Theo chuyên gia quân sự Đại tá Makar Aksenenko - Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga, những dự báo của TSAMTO (Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới) hay Defense News về việc Việt Nam hay một số quốc gia trên thế giới có thể mua máy bay tiêm kích Su T-50 trong giai đoạn 2020-2035 không khác gì "cầm đèn chạy trước ô tô". Nguồn ảnh: Airlines.net"Tôi nghĩ rằng, nên rất cẩn thận với những dự báo như vậy. Các nhà phân tích tiến hành công việc một cách nghiêm túc, đặc biệt là các chuyên gia có thẩm quyền, không bao giờ đưa ra những dự báo như vậy về một máy bay chưa vượt qua giai đoạn thử nghiệm nhà nước, chưa được biên chế cho lực lượng không quân nước mình. Không nên nhầm lẫn giữa ước mơ và hiện thực khi nói rằng, có rất nhiều khách hàng nước ngoài đặt mua máy bay này (thậm chí nếu nói về khách hàng tiềm năng)", Đại tá Makar Aksenenko tuyên bố. Nguồn ảnh: Airlines.net..."Tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50 vẫn đang được thử nghiệm. Tất nhiên, máy bay này vượt xa khả năng tác chiến của các phiên bản tiền niệm, có sử dụng những công nghệ hiện đại nhất và những kinh nghiệm chiến đấu của các loại máy bay khác. Nhưng, theo tôi, không nên dự đoán về tiềm năng xuất khẩu trong tương lai xa. Học thuyết quân sự của bất kỳ quốc gia có lòng tự tôn không thể xem xét khả năng đưa vào biên chế một máy bay chưa được bắt đầu sản xuất hàng loạt trong nước phát triển loại máy bay này", vị này phân tích. Nguồn ảnh: Airlines.net"Nói chung, chừng nào lực lượng không quân vũ trụ Nga (VKS) chưa được trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, không thể nói về việc Nga cung cấp hàng loạt máy bay này cho nước ngoài", ông Makar Aksenenko nhấn mạnh. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài ra, cũng theo chuyên gia quân sự Makar Aksenenko, ông bày tỏ nghi ngờ về dự đoán cho rằng Việt Nam có nhu cầu trang bị số lượng lớn tiêm kích Su T-50 (12-24 chiếc). Ông băn khoăn việc các máy bay này sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu nào theo học thuyết quân sự của Việt Nam. Thực tế thì hiện nay Bộ Quốc phòng Việt Nam chưa bao giờ đưa ra bất kỳ thông tin nào liên quan tới việc quan tâm Sukhoi T-50. Đa phần các dự đoán xuất phát từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Airlines.netNhững tuyên bố của Đại tá Makar Aksenenko không phải là không có cơ sở, bởi hiện nay Sukhoi PAK FA T-50 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm. Thậm chí máy bay vẫn còn mang tên hiệu thử nghiệm, chưa được định danh chính thức, lẽ dĩ nhiên là Tập đoàn Rosoboronexport cũng chưa có quyền quảng bá tiêm kích Su T-50 trên thị trường thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.netĐúng là hiếm có quốc gia nào kỳ lạ tới mức nghiên cứu mua sắm một chiếc máy bay chiến đấu đang thử nghiệm, còn chưa được sản xuất hàng loạt và chưa được chính nước sở tại biên chế. Thương vụ như vậy thật là vô cùng mạo hiểm và thực tế là không ai dại gì. Nguồn ảnh: Airlines.netSukhoi PAK FA là chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 dành cho Không quân Nga do Sukhoi JSC triển khai suốt từ những năm 1990 tới nay. Qua nhiều nghiên cứu, ngày 29/1/2010, chiếc Sukhoi PAK FA mang phiên hiệu T-50 (tên gọi mẫu thử nghiệm) mới cất cánh lần đầu. Và tới nay, sau 7 năm chương trình thử nghiệm vẫn đang tiếp diễn. Nguồn ảnh: Airlines.netVẫn còn rất nhiều thứ phải hoàn thiện với Sukhoi T-50, ví dụ như nó vẫn chưa có một cặp động cơ tương xứng với thế hệ 5. Các mẫu T-50 thử nghiệm hiện vẫn dùng động cơ AL-41F1 vốn trang bị trên các chiến đấu cơ thế hệ 4,5 như Su-35S. Nguồn ảnh: Airlines.netDự án phát triển động cơ tương xứng với Sukhoi T-50 được biết đến với tên gọi izdeliye 30 vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm trên mặt đất. Nguồn ảnh: Airlines.netHệ thống vũ khí hàng không dành riêng cho siêu tiêm kích Su T-50 vẫn còn cần thời gian để đánh giá thử nghiệm sâu hơn. Một số loại vũ khí dự kiến trang bị cho Sukhoi T-50 gồm: tên lửa không đối không K-77M (phiên bản của tên lửa R-77 nâng cấp với đầu tự dẫn radar chủ động AESA); tên lửa không đối không K-74M2 (phiên bản nâng cấp của đạn R-73); tên lửa không đối đất Kh-38M và Kh-58UShK; tên lửa chống hạm Kh-35UE; bom có điều khiển KAB-500/1500. Nguồn ảnh: Airlines.netĐó là chưa kể tới các chương trình nghiên cứu hệ thống điện tử đặc biệt phức tạp trang bị riêng cho Sukhoi T-50, ví dụ gồm: hệ thống radar mạng pha chủ động băng X N036-1; hệ thống ngắm quang-điện UOMZ 101KS Atoll (bao gồm cảm biến cảnh báo tên lửa 101KS-U và pod ngắm mục tiêu - định vị 101KS-N; hệ thống tác chiến điện tử L402 Himalayas. Tất cả các công nghệ tiên tiến này đều cần thời gian để hoàn thiện. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo chuyên gia quân sự Đại tá Makar Aksenenko - Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga, những dự báo của TSAMTO (Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới) hay Defense News về việc Việt Nam hay một số quốc gia trên thế giới có thể mua máy bay tiêm kích Su T-50 trong giai đoạn 2020-2035 không khác gì "cầm đèn chạy trước ô tô". Nguồn ảnh: Airlines.net
"Tôi nghĩ rằng, nên rất cẩn thận với những dự báo như vậy. Các nhà phân tích tiến hành công việc một cách nghiêm túc, đặc biệt là các chuyên gia có thẩm quyền, không bao giờ đưa ra những dự báo như vậy về một máy bay chưa vượt qua giai đoạn thử nghiệm nhà nước, chưa được biên chế cho lực lượng không quân nước mình. Không nên nhầm lẫn giữa ước mơ và hiện thực khi nói rằng, có rất nhiều khách hàng nước ngoài đặt mua máy bay này (thậm chí nếu nói về khách hàng tiềm năng)", Đại tá Makar Aksenenko tuyên bố. Nguồn ảnh: Airlines.net
..."Tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50 vẫn đang được thử nghiệm. Tất nhiên, máy bay này vượt xa khả năng tác chiến của các phiên bản tiền niệm, có sử dụng những công nghệ hiện đại nhất và những kinh nghiệm chiến đấu của các loại máy bay khác. Nhưng, theo tôi, không nên dự đoán về tiềm năng xuất khẩu trong tương lai xa. Học thuyết quân sự của bất kỳ quốc gia có lòng tự tôn không thể xem xét khả năng đưa vào biên chế một máy bay chưa được bắt đầu sản xuất hàng loạt trong nước phát triển loại máy bay này", vị này phân tích. Nguồn ảnh: Airlines.net
"Nói chung, chừng nào lực lượng không quân vũ trụ Nga (VKS) chưa được trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, không thể nói về việc Nga cung cấp hàng loạt máy bay này cho nước ngoài", ông Makar Aksenenko nhấn mạnh. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài ra, cũng theo chuyên gia quân sự Makar Aksenenko, ông bày tỏ nghi ngờ về dự đoán cho rằng Việt Nam có nhu cầu trang bị số lượng lớn tiêm kích Su T-50 (12-24 chiếc). Ông băn khoăn việc các máy bay này sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu nào theo học thuyết quân sự của Việt Nam. Thực tế thì hiện nay Bộ Quốc phòng Việt Nam chưa bao giờ đưa ra bất kỳ thông tin nào liên quan tới việc quan tâm Sukhoi T-50. Đa phần các dự đoán xuất phát từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Airlines.net
Những tuyên bố của Đại tá Makar Aksenenko không phải là không có cơ sở, bởi hiện nay Sukhoi PAK FA T-50 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm. Thậm chí máy bay vẫn còn mang tên hiệu thử nghiệm, chưa được định danh chính thức, lẽ dĩ nhiên là Tập đoàn Rosoboronexport cũng chưa có quyền quảng bá tiêm kích Su T-50 trên thị trường thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đúng là hiếm có quốc gia nào kỳ lạ tới mức nghiên cứu mua sắm một chiếc máy bay chiến đấu đang thử nghiệm, còn chưa được sản xuất hàng loạt và chưa được chính nước sở tại biên chế. Thương vụ như vậy thật là vô cùng mạo hiểm và thực tế là không ai dại gì. Nguồn ảnh: Airlines.net
Sukhoi PAK FA là chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 dành cho Không quân Nga do Sukhoi JSC triển khai suốt từ những năm 1990 tới nay. Qua nhiều nghiên cứu, ngày 29/1/2010, chiếc Sukhoi PAK FA mang phiên hiệu T-50 (tên gọi mẫu thử nghiệm) mới cất cánh lần đầu. Và tới nay, sau 7 năm chương trình thử nghiệm vẫn đang tiếp diễn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Vẫn còn rất nhiều thứ phải hoàn thiện với Sukhoi T-50, ví dụ như nó vẫn chưa có một cặp động cơ tương xứng với thế hệ 5. Các mẫu T-50 thử nghiệm hiện vẫn dùng động cơ AL-41F1 vốn trang bị trên các chiến đấu cơ thế hệ 4,5 như Su-35S. Nguồn ảnh: Airlines.net
Dự án phát triển động cơ tương xứng với Sukhoi T-50 được biết đến với tên gọi izdeliye 30 vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm trên mặt đất. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hệ thống vũ khí hàng không dành riêng cho siêu tiêm kích Su T-50 vẫn còn cần thời gian để đánh giá thử nghiệm sâu hơn. Một số loại vũ khí dự kiến trang bị cho Sukhoi T-50 gồm: tên lửa không đối không K-77M (phiên bản của tên lửa R-77 nâng cấp với đầu tự dẫn radar chủ động AESA); tên lửa không đối không K-74M2 (phiên bản nâng cấp của đạn R-73); tên lửa không đối đất Kh-38M và Kh-58UShK; tên lửa chống hạm Kh-35UE; bom có điều khiển KAB-500/1500. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đó là chưa kể tới các chương trình nghiên cứu hệ thống điện tử đặc biệt phức tạp trang bị riêng cho Sukhoi T-50, ví dụ gồm: hệ thống radar mạng pha chủ động băng X N036-1; hệ thống ngắm quang-điện UOMZ 101KS Atoll (bao gồm cảm biến cảnh báo tên lửa 101KS-U và pod ngắm mục tiêu - định vị 101KS-N; hệ thống tác chiến điện tử L402 Himalayas. Tất cả các công nghệ tiên tiến này đều cần thời gian để hoàn thiện. Nguồn ảnh: Airlines.net