Sukhoi T-50 hay còn được biết tới với cái tên PAK FA là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga. Nó cũng là tâm điểm của giới phân tích quân sự trong nhiều năm qua khi người Nga bắt đầu tham gia lại cuộc đua chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình với Mỹ.Kế hoạch phát triển dự án PAK FA được Bộ Quốc phòng Nga ấp ủ từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Năm 2002 Sukhoi chính thức được Bộ Quốc phòng Nga chọn là, đơn vị để phát triển PAK FA sau khi công ty này vượt qua hai đối thủ chính là Mikoyan và Yakovlev.Thiết kế chính thức của dòng chiến đấu cơ tàng hình này được thông qua vào năm 2009 và chỉ gần một năm sau đó nguyên mẫu PAK FA đầu tiên cất cánh vào tháng 1/2010.Chương trình phát triển của PAK FA chỉ tiêu tốn của Nga khoảng 10 tỷ USD, trong khi đó chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ có con số gấp 150 lần so với PAK FA.Dù vậy khoảng thời gian hơn 10 năm chưa phải là nhiều để Nga hay Sukhoi có thể hoàn thiện chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của mình, chính vì lý do này mà kế hoạch đưa vào trang bị PAK FA nay đã là Sukhoi T-50 liên tục bị trì hoãn.Cho tới thời điểm hiện tại Sukhoi đã sản xuất được 6 nguyên mẫu T-50 và tất cả chúng đều dòng mẫu động cơ phản lực NPO Saturn AL-41F1 (117), dù vậy Nga vẫn lên kế hoạch phát triển mẫu động cơ phản lực mới cho T-50 và AL-41F1 chỉ là giải pháp tạm thời.T-50 cũng là một trong số ít các máy bay chiến đấu của Nga sử dụng khá nhiều vật liệu tổng hợp trong quá trình chế tạo, trong đó phần khung thân chiếm 25% và 70% với phần vỏ máy bay bên ngoài. Tất nhiên phần vỏ máy bay được làm bằng các vật liệu đặc biệt giúp tăng khả năng hấp thụ sóng radar của đối phương.Ngoài ra lớp sơn ngụy trang của Sukhoi T-50 cũng được thiết kế đặc biệt giúp nó phần nào đó khó có thể quan sát bằng mắt thường.Cũng giống như các mẫu chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ, hệ thống vũ khí của Sukhoi T-50 được đặt gọn vào trong phần thân máy bay hoặc các giá treo bên ngoài khi cần thiết. Trong ảnh là T-50 với tên lửa chống hạm Kh-31 và tên lửa không đối không R-73.Sukhoi T-50 được thiết kế để có thể tác chiến đa năng trong mọi nhiệm vụ với kho vũ khí khá đa dạng, cùng với đó là hệ thống trang thiết bị điện tử tiên tiến.Với động cơ AL-41F1, Sukhoi T-50 có vận tốc tối đa lên tới Mach 2.0 với tầm tác chiến hiệu quả trong hành trình siêu âm có thể đạt 1.500km.Theo kế hoạch hiện tại Không quân Nga sẽ chính thức đưa vào trang bị chiếc Sukhoi T-50 đầu tiên trong năm 2018 đánh dấu kết thúc chương trình chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Nga.
Sukhoi T-50 hay còn được biết tới với cái tên PAK FA là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga. Nó cũng là tâm điểm của giới phân tích quân sự trong nhiều năm qua khi người Nga bắt đầu tham gia lại cuộc đua chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình với Mỹ.
Kế hoạch phát triển dự án PAK FA được Bộ Quốc phòng Nga ấp ủ từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Năm 2002 Sukhoi chính thức được Bộ Quốc phòng Nga chọn là, đơn vị để phát triển PAK FA sau khi công ty này vượt qua hai đối thủ chính là Mikoyan và Yakovlev.
Thiết kế chính thức của dòng chiến đấu cơ tàng hình này được thông qua vào năm 2009 và chỉ gần một năm sau đó nguyên mẫu PAK FA đầu tiên cất cánh vào tháng 1/2010.
Chương trình phát triển của PAK FA chỉ tiêu tốn của Nga khoảng 10 tỷ USD, trong khi đó chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ có con số gấp 150 lần so với PAK FA.
Dù vậy khoảng thời gian hơn 10 năm chưa phải là nhiều để Nga hay Sukhoi có thể hoàn thiện chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của mình, chính vì lý do này mà kế hoạch đưa vào trang bị PAK FA nay đã là Sukhoi T-50 liên tục bị trì hoãn.
Cho tới thời điểm hiện tại Sukhoi đã sản xuất được 6 nguyên mẫu T-50 và tất cả chúng đều dòng mẫu động cơ phản lực NPO Saturn AL-41F1 (117), dù vậy Nga vẫn lên kế hoạch phát triển mẫu động cơ phản lực mới cho T-50 và AL-41F1 chỉ là giải pháp tạm thời.
T-50 cũng là một trong số ít các máy bay chiến đấu của Nga sử dụng khá nhiều vật liệu tổng hợp trong quá trình chế tạo, trong đó phần khung thân chiếm 25% và 70% với phần vỏ máy bay bên ngoài. Tất nhiên phần vỏ máy bay được làm bằng các vật liệu đặc biệt giúp tăng khả năng hấp thụ sóng radar của đối phương.
Ngoài ra lớp sơn ngụy trang của Sukhoi T-50 cũng được thiết kế đặc biệt giúp nó phần nào đó khó có thể quan sát bằng mắt thường.
Cũng giống như các mẫu chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ, hệ thống vũ khí của Sukhoi T-50 được đặt gọn vào trong phần thân máy bay hoặc các giá treo bên ngoài khi cần thiết. Trong ảnh là T-50 với tên lửa chống hạm Kh-31 và tên lửa không đối không R-73.
Sukhoi T-50 được thiết kế để có thể tác chiến đa năng trong mọi nhiệm vụ với kho vũ khí khá đa dạng, cùng với đó là hệ thống trang thiết bị điện tử tiên tiến.
Với động cơ AL-41F1, Sukhoi T-50 có vận tốc tối đa lên tới Mach 2.0 với tầm tác chiến hiệu quả trong hành trình siêu âm có thể đạt 1.500km.
Theo kế hoạch hiện tại Không quân Nga sẽ chính thức đưa vào trang bị chiếc Sukhoi T-50 đầu tiên trong năm 2018 đánh dấu kết thúc chương trình chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Nga.