Tháng 3/1968, không quân Mỹ đưa 6 chiếc F-111A đầu tiên đến căn cứ Takhli ở Thái Lan, hợp sức với F-4 đánh phá miền Bắc Việt Nam. Nhưng chỉ sau 10 ngày, chiếc F-111 đầu tiên bị rơi ở phía tây Hà Tĩnh, được phía Mỹ giải thích là do tai nạn, trong khi đó phía Bắc Việt Nam cho biết nó bị pháo phòng không của Trung đoàn 280 bắn rơi.Ngày 30/3/1968, bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi một chiếc F-111 trên bầu trời Hà Tây. Đây là trận đánh xuất sắc của tiểu đoàn tên lửa 64 chỉ với 2 quả tên lửa, dẫn đường bằng tay. F-111 bị tiêu diệt ở độ cao rất thấp.Đến cuối tháng 4/1968, chiếc F-111 thứ ba bị rơi trên bầu trời Bắc Việt Nam, Mỹ giải thích là do trục trặc kỹ thuật. Trong vòng 1 tháng, với 55 phi vụ và 3 chiếc F-111 đã bị rơi khi lần đầu tiên thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam. Lầu Năm Góc không thể chấp nhận kết quả này.Không quân Mỹ đã phải gấp rút rút số còn lại về nhà máy để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện siêu tiêm kích-bom này. Sau thất bại cay đắng đầu tiên trước Việt Nam, F-111 đã trải qua một đợt sửa đổi toàn diện cả về kỹ thuật và chiến thuật. Và mãi đến năm 1972, nó mới trở lại chiến trường xưa.Năm 1972, F-111 quay trở lại tham gia Chiến dịch Linebacker và Linebacker II, lực lượng hùng hậu và sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, với 48 chiếc F-111 được chia thành 3 nhóm, triển khai tại căn cứ Takhli của Thái Lan và bắt đầu các nhiệm vụ ban đêm ở vùng Tây Bắc Việt Nam.Từ kinh nghiệm có được, không quân Mỹ đã điều chỉnh tác chiến một cách khôn ngoan để đảm bảo an toàn hơn cho F-111. Trên chiến trường, F-111 chỉ ném bom tọa độ như B-52, đánh vào các trọng điểm trên các tuyến giao thông cơ giới của Bắc Việt Nam như phà, cầu, cống, đường xá bằng nhiều loại bom khác nhau.Đối với các nhiệm vụ ở miền Bắc, F-111 chỉ thực hiện các cuộc tấn công ban đêm. Vai trò này trước đây do máy bay A-6A và RF-4C đảm nhận. Mặc dù hiệu quả thấp nhưng đã gây nhiều mệt mỏi, căng thẳng cho lực lượng phòng không của ta khi phải làm nhiệm vụ cả ngày lẫn đêm.F-111 có hệ thống radar bám địa hình tốt, nhanh hơn, mạnh hơn, mang số lượng bom gấp 2,5 lần F-4, có khả năng hoạt động trong những ngày thời tiết xấu. F-111 bay một mình vào ban đêm ở độ cao cực thấp, luồn lách địa hình để vô hiệu hóa radar, cũng như các thiết bị quang học của đối phương.Mặc dù là một máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng trong các cuộc tập kích vào Hà Nội và Hải Phòng trong Chiến dịch Linebacker II năm 1972, đánh phá miền Bắc Việt Nam, 5 chiếc F-111A đã bị bắn rơi, trên tổng số 48 chiếc. Tỷ lệ tổn thất là 5 trên 48, hoặc hơn 10%, một tỷ lệ quá cao mà người Mỹ không mong muốn.Phòng không Việt Nam đã có kinh nghiệm đối phó với máy bay bay thấp trước đây. Họ đã mai phục và chờ sẵn trên con đường quen thuộc của kẻ thù và triển khai lực lượng phục kích với nhiều loại vũ khí, bao gồm pháo tầm thấp, pháo phòng không 37 ly và thậm chí cả súng trường. Thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ có gần 200 trận địa như vậy.Quân đội ta đã đặt đài quan sát, đằng xa có những người lính túc trực ngày đêm. Hệ thống đài quan sát quân sự, cộng với các trạm địa phương tạo thành mạng lưới quan sát dày đặc xung quanh Hà Nội.Dù vào ban đêm, nhưng do F-111 bay rất thấp nên đài quan sát thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng của nó vụt qua, kèm theo tiếng gầm rú của động cơ. Khi phát hiện thấy F-111, các đài quan sát thông báo ngay các trận địa. Lúc này, tất cả các loại súng, pháo phòng không đều quay theo hướng đã định trước, đạn lên nòng, sẵn sàng nổ súng khi có lệnh.Phòng không Việt Nam bắn mọi thứ có thể, tạo thành màn đạn có chiều sâu, chặn đứng đường bay của F-111. Trong hàng nghìn hàng vạn viên đạn nhỏ, chỉ một viên trúng vào chỗ hiểm, ngay cả những chiếc F-111 hiện đại cũng phải gục ngã.Trong Chiến dịch Linebacker và Linebacker II, F-111 đã thực hiện 4.000 lần xuất kích. Mặc dù một số chiếc bị bắn rơi, F-111 vẫn được công nhận là loại máy bay an toàn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.Sau chiến tranh Việt Nam, F-111 tiếp tục được sử dụng trong chiến tranh Campuchia, chiến tranh Libya năm 1986, chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Tại các chiến trường này, do không có đối thủ xứng tầm nên máy bay Mỹ không gặp nhiều khó khăn. Chỉ có một số chiếc F-111 bị đánh bại trong tất cả các trận chiến này.F-111 đã phục vụ cho không quân Mỹ từ năm 1967 đến năm 1998. F-111 cũng được sử dụng trong biên chế của Australia. Chính phủ nước này đã đặt hàng 24 chiếc F-111C để thay thế chiếc English Electric Canberras của không quân Hoàng gia Australia trong vai trò ném bom và tấn công chiến thuật. Việc mua bán được chứng minh là rất thành công đối với RAAF, mặc dù nó chưa bao giờ tham chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tháng 3/1968, không quân Mỹ đưa 6 chiếc F-111A đầu tiên đến căn cứ Takhli ở Thái Lan, hợp sức với F-4 đánh phá miền Bắc Việt Nam. Nhưng chỉ sau 10 ngày, chiếc F-111 đầu tiên bị rơi ở phía tây Hà Tĩnh, được phía Mỹ giải thích là do tai nạn, trong khi đó phía Bắc Việt Nam cho biết nó bị pháo phòng không của Trung đoàn 280 bắn rơi.
Ngày 30/3/1968, bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi một chiếc F-111 trên bầu trời Hà Tây. Đây là trận đánh xuất sắc của tiểu đoàn tên lửa 64 chỉ với 2 quả tên lửa, dẫn đường bằng tay. F-111 bị tiêu diệt ở độ cao rất thấp.
Đến cuối tháng 4/1968, chiếc F-111 thứ ba bị rơi trên bầu trời Bắc Việt Nam, Mỹ giải thích là do trục trặc kỹ thuật. Trong vòng 1 tháng, với 55 phi vụ và 3 chiếc F-111 đã bị rơi khi lần đầu tiên thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam. Lầu Năm Góc không thể chấp nhận kết quả này.
Không quân Mỹ đã phải gấp rút rút số còn lại về nhà máy để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện siêu tiêm kích-bom này. Sau thất bại cay đắng đầu tiên trước Việt Nam, F-111 đã trải qua một đợt sửa đổi toàn diện cả về kỹ thuật và chiến thuật. Và mãi đến năm 1972, nó mới trở lại chiến trường xưa.
Năm 1972, F-111 quay trở lại tham gia Chiến dịch Linebacker và Linebacker II, lực lượng hùng hậu và sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, với 48 chiếc F-111 được chia thành 3 nhóm, triển khai tại căn cứ Takhli của Thái Lan và bắt đầu các nhiệm vụ ban đêm ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Từ kinh nghiệm có được, không quân Mỹ đã điều chỉnh tác chiến một cách khôn ngoan để đảm bảo an toàn hơn cho F-111. Trên chiến trường, F-111 chỉ ném bom tọa độ như B-52, đánh vào các trọng điểm trên các tuyến giao thông cơ giới của Bắc Việt Nam như phà, cầu, cống, đường xá bằng nhiều loại bom khác nhau.
Đối với các nhiệm vụ ở miền Bắc, F-111 chỉ thực hiện các cuộc tấn công ban đêm. Vai trò này trước đây do máy bay A-6A và RF-4C đảm nhận. Mặc dù hiệu quả thấp nhưng đã gây nhiều mệt mỏi, căng thẳng cho lực lượng phòng không của ta khi phải làm nhiệm vụ cả ngày lẫn đêm.
F-111 có hệ thống radar bám địa hình tốt, nhanh hơn, mạnh hơn, mang số lượng bom gấp 2,5 lần F-4, có khả năng hoạt động trong những ngày thời tiết xấu. F-111 bay một mình vào ban đêm ở độ cao cực thấp, luồn lách địa hình để vô hiệu hóa radar, cũng như các thiết bị quang học của đối phương.
Mặc dù là một máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng trong các cuộc tập kích vào Hà Nội và Hải Phòng trong Chiến dịch Linebacker II năm 1972, đánh phá miền Bắc Việt Nam, 5 chiếc F-111A đã bị bắn rơi, trên tổng số 48 chiếc. Tỷ lệ tổn thất là 5 trên 48, hoặc hơn 10%, một tỷ lệ quá cao mà người Mỹ không mong muốn.
Phòng không Việt Nam đã có kinh nghiệm đối phó với máy bay bay thấp trước đây. Họ đã mai phục và chờ sẵn trên con đường quen thuộc của kẻ thù và triển khai lực lượng phục kích với nhiều loại vũ khí, bao gồm pháo tầm thấp, pháo phòng không 37 ly và thậm chí cả súng trường. Thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ có gần 200 trận địa như vậy.
Quân đội ta đã đặt đài quan sát, đằng xa có những người lính túc trực ngày đêm. Hệ thống đài quan sát quân sự, cộng với các trạm địa phương tạo thành mạng lưới quan sát dày đặc xung quanh Hà Nội.
Dù vào ban đêm, nhưng do F-111 bay rất thấp nên đài quan sát thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng của nó vụt qua, kèm theo tiếng gầm rú của động cơ. Khi phát hiện thấy F-111, các đài quan sát thông báo ngay các trận địa. Lúc này, tất cả các loại súng, pháo phòng không đều quay theo hướng đã định trước, đạn lên nòng, sẵn sàng nổ súng khi có lệnh.
Phòng không Việt Nam bắn mọi thứ có thể, tạo thành màn đạn có chiều sâu, chặn đứng đường bay của F-111. Trong hàng nghìn hàng vạn viên đạn nhỏ, chỉ một viên trúng vào chỗ hiểm, ngay cả những chiếc F-111 hiện đại cũng phải gục ngã.
Trong Chiến dịch Linebacker và Linebacker II, F-111 đã thực hiện 4.000 lần xuất kích. Mặc dù một số chiếc bị bắn rơi, F-111 vẫn được công nhận là loại máy bay an toàn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Sau chiến tranh Việt Nam, F-111 tiếp tục được sử dụng trong chiến tranh Campuchia, chiến tranh Libya năm 1986, chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Tại các chiến trường này, do không có đối thủ xứng tầm nên máy bay Mỹ không gặp nhiều khó khăn. Chỉ có một số chiếc F-111 bị đánh bại trong tất cả các trận chiến này.
F-111 đã phục vụ cho không quân Mỹ từ năm 1967 đến năm 1998. F-111 cũng được sử dụng trong biên chế của Australia. Chính phủ nước này đã đặt hàng 24 chiếc F-111C để thay thế chiếc English Electric Canberras của không quân Hoàng gia Australia trong vai trò ném bom và tấn công chiến thuật. Việc mua bán được chứng minh là rất thành công đối với RAAF, mặc dù nó chưa bao giờ tham chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.