Cỗ xe tăng được đánh giá là hiện đại nhất do Italia từng sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được coi là chiếc Carro Armato P40 hay còn có tên gọi tắt là P26/40, trong đó yếu tố 26 được sử dụng để chỉ trọng lượng nặng 26 tấn của chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: WOTnews.Mặc dù chỉ nặng 26 tấn, tuy nhiên Italia vẫn xếp P 26/40 vào loại tăng hạng nặng. Ra đời từ năm 1940, đây được coi là chiếc xe tăng thành công nhất của Italia khi nó thậm chí còn được Đức sản xuất và sử dụng sau này. Nguồn ảnh: WOTnews.Đặc biệt ở phần cấu tạo, xe tăng hạng nặng P 26/40 có hệ thống giảm xóc bánh đôi khá tương đồng với Sherman do Mỹ sản xuất (Sherman sử dụng bánh đôi giảm xóc lò xo còn ở P 40 là giảm xóc nhíp). Cơ cấu này cho phép P 26/40 có khả năng vượt địa hình tốt hơn nhiều so với các loại xe tăng cùng thời dùng cơ cấu giảm xóc thông thường do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: WOTnews.Đây cũng là chiếc xe tăng duy nhất của phe phát xít sử dụng cơ cấu treo bằng nhíp như thế này. Ưu điểm vượt trội của cơ cấu treo này đó là nó dễ chế tạo, có thể sử dụng chung nhíp với xe ô-tô và cho phép xe tăng di chuyển vượt địa hình tốt hơn nhiều so với các hệ thống treo thông thường. Nguồn ảnh: WW2.Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của hệ thống treo này đó là tốc độ tối đa không được cao bằng so với các xe tăng tương tự dùng hệ thống treo lò xo hoặc treo thuỷ lực. Ngoài ra khi hỏng hóc, hệ thống treo nhíp cũng khó sửa hơn so với các hệ thống treo khác và thường phải thay cả cụm, dẫn tới gánh nặng cho hậu cần. Nguồn ảnh: Gettyimg.Tuy nhiên, do được xếp vào loại xe tăng hạng nặng, yếu tố tốc độ không phải là điều quyết định tới khả năng tác chiến của P 26/40. Từ đó có thể khẳng định, hệ thống treo nhíp bánh đôi được các kỹ sư Italia sử dụng trên chiếc xe tăng này là hoàn toàn hợp lý. Nguồn ảnh: Meseum.Xe có kíp chiến đấu bao gồm 4 người trong đó có một pháo thủ kiêm xa trưởng, một nạp đạn viên, một lái xe và một điện đài viên kiêm nhiệm vụ của xạ thủ súng máy trên xe. Khẩu súng máy trên xe cũng có cỡ nòng cực kỳ đặc biệt - 8mm loại Breda 38 do Italia thiết kế. Nguồn ảnh: WOTnews.Hoả lực chính của xe là một khẩu pháo chính cỡ nòng 75mm L/34 - nghĩa là chiều dài nòng pháo gấp 34 lần đường kính nòng. Khẩu pháo này được cho là có độ chính xác cực kỳ vượt trội - giống với nhiều loại pháo khác được Italia thiết kế và sử dụng cùng thời. Nguồn ảnh: WOTnews.Động cơ của xe chính là phần yếu nhất khi chỉ có công suất tối đa 330 mã lực và sử dụng nhiên liệu Diesel. Thực chất trọng lượng của P 26/40 chưa đủ để biến nó thành xe tăng hạng nặng, chính động cơ quá yếu đã khiến nó lề mề như một xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: WOTnews.Phần tháp pháo của xe được bọc giáp 60 mm ở phía trước và 45mm ở hai bên trong khi đó, phần thân xe có giáp 50mm ở phía trước và được vát nghiêng, hai bên dày 45mm và phía sau 40mm. Nguồn ảnh: WOTnews.Xe có tầm hoạt động tối đa 280 km kèm theo đó là tốc độ tối đa chỉ 40 km/h. Trên thực tế, tốc độ tối đa mà xe tăng Carra P40 đạt được chỉ khoảng 30 km/h trên địa hình bằng phẳng. Bản thân Đức sau này cũng phải thay thế động cơ công suất mạnh hơn vào P40 để sử dụng hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: WOTnews.Nhiều sử gia cho rằng, P40 được Italia thiết kế dựa trên mẫu T-34 của Liên Xô cùng thời. Điểm khác biệt duy nhất đó là học thuyết chiến tranh của Italia lại xếp P40 vào hàng xe tăng hạng nặng, không ưu tiên độ cơ động cao như T-34 với học thuyết của Liên Xô. Nguồn ảnh: WOTnews.Sau khi Italia bị bại trận sớm, Đức đã tiếp tục sản xuất một số lượng nhỏ P 26/40 nhưng chuyển sang sử dụng động cơ xăng công suất 420 mã lực. Mặc dù vậy số lượng xe tăng P 40 được Đức sản xuất cũng không nhiều. Nguồn ảnh: WOTnews.Tổng cộng chỉ có khoảng 103 chiếc xe tăng P 26/40 được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1943 tới năm 1944 trước khi các dây chuyền sản xuất của P 26/40 bị dừng hoàn toàn. Nguồn ảnh: WOTnews.Tới nay, chỉ còn duy nhất hai chiếc P 26/40 hoàn thiện còn được giữ lại. Một chiếc đặt tại bảo tàng Museo della Motorizzazione ở Rome, Italia, chiếc còn lại đặt ở gần doanh trại quân đội ở thành phố Lecce, Italia. Nguồn ảnh: WOTnews. Mời độc giả xem Video: Xe tăng Churchill - loại xe tăng hạng nặng do Anh sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cỗ xe tăng được đánh giá là hiện đại nhất do Italia từng sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được coi là chiếc Carro Armato P40 hay còn có tên gọi tắt là P26/40, trong đó yếu tố 26 được sử dụng để chỉ trọng lượng nặng 26 tấn của chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: WOTnews.
Mặc dù chỉ nặng 26 tấn, tuy nhiên Italia vẫn xếp P 26/40 vào loại tăng hạng nặng. Ra đời từ năm 1940, đây được coi là chiếc xe tăng thành công nhất của Italia khi nó thậm chí còn được Đức sản xuất và sử dụng sau này. Nguồn ảnh: WOTnews.
Đặc biệt ở phần cấu tạo, xe tăng hạng nặng P 26/40 có hệ thống giảm xóc bánh đôi khá tương đồng với Sherman do Mỹ sản xuất (Sherman sử dụng bánh đôi giảm xóc lò xo còn ở P 40 là giảm xóc nhíp). Cơ cấu này cho phép P 26/40 có khả năng vượt địa hình tốt hơn nhiều so với các loại xe tăng cùng thời dùng cơ cấu giảm xóc thông thường do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: WOTnews.
Đây cũng là chiếc xe tăng duy nhất của phe phát xít sử dụng cơ cấu treo bằng nhíp như thế này. Ưu điểm vượt trội của cơ cấu treo này đó là nó dễ chế tạo, có thể sử dụng chung nhíp với xe ô-tô và cho phép xe tăng di chuyển vượt địa hình tốt hơn nhiều so với các hệ thống treo thông thường. Nguồn ảnh: WW2.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của hệ thống treo này đó là tốc độ tối đa không được cao bằng so với các xe tăng tương tự dùng hệ thống treo lò xo hoặc treo thuỷ lực. Ngoài ra khi hỏng hóc, hệ thống treo nhíp cũng khó sửa hơn so với các hệ thống treo khác và thường phải thay cả cụm, dẫn tới gánh nặng cho hậu cần. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên, do được xếp vào loại xe tăng hạng nặng, yếu tố tốc độ không phải là điều quyết định tới khả năng tác chiến của P 26/40. Từ đó có thể khẳng định, hệ thống treo nhíp bánh đôi được các kỹ sư Italia sử dụng trên chiếc xe tăng này là hoàn toàn hợp lý. Nguồn ảnh: Meseum.
Xe có kíp chiến đấu bao gồm 4 người trong đó có một pháo thủ kiêm xa trưởng, một nạp đạn viên, một lái xe và một điện đài viên kiêm nhiệm vụ của xạ thủ súng máy trên xe. Khẩu súng máy trên xe cũng có cỡ nòng cực kỳ đặc biệt - 8mm loại Breda 38 do Italia thiết kế. Nguồn ảnh: WOTnews.
Hoả lực chính của xe là một khẩu pháo chính cỡ nòng 75mm L/34 - nghĩa là chiều dài nòng pháo gấp 34 lần đường kính nòng. Khẩu pháo này được cho là có độ chính xác cực kỳ vượt trội - giống với nhiều loại pháo khác được Italia thiết kế và sử dụng cùng thời. Nguồn ảnh: WOTnews.
Động cơ của xe chính là phần yếu nhất khi chỉ có công suất tối đa 330 mã lực và sử dụng nhiên liệu Diesel. Thực chất trọng lượng của P 26/40 chưa đủ để biến nó thành xe tăng hạng nặng, chính động cơ quá yếu đã khiến nó lề mề như một xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: WOTnews.
Phần tháp pháo của xe được bọc giáp 60 mm ở phía trước và 45mm ở hai bên trong khi đó, phần thân xe có giáp 50mm ở phía trước và được vát nghiêng, hai bên dày 45mm và phía sau 40mm. Nguồn ảnh: WOTnews.
Xe có tầm hoạt động tối đa 280 km kèm theo đó là tốc độ tối đa chỉ 40 km/h. Trên thực tế, tốc độ tối đa mà xe tăng Carra P40 đạt được chỉ khoảng 30 km/h trên địa hình bằng phẳng. Bản thân Đức sau này cũng phải thay thế động cơ công suất mạnh hơn vào P40 để sử dụng hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: WOTnews.
Nhiều sử gia cho rằng, P40 được Italia thiết kế dựa trên mẫu T-34 của Liên Xô cùng thời. Điểm khác biệt duy nhất đó là học thuyết chiến tranh của Italia lại xếp P40 vào hàng xe tăng hạng nặng, không ưu tiên độ cơ động cao như T-34 với học thuyết của Liên Xô. Nguồn ảnh: WOTnews.
Sau khi Italia bị bại trận sớm, Đức đã tiếp tục sản xuất một số lượng nhỏ P 26/40 nhưng chuyển sang sử dụng động cơ xăng công suất 420 mã lực. Mặc dù vậy số lượng xe tăng P 40 được Đức sản xuất cũng không nhiều. Nguồn ảnh: WOTnews.
Tổng cộng chỉ có khoảng 103 chiếc xe tăng P 26/40 được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1943 tới năm 1944 trước khi các dây chuyền sản xuất của P 26/40 bị dừng hoàn toàn. Nguồn ảnh: WOTnews.
Tới nay, chỉ còn duy nhất hai chiếc P 26/40 hoàn thiện còn được giữ lại. Một chiếc đặt tại bảo tàng Museo della Motorizzazione ở Rome, Italia, chiếc còn lại đặt ở gần doanh trại quân đội ở thành phố Lecce, Italia. Nguồn ảnh: WOTnews.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Churchill - loại xe tăng hạng nặng do Anh sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.