Trang tin quân sự defence-blog dẫn nguồn từ một thông cáo báo chí của Tetraedr cho biết, một số khách hàng tiềm năng của công ty này trong đó có Việt Nam đang dành mối quan tâm đặc biệt đến tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tetraedr T38 “Stiletto” do Tetraedr phát triển. Nguồn ảnh: Tetraedr.Được biết, công ty quốc phòng Tetraedr của Belarus là một trong những đối tác quen thuộc của Việt Nam trong chương trình nâng cấp các tổ hợp phòng không được trang bị từ thời Liên Xô. Do đó Tetraedr khá tự tin khi chào bán cho chúng ta tổ hợp tên lửa Tetraedr T38 với hệ thống tác chiến khá tương đồng với các tổ hợp tên lửa phòng không mà Việt Nam đang sử dụng. Nguồn ảnh: Tetraedr.Theo thông tin được Tetraedr giới thiệu, Tetraedr T38 “Stiletto” là tổ hợp tên lửa phòng không di động được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ phòng không tầm thấp, bảo vệ các mục tiêu mặt đất quan trọng trước cuộc tấn công đường không. Nguồn ảnh: Tetraedr.T38 “Stiletto” được phát triển dựa trên nền tảng tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 Osa do Liên Xô chế tạo trước đây nhưng được nâng cấp để phù hợp hơn cho nhiệm vụ phòng không trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: rbase.new-factoria.Mỗi tổ hợp T38 “Stiletto” được trang bị cụm 8 ống phòng tên lửa đất đối không tầm ngắn chia đều cho hai bên, còn giữa là tổ hợp khí tài điện tử của T38 bao gồm cụm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu SOC và SCC, cụm radar dẫn đường cho tên lửa SVR và cụm thiết bị quan sát quang điện tử cũng như định tuyến bằng laser ECO. Nguồn ảnh: missiles.ru.Toàn bộ tổ hợp chiến đấu của T38 “Stiletto” được đặt trên khung gầm đặc chủng MZTK-69222T với trọng lượng chiến đấu toàn tải khoảng 30 tấn và chỉ cần tới kíp vận hành 4 binh sĩ. Tổ hợp tên lửa phòng không di động này chỉ cần tới 5 phút để chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: defense-arab.Theo Tetraedr, T38 có tầm tác chiến hiệu quả 20 km, có thể tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 900 m/s, tầm cao từ 25 - 10.000 mét. Đạn tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn T382 của T-38 có vận tốc 850 m/s, lắp đầu đạn phân mảnh nặng 18 kg cùng ngòi nổ đặc biệt. Trong ảnh là đạn tên lửa T382 của T38 “Stiletto”. Nguồn ảnh: rbase.new-factoria.Một điểm đặc biệt nữa của tổ hợp T38 “Stiletto” là nó có thể tác chiến hoàn toàn độc lập hoặc theo một hệ thống phòng không liên hoàn tùy thuộc vào từng loại nhiệm vụ, bên cạnh đó tổ hợp phòng không này có thể hoạt động trong mọi loại điều kiện thời tiết và có sức đề kháng trước các biện pháp áp chế điện tử của đối phương. Nguồn ảnh: Armenpress.am.Ngoài đạn tên lửa T382, T38 “Stiletto” cũng có thể sử dụng đạn tên lửa 9K33 Osa như 9K33M2 và 9K33M3 với hiệu quả tác chiến tương đương. Nên T38 “Stiletto” còn được xem là biến thể nâng cấp hiệu quả nhất của 9K33 Osa mặc dù nó được thiết kế gần như toàn bộ. Nguồn ảnh: Airforce Technology.Cận cảnh một tổ hợp T38 “Stiletto” với đạn tên lửa của 9K33M2 của 9K33 Osa trong một đợt thử nghiệm bắn đạn thật của Quân đội Belarus. Nguồn ảnh: Tetraedr.Trong ảnh là thành phần chiến đấu của T38 “Stiletto” gồm: xe mang phóng tự hành trang bị radar (TELAR) T381, xe tiếp đạn T383, xe thông tin liên lạc T384 và xe bảo trì T385. Nguồn ảnh: Tetraedr.Với mối quan hệ hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa Việt Nam và Belarus, cũng như với công ty Tetraedr thì tổ hợp tên lửa phòng không di động T38 “Stiletto” có thể là một giải pháp phòng không tầm thấp tối ưu mà Việt Nam cần đến, nhất là khi các chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp phòng không này khá phù hợp hệ thống phòng không hiện có của chúng ta. Nguồn ảnh: Tetraedr.
Trang tin quân sự defence-blog dẫn nguồn từ một thông cáo báo chí của Tetraedr cho biết, một số khách hàng tiềm năng của công ty này trong đó có Việt Nam đang dành mối quan tâm đặc biệt đến tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tetraedr T38 “Stiletto” do Tetraedr phát triển. Nguồn ảnh: Tetraedr.
Được biết, công ty quốc phòng Tetraedr của Belarus là một trong những đối tác quen thuộc của Việt Nam trong chương trình nâng cấp các tổ hợp phòng không được trang bị từ thời Liên Xô. Do đó Tetraedr khá tự tin khi chào bán cho chúng ta tổ hợp tên lửa Tetraedr T38 với hệ thống tác chiến khá tương đồng với các tổ hợp tên lửa phòng không mà Việt Nam đang sử dụng. Nguồn ảnh: Tetraedr.
Theo thông tin được Tetraedr giới thiệu, Tetraedr T38 “Stiletto” là tổ hợp tên lửa phòng không di động được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ phòng không tầm thấp, bảo vệ các mục tiêu mặt đất quan trọng trước cuộc tấn công đường không. Nguồn ảnh: Tetraedr.
T38 “Stiletto” được phát triển dựa trên nền tảng tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 Osa do Liên Xô chế tạo trước đây nhưng được nâng cấp để phù hợp hơn cho nhiệm vụ phòng không trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: rbase.new-factoria.
Mỗi tổ hợp T38 “Stiletto” được trang bị cụm 8 ống phòng tên lửa đất đối không tầm ngắn chia đều cho hai bên, còn giữa là tổ hợp khí tài điện tử của T38 bao gồm cụm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu SOC và SCC, cụm radar dẫn đường cho tên lửa SVR và cụm thiết bị quan sát quang điện tử cũng như định tuyến bằng laser ECO. Nguồn ảnh: missiles.ru.
Toàn bộ tổ hợp chiến đấu của T38 “Stiletto” được đặt trên khung gầm đặc chủng MZTK-69222T với trọng lượng chiến đấu toàn tải khoảng 30 tấn và chỉ cần tới kíp vận hành 4 binh sĩ. Tổ hợp tên lửa phòng không di động này chỉ cần tới 5 phút để chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: defense-arab.
Theo Tetraedr, T38 có tầm tác chiến hiệu quả 20 km, có thể tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 900 m/s, tầm cao từ 25 - 10.000 mét. Đạn tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn T382 của T-38 có vận tốc 850 m/s, lắp đầu đạn phân mảnh nặng 18 kg cùng ngòi nổ đặc biệt. Trong ảnh là đạn tên lửa T382 của T38 “Stiletto”. Nguồn ảnh: rbase.new-factoria.
Một điểm đặc biệt nữa của tổ hợp T38 “Stiletto” là nó có thể tác chiến hoàn toàn độc lập hoặc theo một hệ thống phòng không liên hoàn tùy thuộc vào từng loại nhiệm vụ, bên cạnh đó tổ hợp phòng không này có thể hoạt động trong mọi loại điều kiện thời tiết và có sức đề kháng trước các biện pháp áp chế điện tử của đối phương. Nguồn ảnh: Armenpress.am.
Ngoài đạn tên lửa T382, T38 “Stiletto” cũng có thể sử dụng đạn tên lửa 9K33 Osa như 9K33M2 và 9K33M3 với hiệu quả tác chiến tương đương. Nên T38 “Stiletto” còn được xem là biến thể nâng cấp hiệu quả nhất của 9K33 Osa mặc dù nó được thiết kế gần như toàn bộ. Nguồn ảnh: Airforce Technology.
Cận cảnh một tổ hợp T38 “Stiletto” với đạn tên lửa của 9K33M2 của 9K33 Osa trong một đợt thử nghiệm bắn đạn thật của Quân đội Belarus. Nguồn ảnh: Tetraedr.
Trong ảnh là thành phần chiến đấu của T38 “Stiletto” gồm: xe mang phóng tự hành trang bị radar (TELAR) T381, xe tiếp đạn T383, xe thông tin liên lạc T384 và xe bảo trì T385. Nguồn ảnh: Tetraedr.
Với mối quan hệ hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa Việt Nam và Belarus, cũng như với công ty Tetraedr thì tổ hợp tên lửa phòng không di động T38 “Stiletto” có thể là một giải pháp phòng không tầm thấp tối ưu mà Việt Nam cần đến, nhất là khi các chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp phòng không này khá phù hợp hệ thống phòng không hiện có của chúng ta. Nguồn ảnh: Tetraedr.