Theo đó những hình ảnh “công khai” đầu tiên về tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang mang số hiệu “18” được Hàn Quốc chuyển giao cho Hải quân Việt Nam đã xuất hiện trong phóng sự “Phát huy sức sáng tạo của người Lính thợ hải quân” trên kênh truyền hình QPVN. Và từ những hình ảnh trên chúng ta có thể dễ dàng xác định được hệ thống vũ khí mà con tàu này được trang bị. Nguồn ảnh: Sputnik.Tàu hộ vệ Pohang mang số hiệu “18” trước đó hoạt động trong Hải quân Hàn Quốc có tên là Gimcheon “PCC-761”, nó chính thức ngưng hoạt động vào cuối năm 2015 trước khi được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Sputnik.Theo trang bị vũ khí tiêu chuẩn trên PCC-761 trước khi “giải ngũ” con tàu này sở hữu bộ đôi hải pháo OTO Melara 76mm, bộ đôi hải pháo OtoBreda 40L70 40mm, hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm 324mm Mk.32 và một số loại vũ khí phòng vệ khác. Tuy nhiên khi về đến Việt Nam cấu hình trên đã có một chút thay đổi. Nguồn ảnh: Wikipedia.Dựa vào hình ảnh của tàu Pohang “18” tại nhà máy X46 Cục Kỹ thuật Hải quân, còn tàu này chỉ được trang bị một hải pháo OTO Melara 76mm, một hải pháo OtoBreda 40L70 40mm và một hệ thống pháo tự động Sea Vulcan 20mm, còn tình trạng của cụm ống phóng ngư lôi 324mm vẫn chưa được xác định. Nguồn ảnh: QPVN.Như vậy có thể thấy cấu hình vũ khí của “PCC-761” khi về Việt Nam đã được rút gọn đáng kể, đây vừa là thách thức nhưng cũng là một cơ hội giúp Quân chủng Hải quân chủ động hơn trong việc triển khai các loại vũ khí phù hợp với điều kiện trong nước lên trên tàu Pohang “18”. Nguồn ảnh: QPVN.Cũng theo phóng sự của QPVN, nhà máy X46 dự kiến sẽ hoàn tất quá trình sửa chữa và nâng cấp tàu hộ vệ chống ngầm Pohang “18” trong quý I/2018 để có thể sớm bàn giao cho Vùng 2 Hải quân. Như vậy bên cạnh việc sửa chữa và duy tu, Việt Nam còn chủ động trong việc tự nâng cấp tàu hộ vệ chống ngầm của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: QPVN.Nhiều khả năng Hải quân Việt Nam sẽ tăng cường năng lực chống ngầm của tàu Pohang “18” hơn là thiêng về khả năng tác chiến đa nhiệm, điều khá may mắn là cụm thiết bị định vị thủy âm trên con tàu này vẫn còn nguyên cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình nâng cấp năng lực tác chiến tổng thể của con tàu này. Nguồn ảnh: QPVN.Cận cảnh bầu chứa thiết bị định vị thủy âm bên dưới đáy tàu Pohang “18”. Nguồn ảnh: QPVN.Bên trong tàu Pohang “18” trong quá trình sửa chữa nâng cấp tại nhà máy X46, nhiều khả năng là khoang động cơ. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh công nhân nhà máy X46 kiểm tra tủ điện trên tàu Pohang “18”. Nguồn ảnh: QPVN.Lớp tàu hộ vệ chống ngầm Pohang thế hệ thứ ba mà Việt Nam đang sở hữu có kích cỡ trung bình với chiều dài 88,3 m, chiều rộng 10 m. Con tàu này có lượng giãn nước 1.200 tấn với thủy thủ đoàn 95 người. Nguồn ảnh: dunkbear.Bên cạnh phương án nâng cấp khả năng chống ngầm của tàu Pohang “18”, thì việc biến con tàu này thành một tàu chiến đa nhiệm cũng có thể được tính đến, tuy nhiên để làm được như vậy đòi hỏi phải can thiệp sâu vào bên trong thiết kế của con tàu này, và với mốc thời gian được nhà máy X46 đưa ra điều này khó có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: dunkbear.Trong ảnh là một tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang tiêu chuẩn thế hệ thứ 5, với cấu hình vũ khí khá mạnh, bao gồm cả tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: dunkbear.Ở góc ảnh này ta có thể thấy toàn bộ hệ thống vũ khí chính của con tàu gồm các ống phóng tên lửa chống hạm SSM-700K Haeseong, cụm phóng ngư lôi 324mm, bộ đôi hải pháo 76mm và 40mm, cùng với đó là rocket chống ngầm SLQ-261K. Nguồn ảnh: dunkbear.Mời độc giả xem video: Phát huy sức sáng tạo của người Lính thợ hải quân. (nguồn QPVN)
Theo đó những hình ảnh “công khai” đầu tiên về tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang mang số hiệu “18” được Hàn Quốc chuyển giao cho Hải quân Việt Nam đã xuất hiện trong phóng sự “Phát huy sức sáng tạo của người Lính thợ hải quân” trên kênh truyền hình QPVN. Và từ những hình ảnh trên chúng ta có thể dễ dàng xác định được hệ thống vũ khí mà con tàu này được trang bị. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tàu hộ vệ Pohang mang số hiệu “18” trước đó hoạt động trong Hải quân Hàn Quốc có tên là Gimcheon “PCC-761”, nó chính thức ngưng hoạt động vào cuối năm 2015 trước khi được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo trang bị vũ khí tiêu chuẩn trên PCC-761 trước khi “giải ngũ” con tàu này sở hữu bộ đôi hải pháo OTO Melara 76mm, bộ đôi hải pháo OtoBreda 40L70 40mm, hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm 324mm Mk.32 và một số loại vũ khí phòng vệ khác. Tuy nhiên khi về đến Việt Nam cấu hình trên đã có một chút thay đổi. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dựa vào hình ảnh của tàu Pohang “18” tại nhà máy X46 Cục Kỹ thuật Hải quân, còn tàu này chỉ được trang bị một hải pháo OTO Melara 76mm, một hải pháo OtoBreda 40L70 40mm và một hệ thống pháo tự động Sea Vulcan 20mm, còn tình trạng của cụm ống phóng ngư lôi 324mm vẫn chưa được xác định. Nguồn ảnh: QPVN.
Như vậy có thể thấy cấu hình vũ khí của “PCC-761” khi về Việt Nam đã được rút gọn đáng kể, đây vừa là thách thức nhưng cũng là một cơ hội giúp Quân chủng Hải quân chủ động hơn trong việc triển khai các loại vũ khí phù hợp với điều kiện trong nước lên trên tàu Pohang “18”. Nguồn ảnh: QPVN.
Cũng theo phóng sự của QPVN, nhà máy X46 dự kiến sẽ hoàn tất quá trình sửa chữa và nâng cấp tàu hộ vệ chống ngầm Pohang “18” trong quý I/2018 để có thể sớm bàn giao cho Vùng 2 Hải quân. Như vậy bên cạnh việc sửa chữa và duy tu, Việt Nam còn chủ động trong việc tự nâng cấp tàu hộ vệ chống ngầm của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: QPVN.
Nhiều khả năng Hải quân Việt Nam sẽ tăng cường năng lực chống ngầm của tàu Pohang “18” hơn là thiêng về khả năng tác chiến đa nhiệm, điều khá may mắn là cụm thiết bị định vị thủy âm trên con tàu này vẫn còn nguyên cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình nâng cấp năng lực tác chiến tổng thể của con tàu này. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh bầu chứa thiết bị định vị thủy âm bên dưới đáy tàu Pohang “18”. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên trong tàu Pohang “18” trong quá trình sửa chữa nâng cấp tại nhà máy X46, nhiều khả năng là khoang động cơ. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh công nhân nhà máy X46 kiểm tra tủ điện trên tàu Pohang “18”. Nguồn ảnh: QPVN.
Lớp tàu hộ vệ chống ngầm Pohang thế hệ thứ ba mà Việt Nam đang sở hữu có kích cỡ trung bình với chiều dài 88,3 m, chiều rộng 10 m. Con tàu này có lượng giãn nước 1.200 tấn với thủy thủ đoàn 95 người. Nguồn ảnh: dunkbear.
Bên cạnh phương án nâng cấp khả năng chống ngầm của tàu Pohang “18”, thì việc biến con tàu này thành một tàu chiến đa nhiệm cũng có thể được tính đến, tuy nhiên để làm được như vậy đòi hỏi phải can thiệp sâu vào bên trong thiết kế của con tàu này, và với mốc thời gian được nhà máy X46 đưa ra điều này khó có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: dunkbear.
Trong ảnh là một tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang tiêu chuẩn thế hệ thứ 5, với cấu hình vũ khí khá mạnh, bao gồm cả tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: dunkbear.
Ở góc ảnh này ta có thể thấy toàn bộ hệ thống vũ khí chính của con tàu gồm các ống phóng tên lửa chống hạm SSM-700K Haeseong, cụm phóng ngư lôi 324mm, bộ đôi hải pháo 76mm và 40mm, cùng với đó là rocket chống ngầm SLQ-261K. Nguồn ảnh: dunkbear.
Mời độc giả xem video: Phát huy sức sáng tạo của người Lính thợ hải quân. (nguồn QPVN)