Trong bài viết mới đây, tạp chí quốc phòng Jane's dẫn lời các quan chức cấp cao Ấn Độ, vào tháng 6 Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã đồng ý cung cấp tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam, trong khi các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đang xem xét việc đặt hàng. Nguồn ảnh: Defence UpdateNgoài ra, Argentina, Brazil, Bulgaria, Chile, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng nằm trong số các nước bày tỏ quan tâm tới khả năng mua các tên lửa hành trình BrahMos tiên tiến. Nguồn ảnh: TehelkaBrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh tầm ngắn có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, máy bay và từ mặt đất. Nó ra đời trên cơ sở nghiên cứu phát triển giữa NPO Mashinostroeyenia (Liên bang Nga) và Tổ chức Nghiên cứu - phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Nguồn ảnh: SputnikMặc dù được trang bị từ năm 2006, nhưng phải sau gần 10 năm thì BrahMos mới được phép xuất khẩu do bản quyền chế tạo phức tạp giữa Nga với Ấn Độ. Theo đó, Nga hiện cung cấp 65% các thành phần tên lửa BrahMos bao gồm động cơ ramjet và radar. Nguồn ảnh: News18Các phiên bản của tên lửa hành trình BrahMos hầu như đều có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, nặng 2,5-3 tấn (phiên bản từ trên không nhẹ hơn), tầm bắn đạt 290-300km, tốc độ siêu âm Mach 2,8-3. Nguồn ảnh: AA MeĐáng chú ý, theo Quốc vụ khanh phụ trách Quốc phòng Ấn Độ Subhash Bhamre hôm 16/12, Nga đã đồng ý với Ấn Độ về kế hoạch tăng tầm bắn tên lửa hành trình PJ-10 BrahMos vượt qua phạm vi hiện tại là 292km. Nguồn ảnh: Financial ExpressViệc này diễn ra sau khi Ấn Độ gia nhập Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) trong tháng 6, New Delhi và Moscow đã đồng ý thực hiện "công việc phát triển kỹ thuật chung" để mở rộng tầm tấn công của tên lửa BrahMos. Nguồn ảnh: WikipediaTrước đó, điều khoản của MTCR cấm Moscow chuyển giao các hệ thống và công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300 km cho DRDO. Điều này khiến New Dehli không thể nâng tầm bắn của tên lửa BrahMos qua mức 292 km hiện tại. Nguồn ảnh: The HinduNguồn tin quân sự nói với IHS Jane's rằng, hai bên đã đạt được một thỏa thuận tăng gấp đôi phạm vi của BrahMos lên mức 600km trong chuyến đi của Tổng thống Putin tới Goa vào giữa tháng 10. Nguồn ảnh: Financial ExpressTrên lý thuyết, việc tăng tầm bắn BrahMos là hoàn toàn thực hiện được. Vì vốn dĩ nền tảng phát triển BrahMos là tên lửa hành trình P-800 Oniks có tầm bắn trên 600km, đang phục vụ trong Quân đội Nga. Phiên bản xuất khẩu của Oniks là Yakhont cho Syria, Việt Nam bị cắt giảm tầm bắn xuống 300km. Nguồn ảnh: Chindits
Trong bài viết mới đây, tạp chí quốc phòng Jane's dẫn lời các quan chức cấp cao Ấn Độ, vào tháng 6 Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã đồng ý cung cấp tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam, trong khi các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đang xem xét việc đặt hàng. Nguồn ảnh: Defence Update
Ngoài ra, Argentina, Brazil, Bulgaria, Chile, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng nằm trong số các nước bày tỏ quan tâm tới khả năng mua các tên lửa hành trình BrahMos tiên tiến. Nguồn ảnh: Tehelka
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh tầm ngắn có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, máy bay và từ mặt đất. Nó ra đời trên cơ sở nghiên cứu phát triển giữa NPO Mashinostroeyenia (Liên bang Nga) và Tổ chức Nghiên cứu - phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Nguồn ảnh: Sputnik
Mặc dù được trang bị từ năm 2006, nhưng phải sau gần 10 năm thì BrahMos mới được phép xuất khẩu do bản quyền chế tạo phức tạp giữa Nga với Ấn Độ. Theo đó, Nga hiện cung cấp 65% các thành phần tên lửa BrahMos bao gồm động cơ ramjet và radar. Nguồn ảnh: News18
Các phiên bản của tên lửa hành trình BrahMos hầu như đều có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, nặng 2,5-3 tấn (phiên bản từ trên không nhẹ hơn), tầm bắn đạt 290-300km, tốc độ siêu âm Mach 2,8-3. Nguồn ảnh: AA Me
Đáng chú ý, theo Quốc vụ khanh phụ trách Quốc phòng Ấn Độ Subhash Bhamre hôm 16/12, Nga đã đồng ý với Ấn Độ về kế hoạch tăng tầm bắn tên lửa hành trình PJ-10 BrahMos vượt qua phạm vi hiện tại là 292km. Nguồn ảnh: Financial Express
Việc này diễn ra sau khi Ấn Độ gia nhập Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) trong tháng 6, New Delhi và Moscow đã đồng ý thực hiện "công việc phát triển kỹ thuật chung" để mở rộng tầm tấn công của tên lửa BrahMos. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước đó, điều khoản của MTCR cấm Moscow chuyển giao các hệ thống và công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300 km cho DRDO. Điều này khiến New Dehli không thể nâng tầm bắn của tên lửa BrahMos qua mức 292 km hiện tại. Nguồn ảnh: The Hindu
Nguồn tin quân sự nói với IHS Jane's rằng, hai bên đã đạt được một thỏa thuận tăng gấp đôi phạm vi của BrahMos lên mức 600km trong chuyến đi của Tổng thống Putin tới Goa vào giữa tháng 10. Nguồn ảnh: Financial Express
Trên lý thuyết, việc tăng tầm bắn BrahMos là hoàn toàn thực hiện được. Vì vốn dĩ nền tảng phát triển BrahMos là tên lửa hành trình P-800 Oniks có tầm bắn trên 600km, đang phục vụ trong Quân đội Nga. Phiên bản xuất khẩu của Oniks là Yakhont cho Syria, Việt Nam bị cắt giảm tầm bắn xuống 300km. Nguồn ảnh: Chindits