Chia sẻ với báo Phòng không – Không quân, Đại tá TS Nguyễn Hữu Đoàn - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật PK-KQ cho hay, sau khi hoàn thành dự án sản xuất lốp cho máy bay L-39, ông và các đồng nghiệp dự định tiếp tục với đề tài nghiên cứu, chế tạo lốp máy bay bơm hơi không có săm cho máy bay Su-30MK2. Ảnh: Airlines.netTriển vọng thành công của đề tài nghiên cứu lốp máy bay Su-30MK2 là rất cao. Bởi trước đó, Đại tá TS Nguyễn Hữu Đoàn cùng các đồng nghiệp tại Viện Kỹ thuật PK-KQ đã hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước: "Nghiên cứu, chế tạo lốp máy bay bơm hơi không có săm cho máy bay L-39". Năm 2012 đến 2014, Bộ Khoa học công nghệ cđã ho mở dự án cấp Nhà nước “Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm lốp máy bay bơm hơi không săm dùng cho máy bay L-39”, Tháng 3/2015, Dự án đã được nghiệm thu xong cấp Nhà nước. Ảnh: Airlines.netTheo Đại tá Nguyễn Hữu Đoàn, để nhập dây chuyền và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất lốp máy bay từ nước ngoài phải mất khoảng 20 triệu USD (tương đương khoảng hơn 400 tỷđồng). Nhưng nếu dựa vào dây chuyền sản xuất lốp ô tô đã có để sản xuất được lốp máy bay chúng ta chỉ cần đầu tư thêm các thiết bị chuyên dùng như: trống thành hình lốp, khuôn lốp, màng lưu hóa, vành ổn định sau lưu hóa và các thiết bị kiểm tra chất lượng lốp như thiết bị ép tĩnh, chạy lý trình, thử độ bám vành, độ đâm thủng, độ bất cân bằng, thiết bị thử độ bền chịu phá nổ… Các thiết bị này cũng chỉ chiếm khoảng 5-10% đối với tổng đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất lốp máy bay. Ảnh: Airlines.netBên cạnh đó, trong số nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất lốp máy bay thì cao su thiên nhiên chiếm thị phần cao nhất (đến 60%) và nguyên liệu này đều có tại Việt Nam. Còn các vật tư, hóa chất khác như: than đen chống mài mòn, ZnO, axit stearic, chất phòng lão, chất xúc tiến và trợ công nghệ, chất làm mềm… đều có thể nhập trực tiếp từ các công ty nước ngoài hoặc mua của các công ty thương mại trong nước. Đó còn chưa kể đến giá nhân công ở nước ta rẻ hơn so với nước ngoài từ 3 đến 5 lần; chi phí cho vận chuyển thấp hơn rất nhiều so với nhập ngoại…Ảnh: Airlines.netVới 4 đợt sản xuất thử nghiệm thành công, Dự án đã cho ra đời 800 lốp máy bay L-39, trong đó có 600 lốp sau và 200 lốp trước. Số lốp này đã được đưa vào sử dụng tại Trung đoàn 910, Trường Sĩ quan Không quân và được đánh giá đạt kết quả tốt, bảo đảm an toàn bay và chất lượng tương đương hàng ngoại nhập. So với giá ngoại nhập lốp L-39, giá lốp hiện tại của dự án bằng 1/3. Ảnh: Airlines.netNhư vậy, theo nhu cầu cung cấp hàng năm cho Quân chủng, Bộ Quốc phòng có thể tiết kiệm được từ 3 đến 4 tỷ đồng. Ảnh: Airlines.netBên cạnh đó, dự án thành công đã khắc phục được tình trạng khó khăn khi nhập ngoại loại lốp này là do số lượng đơn hàng ít, thời gian chờ đợi lâu nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc chủ động bảo đảm vật tư, phụ tùng thay thế cho công tác bảo đảm bay của Quân chủng. Ảnh: Airlines.netTrong ảnh, máy bay huấn luyện – chiến đấu phản lực L-39 của Trung đoàn 910 với bộ lốp “made in Vietnam”. Ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Chia sẻ với báo Phòng không – Không quân, Đại tá TS Nguyễn Hữu Đoàn - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật PK-KQ cho hay, sau khi hoàn thành dự án sản xuất lốp cho máy bay L-39, ông và các đồng nghiệp dự định tiếp tục với đề tài nghiên cứu, chế tạo lốp máy bay bơm hơi không có săm cho máy bay Su-30MK2. Ảnh: Airlines.net
Triển vọng thành công của đề tài nghiên cứu lốp máy bay Su-30MK2 là rất cao. Bởi trước đó, Đại tá TS Nguyễn Hữu Đoàn cùng các đồng nghiệp tại Viện Kỹ thuật PK-KQ đã hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước: "Nghiên cứu, chế tạo lốp máy bay bơm hơi không có săm cho máy bay L-39". Năm 2012 đến 2014, Bộ Khoa học công nghệ cđã ho mở dự án cấp Nhà nước “Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm lốp máy bay bơm hơi không săm dùng cho máy bay L-39”, Tháng 3/2015, Dự án đã được nghiệm thu xong cấp Nhà nước. Ảnh: Airlines.net
Theo Đại tá Nguyễn Hữu Đoàn, để nhập dây chuyền và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất lốp máy bay từ nước ngoài phải mất khoảng 20 triệu USD (tương đương khoảng hơn 400 tỷđồng). Nhưng nếu dựa vào dây chuyền sản xuất lốp ô tô đã có để sản xuất được lốp máy bay chúng ta chỉ cần đầu tư thêm các thiết bị chuyên dùng như: trống thành hình lốp, khuôn lốp, màng lưu hóa, vành ổn định sau lưu hóa và các thiết bị kiểm tra chất lượng lốp như thiết bị ép tĩnh, chạy lý trình, thử độ bám vành, độ đâm thủng, độ bất cân bằng, thiết bị thử độ bền chịu phá nổ… Các thiết bị này cũng chỉ chiếm khoảng 5-10% đối với tổng đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất lốp máy bay. Ảnh: Airlines.net
Bên cạnh đó, trong số nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất lốp máy bay thì cao su thiên nhiên chiếm thị phần cao nhất (đến 60%) và nguyên liệu này đều có tại Việt Nam. Còn các vật tư, hóa chất khác như: than đen chống mài mòn, ZnO, axit stearic, chất phòng lão, chất xúc tiến và trợ công nghệ, chất làm mềm… đều có thể nhập trực tiếp từ các công ty nước ngoài hoặc mua của các công ty thương mại trong nước. Đó còn chưa kể đến giá nhân công ở nước ta rẻ hơn so với nước ngoài từ 3 đến 5 lần; chi phí cho vận chuyển thấp hơn rất nhiều so với nhập ngoại…Ảnh: Airlines.net
Với 4 đợt sản xuất thử nghiệm thành công, Dự án đã cho ra đời 800 lốp máy bay L-39, trong đó có 600 lốp sau và 200 lốp trước. Số lốp này đã được đưa vào sử dụng tại Trung đoàn 910, Trường Sĩ quan Không quân và được đánh giá đạt kết quả tốt, bảo đảm an toàn bay và chất lượng tương đương hàng ngoại nhập. So với giá ngoại nhập lốp L-39, giá lốp hiện tại của dự án bằng 1/3. Ảnh: Airlines.net
Như vậy, theo nhu cầu cung cấp hàng năm cho Quân chủng, Bộ Quốc phòng có thể tiết kiệm được từ 3 đến 4 tỷ đồng. Ảnh: Airlines.net
Bên cạnh đó, dự án thành công đã khắc phục được tình trạng khó khăn khi nhập ngoại loại lốp này là do số lượng đơn hàng ít, thời gian chờ đợi lâu nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc chủ động bảo đảm vật tư, phụ tùng thay thế cho công tác bảo đảm bay của Quân chủng. Ảnh: Airlines.net
Trong ảnh, máy bay huấn luyện – chiến đấu phản lực L-39 của Trung đoàn 910 với bộ lốp “made in Vietnam”. Ảnh: Báo Phòng không – Không quân