Với thông tin Việt Nam đã sở hữu các tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, một câu hỏi được nhiều nhà phân tích đưa ra lúc này là ? Việt Nam sẽ triển khai BrahMos trên phương tiện phóng nào, khi mẫu tên lửa này được thiết kế để triển khai trên đa nền tảng từ nhiều phương tiện phóng khác nhau. Nguồn ảnh: International Business.BrahMos là một trong những tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu thanh nguy hiểm nhất thế giới hiện nay, do Liên doanh tên lửa BrahMos Nga-Ấn Độ hợp tác sản xuất với đơn giá mỗi đơn vị có thể lên tới 2.73 triệu USD. Với con số trên BrahMos cần phải được sử dụng một cách hợp lý nhất. Nguồn ảnh: WordPress.com.Ngay từ đầu khi phát triển BrahMos, liên doanh Nga-Ấn đã muốn biến mẫu tên lửa này thành thứ một vũ khí tiêu chuẩn có thể triển khai trên nhiều phương tiện phóng khác nhau. Đến cuối quá trình phát triển của mình các phương tiện phòng của BrahMos cũng dần xuất hiện gồm: phương tiện phóng mặt đất, tàu mặt nước, tàu ngầm và từ các chiến đấu cơ đa năng. Nguồn ảnh: blogspot.com.Trong số các phương tiện phóng trên thì phù hợp với Việt Nam nhất vẫn là các biến thể BrahMos triển khai từ phương tiện phóng mặt đất và tàu mặt nước, trong khi có các nền tảng phóng khác vẫn chưa được liên doanh BrahMos hoàn thiện. Trong số đó phương tiện phóng mặt đất từ các bệ phóng di động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn ảnh: militaryrussia.Giống như nhiều mẫu tên lửa hành trình siêu âm khác trên thế giới, biến thể đầu tiên của BrahMos là các tổ hợp phóng di động trên mặt đất, nó có phần giống tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P sử dụng tên lửa P-800 vốn là tiền thân của BrahMos. Tuy nhiên, các tổ hợp BrahMos được trang bị nhiều tên lửa hơn. Nguồn ảnh: Akshardhool Digest.Mỗi tổ hợp phòng di động của nó có được trang bị 3 tên lửa và mỗi đơn vị chiến đấu gồm ít nhất bốn tổ hợp phóng di động, đi kèm với đó là một trung tâm chỉ huy tác chiến di động. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp đặc chủng, cho phép toàn bộ tổ hợp di chuyển cơ động trên mọi loại địa hình. Nguồn ảnh: indiatimes.Về thiết kế của BrahMos, nó có trọng lượng tổng thể tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200kg hoặc có thể mang phóng cả đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Với động cơ đẩy ramjet, BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2.8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây), với tốc độ trên BrahMos gần như không thể bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không thông thường. Nhất là các hệ thống phòng không trên hạm gồm tên lửa phòng không tầm trung hay vũ khí đánh chặn tầm gần CIWS. Nguồn ảnh: Armyman.info.Nền tảng phóng BrahMos thứ hai khá phù hợp với điều kiện của Việt Nam là từ các tàu chiến mặt nước, và tùy vào yêu cầu kỹ thuật của mỗi lớp tàu chiến khác nhau mà ta có thể tích hợp dòng tên lửa này một cách phù hợp nhất. Việc triển khai BrahMos trên tàu chiến cũng ít nhiều giúp hải quân ta có thêm sự lựa chọn vũ khí phòng vệ hoặc tấn công phủ đầu trên biển. Nguồn ảnh: militaryrussia.Ngoài việc triển khai theo kiểu phóng nằm nghiêng thì BrahMos cũng có thể được triển khai từ các ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS trên các tàu chiến hiện đại, tương tự như một số mẫu tên lửa hành trình tấn công trên thế giới. Trong ảnh là một lần phóng tử nghiệm BrahMos của Ấn Độ hộ vệ mang tên lửa INS Trikand. Nguồn ảnh: militaryrussia.Ở hầu hết các biến thể, BrahMos có tầm bắn từ 290-300km, trần bay tối đa 14.000m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu thì quả đạn hạ xuống độ cao chỉ 3-4m - cực kỳ khó đánh chặn. Tên lửa được trang bị hàng loạt công nghệ dẫn đường tiên tiến gồm: hệ thống định vị quán tính INS cùng liên kết cập nhật tham số mục tiêu từ radar tàu trong pha đầu và pha giữa; tới pha cuối nó sẽ có sự hỗ trợ bởi radar chủ động cùng hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS hay GAGAN cho độ chính xác đến 1m. Nguồn ảnh: militaryrussia.Ngoài biến thể trên tàu chiến mặt nước, Ấn Độ còn tiếp tục phát triển một biến thể BrahMos được phóng đi từ tàu ngầm tấn công, bước đầu họ đã thành công khi có thể triển khai dòng tên lửa này từ dưới mặt nước thông qua một đợt thử nghiệm vào năm 2013. Nguồn ảnh: Wikimedia.Trong ảnh là một mô hình tàu ngầm tấn công diesel-điện của Ấn Độ được trang bị BrahMos như một hệ thống vũ khí tấn công chính với các ống phóng thẳng đứng, giống thiết kế các tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo chiến lược. Nguồn ảnh: militaryrussia.Dự kiến, cuối năm nay Ấn Độ sẽ tiến hành phóng thử nghiệm biến thể BrahMos-A (nặng 2,5 tấn) trên tiêm kích đa năng Su-30MKI có sửa đổi. Đáng lưu ý, Su-30MKI có cùng khung thân nền tảng với Su-30MK2 của Việt Nam. Cho nên, về mặt lý thuyết, Su-30MK2 có thể triển khai BrahMos-A. Nguồn ảnh: Aviation International.Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là một trong những mẫu tên lửa hành trình hiếm hoi trên thế giới có khả năng triển khai trên cả bốn nền tảng phóng, điều này ít nhiều giúp ta có thể thấy được năng lực tác chiến của BrahMos. Và từ đó ta có thể đưa ra được hướng sử dụng hiệu quả cho loại vũ khí đặc biệt này. Nguồn ảnh: warfiles.ru.
Với thông tin Việt Nam đã sở hữu các tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, một câu hỏi được nhiều nhà phân tích đưa ra lúc này là ? Việt Nam sẽ triển khai BrahMos trên phương tiện phóng nào, khi mẫu tên lửa này được thiết kế để triển khai trên đa nền tảng từ nhiều phương tiện phóng khác nhau. Nguồn ảnh: International Business.
BrahMos là một trong những tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu thanh nguy hiểm nhất thế giới hiện nay, do Liên doanh tên lửa BrahMos Nga-Ấn Độ hợp tác sản xuất với đơn giá mỗi đơn vị có thể lên tới 2.73 triệu USD. Với con số trên BrahMos cần phải được sử dụng một cách hợp lý nhất. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Ngay từ đầu khi phát triển BrahMos, liên doanh Nga-Ấn đã muốn biến mẫu tên lửa này thành thứ một vũ khí tiêu chuẩn có thể triển khai trên nhiều phương tiện phóng khác nhau. Đến cuối quá trình phát triển của mình các phương tiện phòng của BrahMos cũng dần xuất hiện gồm: phương tiện phóng mặt đất, tàu mặt nước, tàu ngầm và từ các chiến đấu cơ đa năng. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Trong số các phương tiện phóng trên thì phù hợp với Việt Nam nhất vẫn là các biến thể BrahMos triển khai từ phương tiện phóng mặt đất và tàu mặt nước, trong khi có các nền tảng phóng khác vẫn chưa được liên doanh BrahMos hoàn thiện. Trong số đó phương tiện phóng mặt đất từ các bệ phóng di động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn ảnh: militaryrussia.
Giống như nhiều mẫu tên lửa hành trình siêu âm khác trên thế giới, biến thể đầu tiên của BrahMos là các tổ hợp phóng di động trên mặt đất, nó có phần giống tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P sử dụng tên lửa P-800 vốn là tiền thân của BrahMos. Tuy nhiên, các tổ hợp BrahMos được trang bị nhiều tên lửa hơn. Nguồn ảnh: Akshardhool Digest.
Mỗi tổ hợp phòng di động của nó có được trang bị 3 tên lửa và mỗi đơn vị chiến đấu gồm ít nhất bốn tổ hợp phóng di động, đi kèm với đó là một trung tâm chỉ huy tác chiến di động. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp đặc chủng, cho phép toàn bộ tổ hợp di chuyển cơ động trên mọi loại địa hình. Nguồn ảnh: indiatimes.
Về thiết kế của BrahMos, nó có trọng lượng tổng thể tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200kg hoặc có thể mang phóng cả đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Với động cơ đẩy ramjet, BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2.8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây), với tốc độ trên BrahMos gần như không thể bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không thông thường. Nhất là các hệ thống phòng không trên hạm gồm tên lửa phòng không tầm trung hay vũ khí đánh chặn tầm gần CIWS. Nguồn ảnh: Armyman.info.
Nền tảng phóng BrahMos thứ hai khá phù hợp với điều kiện của Việt Nam là từ các tàu chiến mặt nước, và tùy vào yêu cầu kỹ thuật của mỗi lớp tàu chiến khác nhau mà ta có thể tích hợp dòng tên lửa này một cách phù hợp nhất. Việc triển khai BrahMos trên tàu chiến cũng ít nhiều giúp hải quân ta có thêm sự lựa chọn vũ khí phòng vệ hoặc tấn công phủ đầu trên biển. Nguồn ảnh: militaryrussia.
Ngoài việc triển khai theo kiểu phóng nằm nghiêng thì BrahMos cũng có thể được triển khai từ các ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS trên các tàu chiến hiện đại, tương tự như một số mẫu tên lửa hành trình tấn công trên thế giới. Trong ảnh là một lần phóng tử nghiệm BrahMos của Ấn Độ hộ vệ mang tên lửa INS Trikand. Nguồn ảnh: militaryrussia.
Ở hầu hết các biến thể, BrahMos có tầm bắn từ 290-300km, trần bay tối đa 14.000m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu thì quả đạn hạ xuống độ cao chỉ 3-4m - cực kỳ khó đánh chặn. Tên lửa được trang bị hàng loạt công nghệ dẫn đường tiên tiến gồm: hệ thống định vị quán tính INS cùng liên kết cập nhật tham số mục tiêu từ radar tàu trong pha đầu và pha giữa; tới pha cuối nó sẽ có sự hỗ trợ bởi radar chủ động cùng hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS hay GAGAN cho độ chính xác đến 1m. Nguồn ảnh: militaryrussia.
Ngoài biến thể trên tàu chiến mặt nước, Ấn Độ còn tiếp tục phát triển một biến thể BrahMos được phóng đi từ tàu ngầm tấn công, bước đầu họ đã thành công khi có thể triển khai dòng tên lửa này từ dưới mặt nước thông qua một đợt thử nghiệm vào năm 2013. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Trong ảnh là một mô hình tàu ngầm tấn công diesel-điện của Ấn Độ được trang bị BrahMos như một hệ thống vũ khí tấn công chính với các ống phóng thẳng đứng, giống thiết kế các tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo chiến lược. Nguồn ảnh: militaryrussia.
Dự kiến, cuối năm nay Ấn Độ sẽ tiến hành phóng thử nghiệm biến thể BrahMos-A (nặng 2,5 tấn) trên tiêm kích đa năng Su-30MKI có sửa đổi. Đáng lưu ý, Su-30MKI có cùng khung thân nền tảng với Su-30MK2 của Việt Nam. Cho nên, về mặt lý thuyết, Su-30MK2 có thể triển khai BrahMos-A. Nguồn ảnh: Aviation International.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là một trong những mẫu tên lửa hành trình hiếm hoi trên thế giới có khả năng triển khai trên cả bốn nền tảng phóng, điều này ít nhiều giúp ta có thể thấy được năng lực tác chiến của BrahMos. Và từ đó ta có thể đưa ra được hướng sử dụng hiệu quả cho loại vũ khí đặc biệt này. Nguồn ảnh: warfiles.ru.