Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương có thể được coi là hạm đội khoẻ nhất ở châu Á ở thời điểm chúng xuất hiện và chỉ đứng sau người Mỹ. Tuy nhiên trên mặt đất, những chiếc xe tăng của quân đội phát xít Nhật Bản lại tỏ ra cực kỳ yếu kém và không đủ sức đối đầu với xe tăng của quân Đồng Minh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki.Bắt đầu chú ý vào việc tự sản xuất xe tăng từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất và kèm theo đó là xây dựng học thuyết Chiến tranh Thiết giáp, quân đội Nhật Hoàng đã sớm có những chiếc xe tăng đầu tiên loại Renault FT mua của Pháp. Nguồn ảnh: Flickr.Tới năm 1925, quân đội Nhật bắt đầu thành lập những tiểu đoàn thiết giáp đầu tiên với biên chế vừa xe tăng Nhật, vừa xe tăng nhập khẩu mua của nước ngoài. Tuy nhiên kể từ đây, lược lượng thiết giáp của Nhật gần như dừng phát triển, Nhật đổ tiền vào Hải quân, Không quân và trang bị bộ binh nhiều hơn là lượng tiền và chất xám cho thiết giáp và pháo kéo. Nguồn ảnh: GreatJap.Lý luận của Nhật rất đơn giản, với việc phần lớn các thành phố lớn nhất ở châu Á thời bấy giờ đều nằm ven biển, sức mạnh của hải pháo là đủ để nghiền nát đối phương. Với những mục tiêu ở sâu hơn trong đất liền, máy bay và bộ binh là đủ để tham chiến mà không cần tới các loại phương tiện bọc thép hoặc pháo kéo hạng nặng. Nguồn ảnh: Flickr.Sự đình trệ trong việc nghiên cứu xe tăng đã khiến quá trình sản xuất xe tăng phục vụ cho Chiến tranh Thế giới thứ hai của Nhật diễn ra rất chậm chạp và sử dụng công nghệ cũ. Nguồn ảnh: Imeta.Chưa kể tới việc, tài nguyên ít ỏi và phải đổ dồn cho cuộc chiến trên Thái Bình Dương, lượng sắt thép và xăng dầu để dành cho bộ binh là quá ít ỏi không thể đủ để nuôi được dàn xe tăng số lượng đông nếu như Nhật có chú tâm xây dựng. Nguồn ảnh: Connais.So với xe tăng Mỹ, xe tăng Nhật nhỏ hơn rất nhiều, lại sử dụng cách đóng xe tăng theo kiểu cũ. Ảnh: Một chiếc M4 Sherman của Mỹ "vác" xe tăng Nhật trên lưng, có thể nhận thấy chiếc xe tăng Nhật sử dụng công nghệ đinh táng để đóng xe tăng trong khi đó, xe tăng Mỹ sử dụng công nghệ hàn như hàn vỏ tàu chiến làm kín phần vỏ. Nguồn ảnh: Pacser.Nhật cho rằng địa hình ở châu Á không thích hợp với việc sử dụng xe tăng, đặc biệt là vào mùa mưa, khi mà những loại xe tăng cỡ nhỏ của Nhật dù chỉ nặng dưới 10 tấn cũng rất khó khăn trong việc di chuyển. Nguồn ảnh: History.Khác với xe tăng của châu Âu hay của Mỹ, xe tăng Nhật được trang bị giáp rất mỏng, chỉ chống lại được hoả lực bộ binh của Mỹ những cũng có thể bị hạ gục bởi lựu đạn, đặc biệt là với những loại xe tăng hạng siêu nhẹ. Nguồn ảnh: Detroyed.Kiểu tác chiến của quân đội Nhật cũng không phù hợp với việc sử dụng xe tăng, đặc biệt là các loại xe tăng có tốc độ chậm mà nước này thiết kế ra. Cuối cùng, có thể khẳng định chính vì niềm tin vào trình độ, khả năng và trang bị của lực lượng bộ binh mà Quân đội Nhật Hoàng bỏ bê việc nghiên cứu xe tăng, thiết giáp. Nguồn ảnh: Tankeyc.Tới cuối chiến tranh, Nhật cũng đã nhận ra sai lầm của mình và bắt đầu đổ tiền vào nghiên cứu phát triển xe tăng và pháo hạng nặng. Tuy nhiên thời gian là quá ít ỏi và lượng tài nguyên của Nhật càng ngày càng "hao mòn" do Mỹ thắng thế ở Thái Bình Dương đã khiến quân đội nước này bó tay không thể phát triển được các loại xe tăng hiện đại với số lượng lớn. Nguồn ảnh: History.Nhật thậm chí đã từng mua một chiếc xe tăng hạng nặng của Đức. Đức định tháo rời chiếc xe tăng đó và cho vào tầu ngầm chuyển sang cho Nhật để Nhật sao chép. Tuy nhiên sau khi Nhật trả tiền, quân Đồng minh lại đổ bộ vào Pháp buộc Đức phải thuê lại chiếc xe tăng hạng nặng đó để mang ra mặt trận thay vì mang sang cho Tokyo. Nguồn ảnh: Poison. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh sản xuất kinh hoàng của Mỹ nhật không thể bì nổi.
Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương có thể được coi là hạm đội khoẻ nhất ở châu Á ở thời điểm chúng xuất hiện và chỉ đứng sau người Mỹ. Tuy nhiên trên mặt đất, những chiếc xe tăng của quân đội phát xít Nhật Bản lại tỏ ra cực kỳ yếu kém và không đủ sức đối đầu với xe tăng của quân Đồng Minh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki.
Bắt đầu chú ý vào việc tự sản xuất xe tăng từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất và kèm theo đó là xây dựng học thuyết Chiến tranh Thiết giáp, quân đội Nhật Hoàng đã sớm có những chiếc xe tăng đầu tiên loại Renault FT mua của Pháp. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới năm 1925, quân đội Nhật bắt đầu thành lập những tiểu đoàn thiết giáp đầu tiên với biên chế vừa xe tăng Nhật, vừa xe tăng nhập khẩu mua của nước ngoài. Tuy nhiên kể từ đây, lược lượng thiết giáp của Nhật gần như dừng phát triển, Nhật đổ tiền vào Hải quân, Không quân và trang bị bộ binh nhiều hơn là lượng tiền và chất xám cho thiết giáp và pháo kéo. Nguồn ảnh: GreatJap.
Lý luận của Nhật rất đơn giản, với việc phần lớn các thành phố lớn nhất ở châu Á thời bấy giờ đều nằm ven biển, sức mạnh của hải pháo là đủ để nghiền nát đối phương. Với những mục tiêu ở sâu hơn trong đất liền, máy bay và bộ binh là đủ để tham chiến mà không cần tới các loại phương tiện bọc thép hoặc pháo kéo hạng nặng. Nguồn ảnh: Flickr.
Sự đình trệ trong việc nghiên cứu xe tăng đã khiến quá trình sản xuất xe tăng phục vụ cho Chiến tranh Thế giới thứ hai của Nhật diễn ra rất chậm chạp và sử dụng công nghệ cũ. Nguồn ảnh: Imeta.
Chưa kể tới việc, tài nguyên ít ỏi và phải đổ dồn cho cuộc chiến trên Thái Bình Dương, lượng sắt thép và xăng dầu để dành cho bộ binh là quá ít ỏi không thể đủ để nuôi được dàn xe tăng số lượng đông nếu như Nhật có chú tâm xây dựng. Nguồn ảnh: Connais.
So với xe tăng Mỹ, xe tăng Nhật nhỏ hơn rất nhiều, lại sử dụng cách đóng xe tăng theo kiểu cũ. Ảnh: Một chiếc M4 Sherman của Mỹ "vác" xe tăng Nhật trên lưng, có thể nhận thấy chiếc xe tăng Nhật sử dụng công nghệ đinh táng để đóng xe tăng trong khi đó, xe tăng Mỹ sử dụng công nghệ hàn như hàn vỏ tàu chiến làm kín phần vỏ. Nguồn ảnh: Pacser.
Nhật cho rằng địa hình ở châu Á không thích hợp với việc sử dụng xe tăng, đặc biệt là vào mùa mưa, khi mà những loại xe tăng cỡ nhỏ của Nhật dù chỉ nặng dưới 10 tấn cũng rất khó khăn trong việc di chuyển. Nguồn ảnh: History.
Khác với xe tăng của châu Âu hay của Mỹ, xe tăng Nhật được trang bị giáp rất mỏng, chỉ chống lại được hoả lực bộ binh của Mỹ những cũng có thể bị hạ gục bởi lựu đạn, đặc biệt là với những loại xe tăng hạng siêu nhẹ. Nguồn ảnh: Detroyed.
Kiểu tác chiến của quân đội Nhật cũng không phù hợp với việc sử dụng xe tăng, đặc biệt là các loại xe tăng có tốc độ chậm mà nước này thiết kế ra. Cuối cùng, có thể khẳng định chính vì niềm tin vào trình độ, khả năng và trang bị của lực lượng bộ binh mà Quân đội Nhật Hoàng bỏ bê việc nghiên cứu xe tăng, thiết giáp. Nguồn ảnh: Tankeyc.
Tới cuối chiến tranh, Nhật cũng đã nhận ra sai lầm của mình và bắt đầu đổ tiền vào nghiên cứu phát triển xe tăng và pháo hạng nặng. Tuy nhiên thời gian là quá ít ỏi và lượng tài nguyên của Nhật càng ngày càng "hao mòn" do Mỹ thắng thế ở Thái Bình Dương đã khiến quân đội nước này bó tay không thể phát triển được các loại xe tăng hiện đại với số lượng lớn. Nguồn ảnh: History.
Nhật thậm chí đã từng mua một chiếc xe tăng hạng nặng của Đức. Đức định tháo rời chiếc xe tăng đó và cho vào tầu ngầm chuyển sang cho Nhật để Nhật sao chép. Tuy nhiên sau khi Nhật trả tiền, quân Đồng minh lại đổ bộ vào Pháp buộc Đức phải thuê lại chiếc xe tăng hạng nặng đó để mang ra mặt trận thay vì mang sang cho Tokyo. Nguồn ảnh: Poison.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh sản xuất kinh hoàng của Mỹ nhật không thể bì nổi.