Hôm 9/1 tại Hà Nội, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2018 và đánh giá kết quả đạt được trong 2017 vừa qua. Ảnh: Thượng tướng Trần Đơn cùng đoàn công tác xem chi tiết sản phẩm quốc phòng do Nhà máy Z117 sản xuất. Nguồn ảnh: Tạp chí CNQP và Kinh tế.Trong năm 2017, Tổng cục CNQP đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chuẩn bị kịp thời các yếu tố bảo đảm triển khai sản xuất, sửa chữa 149 lượt sản phẩm từ các nguồn ngân sách với tổng giá trị 2.246,7 tỷ đồng, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn theo hợp đồng đã ký. Nguồn ảnh: Văn Nghệ Quân đội.Được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ sửa chữa, sản xuất các sản phẩm quốc phòng từ nguồn ngân sách đặc biệt, gồm 66 sản phẩm trong năm 2017 các đơn vị đã sửa chữa, sản xuất 32 chủng loại sản phẩm… Ảnh: Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra sản xuất tại Nhà máy Z181. Nguồn ảnh: Điện tử Sao Mai.Hiện tại các đơn vị đang triển khai theo kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao sản phẩm trong qúy I năm 2018… Công tác đóng mới, bảo đảm kỹ thuật tàu quân sự được triển khai bảo đảm chất lượng và tiến độ. Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành đóng mới 21 tàu quân sự; hoàn thành sửa chữa 75 lượt tàu quân sự…Có thể kể ra đây một vài chủng loại tàu do các nhà máy thuộc Tổng cục CNQP chế tạo như tàu tuần tra đa năng DN-2000 do Tổng công ty Sông Thu thi công, tàu tiếp dầu vận tải đa năng 4.000 tấn CSB 7011 do Công ty đóng tàu Hồng Hà đóng mới hay các tàu tuần tra TT-400, TT-200 cỡ nhỏ hơn. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.Ngoài tàu tuần tra cho Cảnh sát biển hay Kiểm ngư, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam còn đóng cả chiến hạm đích thực, đó là các tàu tên lửa Molniya 1241.8 do Tổng công ty Ba Son sản xuất, đây chính là nắm đấm thép của Hải quân Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: Thanh Niên.Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, các nhà máy đóng tàu trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng còn tiến lên nhận về các hợp đồng lớn, đóng cho những cường quốc hải quân trên thế giới nhiều con tàu hiện đại. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.Tiêu biểu kể ra đây chính là hợp đồng cung cấp 2 tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại Besant và Stoker có lượng giãn nước trên 3.000 tấn, hay tàu huấn luyện đa năng MV Sycamore theo hợp đồng với Hải quân Hoàng gia Australia. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.Năng lực ngày càng phát triển của các nhà máy đóng tàu trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng mở ra triển vọng trong tương lai sẽ tiến tới tự thi công các loại tàu lớn và tiên tiến hơn như tàu đổ bộ đa năng, tàu hậu cần cỡ lớn hay thậm chí là tàu hộ vệ tên lửa hàng ngàn tấn cho hải quân. Nguồn ảnh: Damen.Đây rõ ràng là tín hiệu rất đáng mừng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, giúp đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Nguồn ảnh: Báo Chính phủ.Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam tiếp nhận 2 tàu tên lửa Molniya. (Nguồn QPVN)
Hôm 9/1 tại Hà Nội, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2018 và đánh giá kết quả đạt được trong 2017 vừa qua. Ảnh: Thượng tướng Trần Đơn cùng đoàn công tác xem chi tiết sản phẩm quốc phòng do Nhà máy Z117 sản xuất. Nguồn ảnh: Tạp chí CNQP và Kinh tế.
Trong năm 2017, Tổng cục CNQP đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chuẩn bị kịp thời các yếu tố bảo đảm triển khai sản xuất, sửa chữa 149 lượt sản phẩm từ các nguồn ngân sách với tổng giá trị 2.246,7 tỷ đồng, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn theo hợp đồng đã ký. Nguồn ảnh: Văn Nghệ Quân đội.
Được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ sửa chữa, sản xuất các sản phẩm quốc phòng từ nguồn ngân sách đặc biệt, gồm 66 sản phẩm trong năm 2017 các đơn vị đã sửa chữa, sản xuất 32 chủng loại sản phẩm… Ảnh: Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra sản xuất tại Nhà máy Z181. Nguồn ảnh: Điện tử Sao Mai.
Hiện tại các đơn vị đang triển khai theo kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao sản phẩm trong qúy I năm 2018… Công tác đóng mới, bảo đảm kỹ thuật tàu quân sự được triển khai bảo đảm chất lượng và tiến độ. Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành đóng mới 21 tàu quân sự; hoàn thành sửa chữa 75 lượt tàu quân sự…
Có thể kể ra đây một vài chủng loại tàu do các nhà máy thuộc Tổng cục CNQP chế tạo như tàu tuần tra đa năng DN-2000 do Tổng công ty Sông Thu thi công, tàu tiếp dầu vận tải đa năng 4.000 tấn CSB 7011 do Công ty đóng tàu Hồng Hà đóng mới hay các tàu tuần tra TT-400, TT-200 cỡ nhỏ hơn. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.
Ngoài tàu tuần tra cho Cảnh sát biển hay Kiểm ngư, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam còn đóng cả chiến hạm đích thực, đó là các tàu tên lửa Molniya 1241.8 do Tổng công ty Ba Son sản xuất, đây chính là nắm đấm thép của Hải quân Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, các nhà máy đóng tàu trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng còn tiến lên nhận về các hợp đồng lớn, đóng cho những cường quốc hải quân trên thế giới nhiều con tàu hiện đại. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.
Tiêu biểu kể ra đây chính là hợp đồng cung cấp 2 tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại Besant và Stoker có lượng giãn nước trên 3.000 tấn, hay tàu huấn luyện đa năng MV Sycamore theo hợp đồng với Hải quân Hoàng gia Australia. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.
Năng lực ngày càng phát triển của các nhà máy đóng tàu trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng mở ra triển vọng trong tương lai sẽ tiến tới tự thi công các loại tàu lớn và tiên tiến hơn như tàu đổ bộ đa năng, tàu hậu cần cỡ lớn hay thậm chí là tàu hộ vệ tên lửa hàng ngàn tấn cho hải quân. Nguồn ảnh: Damen.
Đây rõ ràng là tín hiệu rất đáng mừng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, giúp đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Nguồn ảnh: Báo Chính phủ.
Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam tiếp nhận 2 tàu tên lửa Molniya. (Nguồn QPVN)