong biên chế Quân đội Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Nguồn ảnh: Weapon.
Do sử dụng cỡ đạn của M-79 và có thông số kỹ thuật gần như tương đương nên tầm bắn, độ hiệu quả của súng phóng lựu ổ quay MGL Mk1 cũng gần tương tự như M-79. Cụ thể, sơ tốc đầu đạn đạt 76 m/giây, tầm bắn hiệu quả từ 20 tới 350 mét, hiệu quả nhất trong khoảng 150 mét trở lại. Nguồn ảnh: Defense.
Điểm khác biệt gần như là duy nhất giữa súng phóng lựu M-79 và súng phóng lựu ổ quay MGL Mk1 chính là tốc độ bắn. So với M-79, MGK Mk1 cồng kềnh hơn nhiều nhưng lại có tốc độ bắn nhanh hơn, hỗ trợ nạp đạn theo băng (thay cả ổ quay) cho tốc độ bắn, tốc độ nạp đạn nhanh hơn rất nhiều lần. Nguồn ảnh: Defense.
Với lợi thế về tốc độ bắn nhanh, xạ thủ hoàn toàn có thể chỉnh lại đường bắn sau mỗi phát để có được cú bắn chính xác nhât. Ngoài ra, súng phóng lựu MGL Mk1 còn có sẵn các rãnh kỹ thuật để gắn thêm các thiết bị phụ trợ như kính ngắm, kính nhìn đêm, đèn pin,... giúp tăng hiệu quả trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Defense.
Hiện tại vẫn chưa rõ trong biên chế của Quân đội Việt Nam đã biên chế bao nhiêu khẩu MGL Mk1 và năng lực sản xuất mẫu súng đặc biệt này của ta đã tới đâu. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng Việt Nam đã tự sản xuất và làm chủ được công nghệ MGL Mk1 từ năm 2015. Nguồn ảnh: DeviantArt.