Phòng không là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với các lực lượng tác chiến trên mặt đất và trên biển, nhằm chống lại các mối đe doạ của đối phương từ trên bầu trời. Quân đội Việt Nam từ lâu đã quan tâm, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực Phòng không, tạo thế trận nhiều tầng, nhiều lớp, từ thấp đến cao, từ gần đến xa, không để Tổ quốc bất ngờ từ trên khong trung. Ảnh: Trận địa pháo phòng không Việt Nam diễn tập bắt - bám mục tiêu.Bên cạnh Hải quân và Không quân, Phòng không cũng được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại qua các hợp đồng mua sắm vũ khí như tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 PMU1, Tổ hợp phòng không tầm gần ngắn và trung Spider SR/MR cùng với đó là việc nâng cấp, cải tiến các Tổ hợp tên lửa cũ lên chuẩn S-75M3, S-125 2TM,... nhằm đáp ứng tốt với nhu cầu tình hình hiện đại. Ảnh: Triển khai Tổ hợp tên lửa S-300 PMU1.Chưa dừng lại ở đó, nền Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam cũng đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều loại khí tài phòng không đặc chủng. Một trong số đó là Tổ hợp phòng không tầm thấp điều khiển tự động sử dụng tên lửa vác vai Igla vừa được Viện Vũ khí cho ra mắt. Khí tài có nhiều ưu điểm nổi bật, dễ dàng chế tạo và sử dụng, có độ tuỳ biến cao. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không mới do Việt Nam sản xuấtTổ hợp sử dụng một giá đỡ máy đơn giản, điều khiển tự động bắt bám mục tiêu bởi một khung bệ thông qua điều khiển từ xa, được trang bị các loại kính ngắm, camera cho phép tìm kiếm và phát hiện mục tiêu bay thấp trọng phạm vi gần cả ở điều kiện ban ngày lẫn ban đêm.Khí tài sử dụng một ống phóng tên lửa 9K38 Igla do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1971, được Việt Nam mệnh danh là tên lửa A-87. Tuy nhiên khả năng cao đây là bệ phóng tên lửa do chính các nhà máy thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng của ta chế tạo. Như vậy có thể thấy rằng, Quân đội ta đã có thể độc lập phát triển một tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp có nhiều ưu điểm, tiện lợi và có giá thành thấp hơn rất nhiều so với nhập khẩu, đảm bảo khả năng sản xuất đại trà nếu có nhu cầu.Tên lửa 9K38 Igla (A-87) bao gồm một ống phóng sử dụng đạn 9M39 có trọng lượng 10.8kg (trong đó đầu đạn nặng 1.17kg), đường kính đạn 70mm, phạm vi tiêu diệt mục tiêu tối đa lên tới 5.2km và trần bay tối đa 2.5km, tốc độ tấn công mục tiêu 600m/s. Việt Nam đã tự chủ sản xuất Igla từ giai đoạn sau năm 2010 theo thiết kế chuyển giao từ nước ngoài để trang bị cho lực lượng Phòng không và phòng không lục quân tiêu diệt các loại mục tiêu bay tầm thấp. Ảnh: Bắn nghiệm thu tên lửa Igla do Việt Nam chế tạo.So với tổ hợp tên lửa phòng không trước đây được Việt Nam chế tạo đặt trên khung gầm xe Kamaz, tổ hợp mới có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như sử dụng tên lửa 9K38 Igla hiện đại và có tính năng kỹ thuật vượt trội hơn so với tổ hợp cũ sử dụng tên lửa 9K32 Strela, khối quang điện cũng như khung bệ điều khiển bắt bám mục tiêu được làm tinh vi, nhỏ gọn và hiện đại hơn. Điều này cũng mở ra khả năng có thể tích hợp tổ hợp phòng không mới lên các loại phương tiện như xe bán tải, xuồng cỡ nhỏ hoặc cả tàu chiến hải quân, giúp nâng cao hơn nữa khả năng phòng không tầm thấp của quân đội ta. Ảnh: Tổ hợp phòng không tự hành cũ do Việt Nam phát triển đặt trên khung gầm xe Kamaz.Tuy nhiên điểm hạn chế là tổ hợp mới do Việt Nam sản xuất sử dụng số lượng tên lửa ít, việc triển khai nhiều đạn hơn trên một bệ phóng sẽ giúp tăng tỉ lệ tiêu diệt mục tiêu. Dù vậy, đây là điểm có thể dễ dàng nâng cấp do ta đã có kinh nghiệm chế tạo giá đỡ cho nhiều đạn ở các tổ hợp tên lửa trước đó, nếu hướng đi này thành công thì Quân đội sẽ sở hữu một hệ thống vô cùng uy lực và tương đương với các tổ hợp của nước ngoài, thậm chí mở ra tiền đề xuất khẩu. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp sử dụng 6 đạn tên lửa Igla đặt trên khung gầm bán tải do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.Việc sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không điều khiển tự động từ xa tạo sự an toàn cho người lính khi không cần trực tiếp tác xạ trên chiến trường, ngoài ra việc sử dụng các hệ thống ngắm bắn quang điện giúp tên lửa có khả năng đánh trúng mục tiêu cao hơn rất nhiều so với việc phụ thuộc vào yếu lĩnh của chiến sĩ khi bắn thủ công cũng như điều kiện môi trường.
Ảnh: Buồng điều khiển tổ hợp phòng không tầm ngắn đặt trên khung gầm xe Kamaz do Việt Nam chế tạoViệc Việt Nam tự chủ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp mới là một bước phát triển cực kỳ đáng mừng của nền Công nghiệp Quốc phòng nước nhà, mở ra thời đại từng bước tự chủ nhiều loại vũ khí trang bị đặc chủng để trang bị cho quân đội, đảm bảo khả năng tác chiến lẫn giá thành, đồng thời mang tính bí mật quân sự cao khi không bị lộ tính năng kỹ thuật tạo yếu tố bất ngờ. Qua đó, cán bộ chiến sĩ Phòng không có tiền đề vững chắc để tiếp tục tiếp nối truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh Ảnh: Chiến sĩ kiểm tra tính năng bệ phóng tên lửa S-125. Video Pháo phòng không tự hành ZSU Việt Nam bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu bay - Nguồn: QPVN
Phòng không là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với các lực lượng tác chiến trên mặt đất và trên biển, nhằm chống lại các mối đe doạ của đối phương từ trên bầu trời. Quân đội Việt Nam từ lâu đã quan tâm, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực Phòng không, tạo thế trận nhiều tầng, nhiều lớp, từ thấp đến cao, từ gần đến xa, không để Tổ quốc bất ngờ từ trên khong trung. Ảnh: Trận địa pháo phòng không Việt Nam diễn tập bắt - bám mục tiêu.
Bên cạnh Hải quân và Không quân, Phòng không cũng được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại qua các hợp đồng mua sắm vũ khí như tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 PMU1, Tổ hợp phòng không tầm gần ngắn và trung Spider SR/MR cùng với đó là việc nâng cấp, cải tiến các Tổ hợp tên lửa cũ lên chuẩn S-75M3, S-125 2TM,... nhằm đáp ứng tốt với nhu cầu tình hình hiện đại. Ảnh: Triển khai Tổ hợp tên lửa S-300 PMU1.
Chưa dừng lại ở đó, nền Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam cũng đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều loại khí tài phòng không đặc chủng. Một trong số đó là Tổ hợp phòng không tầm thấp điều khiển tự động sử dụng tên lửa vác vai Igla vừa được Viện Vũ khí cho ra mắt. Khí tài có nhiều ưu điểm nổi bật, dễ dàng chế tạo và sử dụng, có độ tuỳ biến cao. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không mới do Việt Nam sản xuất
Tổ hợp sử dụng một giá đỡ máy đơn giản, điều khiển tự động bắt bám mục tiêu bởi một khung bệ thông qua điều khiển từ xa, được trang bị các loại kính ngắm, camera cho phép tìm kiếm và phát hiện mục tiêu bay thấp trọng phạm vi gần cả ở điều kiện ban ngày lẫn ban đêm.
Khí tài sử dụng một ống phóng tên lửa 9K38 Igla do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1971, được Việt Nam mệnh danh là tên lửa A-87. Tuy nhiên khả năng cao đây là bệ phóng tên lửa do chính các nhà máy thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng của ta chế tạo. Như vậy có thể thấy rằng, Quân đội ta đã có thể độc lập phát triển một tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp có nhiều ưu điểm, tiện lợi và có giá thành thấp hơn rất nhiều so với nhập khẩu, đảm bảo khả năng sản xuất đại trà nếu có nhu cầu.
Tên lửa 9K38 Igla (A-87) bao gồm một ống phóng sử dụng đạn 9M39 có trọng lượng 10.8kg (trong đó đầu đạn nặng 1.17kg), đường kính đạn 70mm, phạm vi tiêu diệt mục tiêu tối đa lên tới 5.2km và trần bay tối đa 2.5km, tốc độ tấn công mục tiêu 600m/s. Việt Nam đã tự chủ sản xuất Igla từ giai đoạn sau năm 2010 theo thiết kế chuyển giao từ nước ngoài để trang bị cho lực lượng Phòng không và phòng không lục quân tiêu diệt các loại mục tiêu bay tầm thấp. Ảnh: Bắn nghiệm thu tên lửa Igla do Việt Nam chế tạo.
So với tổ hợp tên lửa phòng không trước đây được Việt Nam chế tạo đặt trên khung gầm xe Kamaz, tổ hợp mới có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như sử dụng tên lửa 9K38 Igla hiện đại và có tính năng kỹ thuật vượt trội hơn so với tổ hợp cũ sử dụng tên lửa 9K32 Strela, khối quang điện cũng như khung bệ điều khiển bắt bám mục tiêu được làm tinh vi, nhỏ gọn và hiện đại hơn. Điều này cũng mở ra khả năng có thể tích hợp tổ hợp phòng không mới lên các loại phương tiện như xe bán tải, xuồng cỡ nhỏ hoặc cả tàu chiến hải quân, giúp nâng cao hơn nữa khả năng phòng không tầm thấp của quân đội ta. Ảnh: Tổ hợp phòng không tự hành cũ do Việt Nam phát triển đặt trên khung gầm xe Kamaz.
Tuy nhiên điểm hạn chế là tổ hợp mới do Việt Nam sản xuất sử dụng số lượng tên lửa ít, việc triển khai nhiều đạn hơn trên một bệ phóng sẽ giúp tăng tỉ lệ tiêu diệt mục tiêu. Dù vậy, đây là điểm có thể dễ dàng nâng cấp do ta đã có kinh nghiệm chế tạo giá đỡ cho nhiều đạn ở các tổ hợp tên lửa trước đó, nếu hướng đi này thành công thì Quân đội sẽ sở hữu một hệ thống vô cùng uy lực và tương đương với các tổ hợp của nước ngoài, thậm chí mở ra tiền đề xuất khẩu. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp sử dụng 6 đạn tên lửa Igla đặt trên khung gầm bán tải do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.
Việc sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không điều khiển tự động từ xa tạo sự an toàn cho người lính khi không cần trực tiếp tác xạ trên chiến trường, ngoài ra việc sử dụng các hệ thống ngắm bắn quang điện giúp tên lửa có khả năng đánh trúng mục tiêu cao hơn rất nhiều so với việc phụ thuộc vào yếu lĩnh của chiến sĩ khi bắn thủ công cũng như điều kiện môi trường.
Ảnh: Buồng điều khiển tổ hợp phòng không tầm ngắn đặt trên khung gầm xe Kamaz do Việt Nam chế tạo
Việc Việt Nam tự chủ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp mới là một bước phát triển cực kỳ đáng mừng của nền Công nghiệp Quốc phòng nước nhà, mở ra thời đại từng bước tự chủ nhiều loại vũ khí trang bị đặc chủng để trang bị cho quân đội, đảm bảo khả năng tác chiến lẫn giá thành, đồng thời mang tính bí mật quân sự cao khi không bị lộ tính năng kỹ thuật tạo yếu tố bất ngờ. Qua đó, cán bộ chiến sĩ Phòng không có tiền đề vững chắc để tiếp tục tiếp nối truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh Ảnh: Chiến sĩ kiểm tra tính năng bệ phóng tên lửa S-125.
Video Pháo phòng không tự hành ZSU Việt Nam bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu bay - Nguồn: QPVN