Trong những cuộc xung đột diễn ra giữa Không quân Syria và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong thời gian vừa qua, MiG-29 là một trong số những loại chiến đấu cơ được nhắc tới rất nhiều. Nguồn ảnh: Kuzmin.Hiện tại, Không quân Syria đang có trong tay khoảng 20 chiến đấu cơ MiG-29 - số lượng tuy không quá nhiều nhưng cũng đủ để khiến nó trở thành loại tiêm kích chủ lực của Syria. Nguồn ảnh: Rumil.Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của MiG-29 đó là nó có giá thành xuất xưởng rất rẻ - chỉ khoảng dưới 20 triệu USD cho một chiếc - rẻ nhất trong số những loại chiến đấu cơ đa năng hai động cơ trên thế giới ngày nay. Nguồn ảnh: Rumil.Không chỉ có giá xuất xưởng rẻ, tiêm kích đa năng MiG-29 còn có chi phí vận hành cực kỳ mềm. Cụ thể, khi mà Su-27/30 có giá thành vận hành từ 30.000 cho tới 50.000 USD mỗi giờ bay, MiG-29 chỉ tốn từ 4000 tới 8000 USD cho mỗi giờ bay. Nguồn ảnh: Rumil.Giá vận hành rẻ "kịch đáy" này khiến MiG-29 dễ dàng trở thành loại tiêm kích chủ lực của những lực lượng không quân quy mô nhỏ, ít kinh phí trên thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng, rẻ chưa chắc đã đi kèm với... chất lượng kém. Trừ việc MiG-29 trong biên chế của Không quân Ấn Độ thường xuyên lên báo do tai nạn, lực lượng MiG-29 ở các quốc gia khác đều có khả năng hoạt động khá tốt. Nguồn ảnh: Rumil.Loại chiến đấu cơ "giá rẻ" này có khả năng vận hành với tốc độ bay, trần bay, tầm bay và trọng trường tối đa gần như tương đương với Su-30 - loại tiêm kích có giá đắt gấp ba, chi phí vận hành gấp hàng chục lần so với MiG-29. Nguồn ảnh: Rumil.Điểm yếu lớn nhất của MiG-29 khi so với các loại tiêm kích của Sukhoi đó là nó có khả năng mang vũ khí khá khiến tốn. Cụ thể, MiG-29 chỉ mang theo được tối đa 4 tấn vũ khí các loại dưới 7 giá treo - nghĩa là bằng 1/2 số lượng vũ khí mà Su-30 có thể mang theo. Nguồn ảnh: Rumil.Trong tương lai, MiG-29 cùng với MiG-35 thậm chí còn được nâng cấp về khả năng an toàn cho phi công khi nó được cung cấp thêm hệ thống lái an toàn do máy tính điều khiển. Nguồn ảnh: Rumil.Với hệ thống lái mới này, Không quân Nga khẳng định những tiêm kích MiG-29 sẽ có khả năng chịu được trọng trường quá tải ở mức tối đa 11g - nghĩa là cao hơn 2g so với trọng trường tối đa của Su-30. Nguồn ảnh: Sana.Với việc được sử dụng trong thực chiến rộng rãi, chứng tỏ ưu thế của mình trước những tiêm kích phương Tây và khả năng được nâng cấp dài hạn từ nhà sản xuất. MiG-29 rõ ràng sẽ là một lựa chọn khôn ngoan với nhiều lực lượng không quân trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil."Chóng mặt" khi MiG-29 thực hiện cơ động ở độ cao lớn.
Trong những cuộc xung đột diễn ra giữa Không quân Syria và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong thời gian vừa qua, MiG-29 là một trong số những loại chiến đấu cơ được nhắc tới rất nhiều. Nguồn ảnh: Kuzmin.
Hiện tại, Không quân Syria đang có trong tay khoảng 20 chiến đấu cơ MiG-29 - số lượng tuy không quá nhiều nhưng cũng đủ để khiến nó trở thành loại tiêm kích chủ lực của Syria. Nguồn ảnh: Rumil.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của MiG-29 đó là nó có giá thành xuất xưởng rất rẻ - chỉ khoảng dưới 20 triệu USD cho một chiếc - rẻ nhất trong số những loại chiến đấu cơ đa năng hai động cơ trên thế giới ngày nay. Nguồn ảnh: Rumil.
Không chỉ có giá xuất xưởng rẻ, tiêm kích đa năng MiG-29 còn có chi phí vận hành cực kỳ mềm. Cụ thể, khi mà Su-27/30 có giá thành vận hành từ 30.000 cho tới 50.000 USD mỗi giờ bay, MiG-29 chỉ tốn từ 4000 tới 8000 USD cho mỗi giờ bay. Nguồn ảnh: Rumil.
Giá vận hành rẻ "kịch đáy" này khiến MiG-29 dễ dàng trở thành loại tiêm kích chủ lực của những lực lượng không quân quy mô nhỏ, ít kinh phí trên thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng, rẻ chưa chắc đã đi kèm với... chất lượng kém. Trừ việc MiG-29 trong biên chế của Không quân Ấn Độ thường xuyên lên báo do tai nạn, lực lượng MiG-29 ở các quốc gia khác đều có khả năng hoạt động khá tốt. Nguồn ảnh: Rumil.
Loại chiến đấu cơ "giá rẻ" này có khả năng vận hành với tốc độ bay, trần bay, tầm bay và trọng trường tối đa gần như tương đương với Su-30 - loại tiêm kích có giá đắt gấp ba, chi phí vận hành gấp hàng chục lần so với MiG-29. Nguồn ảnh: Rumil.
Điểm yếu lớn nhất của MiG-29 khi so với các loại tiêm kích của Sukhoi đó là nó có khả năng mang vũ khí khá khiến tốn. Cụ thể, MiG-29 chỉ mang theo được tối đa 4 tấn vũ khí các loại dưới 7 giá treo - nghĩa là bằng 1/2 số lượng vũ khí mà Su-30 có thể mang theo. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong tương lai, MiG-29 cùng với MiG-35 thậm chí còn được nâng cấp về khả năng an toàn cho phi công khi nó được cung cấp thêm hệ thống lái an toàn do máy tính điều khiển. Nguồn ảnh: Rumil.
Với hệ thống lái mới này, Không quân Nga khẳng định những tiêm kích MiG-29 sẽ có khả năng chịu được trọng trường quá tải ở mức tối đa 11g - nghĩa là cao hơn 2g so với trọng trường tối đa của Su-30. Nguồn ảnh: Sana.
Với việc được sử dụng trong thực chiến rộng rãi, chứng tỏ ưu thế của mình trước những tiêm kích phương Tây và khả năng được nâng cấp dài hạn từ nhà sản xuất. MiG-29 rõ ràng sẽ là một lựa chọn khôn ngoan với nhiều lực lượng không quân trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.
"Chóng mặt" khi MiG-29 thực hiện cơ động ở độ cao lớn.