Theo Reuters, nguyên mẫu thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình hôm 24/12 vừa rồi tại một căn cứ quân sự tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông nước này. Mở ra một bước tiến mới trong chương trình hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: CNBC.Chuyến bay thử nghiệm của AG600 đặc biệt tới nổi nó được các đài truyền hình quốc gia của Trung Quốc truyền hình trực tiếp. Sự xuất hiện của AG600 đã chính thức xóa bỏ mọi kỷ lục thủy phi cơ do Nhật Bản và Nga từng thiết lập trước đây với các dòng máy bay ShinMaywa US-2 và Beriev Be-200. Nguồn ảnh: Aviation.Cũng theo Reuters, thủy phi cơ AG600 là một trong nhiều ví dụ cho việc Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu các thiết bị quân sự tiên tiến phục vụ cho các tranh chấp lãnh thổ trên biển của nước này với các quốc gia trong khu vực. Và AG600 sẽ là cánh tay nối dài của Bắc Kinh đến mọi vùng biển ở Đông Á. Nguồn ảnh: The Guardian.Nói như vậy là bởi Trung Quốc đã thiết kế AG600 chỉ cho mục đích duy nhất đó là tăng cường khả năng không vận cho mọi vùng đảo mà nước này đang nắm giữ trong khu vực tranh chấp. Theo đó AG600 có tầm hoạt động hiệu quả lên đến 4.500km với khả năng chuyên chở 50 hành khách và có trọng lượng cất cánh tối đa tới 53.5 tấn. Nguồn ảnh: Michał Gajzler.Đó là còn chưa nói đến việc AG600 có khả năng hoạt động ở nhiều vùng biển khác nhau, trong mọi điều kiện thời tiết kể cả khi mặt biển có sóng cao tới hơn 2 mét. Từ những con số trên bất kỳ ai cũng có thể thấy được vì sao Trung Quốc dốc toàn lực phát triển AG600 trong suốt 8 năm nay. Nguồn ảnh: jet photos.Và để che giấu cho mục đích trên Trung Quốc tuyên bố phát triển AG600 dành cho mục đích dân sự, mà cụ thể ở đây là tìm kiếm và cứu hộ biển xa, cứu hỏa trên không và chở khách thương mại. Nếu như những gì Trung Quốc tuyên bố AG600 sẽ là mẫu thủy phi cơ cứu hộ lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Nguồn ảnh: Can Photo.Để giúp AG600 thực hiện được những nhiệm vụ nói trên, Trung Quốc trang bị cho mẫu thủy phi cơ này 4 động cơ WJ6 có công suất lên tới 5.153 mã lực mỗi chiếc, kết hợp với đó là hệ thống cánh quạt kép 6 cánh giúp máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 570km/h. Nguồn ảnh: WKYC.com.Với tầm hoạt động của AG600 nó hoàn toàn có thể thực hiện nhiều vòng hành trình bay từ các căn cứ quân sự của nước này tới các điểm đảo mà Bắc Kinh đang chiếm giữ trái phép trên Biển Đông mà không cần tiếp nhiên liệu. Nguồn ảnh: Sina.Theo nhiều nhà phân tích quốc phòng, sự xuất hiện của AG600 sẽ khiến tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực càng trở nên phức tạp. Còn AG600 sẽ không phải mẫu phương tiện cuối cùng Trung Quốc phát triển phục vụ cho chính sách bành trướng của mình. Nguồn ảnh: Riafan.ru.Mời độc giả xem video: Cận cảnh thủy phi cơ lớn nhất thế giới của Trung Quốc lần đầu cất cánh. (Nguồn Guardian News)
Theo Reuters, nguyên mẫu thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình hôm 24/12 vừa rồi tại một căn cứ quân sự tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông nước này. Mở ra một bước tiến mới trong chương trình hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: CNBC.
Chuyến bay thử nghiệm của AG600 đặc biệt tới nổi nó được các đài truyền hình quốc gia của Trung Quốc truyền hình trực tiếp. Sự xuất hiện của AG600 đã chính thức xóa bỏ mọi kỷ lục thủy phi cơ do Nhật Bản và Nga từng thiết lập trước đây với các dòng máy bay ShinMaywa US-2 và Beriev Be-200. Nguồn ảnh: Aviation.
Cũng theo Reuters, thủy phi cơ AG600 là một trong nhiều ví dụ cho việc Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu các thiết bị quân sự tiên tiến phục vụ cho các tranh chấp lãnh thổ trên biển của nước này với các quốc gia trong khu vực. Và AG600 sẽ là cánh tay nối dài của Bắc Kinh đến mọi vùng biển ở Đông Á. Nguồn ảnh: The Guardian.
Nói như vậy là bởi Trung Quốc đã thiết kế AG600 chỉ cho mục đích duy nhất đó là tăng cường khả năng không vận cho mọi vùng đảo mà nước này đang nắm giữ trong khu vực tranh chấp. Theo đó AG600 có tầm hoạt động hiệu quả lên đến 4.500km với khả năng chuyên chở 50 hành khách và có trọng lượng cất cánh tối đa tới 53.5 tấn. Nguồn ảnh: Michał Gajzler.
Đó là còn chưa nói đến việc AG600 có khả năng hoạt động ở nhiều vùng biển khác nhau, trong mọi điều kiện thời tiết kể cả khi mặt biển có sóng cao tới hơn 2 mét. Từ những con số trên bất kỳ ai cũng có thể thấy được vì sao Trung Quốc dốc toàn lực phát triển AG600 trong suốt 8 năm nay. Nguồn ảnh: jet photos.
Và để che giấu cho mục đích trên Trung Quốc tuyên bố phát triển AG600 dành cho mục đích dân sự, mà cụ thể ở đây là tìm kiếm và cứu hộ biển xa, cứu hỏa trên không và chở khách thương mại. Nếu như những gì Trung Quốc tuyên bố AG600 sẽ là mẫu thủy phi cơ cứu hộ lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Nguồn ảnh: Can Photo.
Để giúp AG600 thực hiện được những nhiệm vụ nói trên, Trung Quốc trang bị cho mẫu thủy phi cơ này 4 động cơ WJ6 có công suất lên tới 5.153 mã lực mỗi chiếc, kết hợp với đó là hệ thống cánh quạt kép 6 cánh giúp máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 570km/h. Nguồn ảnh: WKYC.com.
Với tầm hoạt động của AG600 nó hoàn toàn có thể thực hiện nhiều vòng hành trình bay từ các căn cứ quân sự của nước này tới các điểm đảo mà Bắc Kinh đang chiếm giữ trái phép trên Biển Đông mà không cần tiếp nhiên liệu. Nguồn ảnh: Sina.
Theo nhiều nhà phân tích quốc phòng, sự xuất hiện của AG600 sẽ khiến tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực càng trở nên phức tạp. Còn AG600 sẽ không phải mẫu phương tiện cuối cùng Trung Quốc phát triển phục vụ cho chính sách bành trướng của mình. Nguồn ảnh: Riafan.ru.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh thủy phi cơ lớn nhất thế giới của Trung Quốc lần đầu cất cánh. (Nguồn Guardian News)