Bên cạnh chiến thuật thiết xa vận, trực thăng vận được coi là một trong hai chiến thuật xương sống của Mỹ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Thinglink.Nếu như năm 1961 Mỹ triển khai ở miền Nam nước ta khoảng 50 trực thăng lên thẳng các loại thì tới năm 1964, con số đó là 300 để phục vụ cho chiến thuật trực thăng vận. Nguồn ảnh: Geographi.Các loại trực thăng phục vụ cho chiến thuật trực thăng vận phổ biến nhất là Uh-1A và Uh-1B (hay còn gọi là Huey). Nhiệm vụ của các loại máy bay này là đổ quân xuống các vùng trũng, không vận trang thiết bị tới và đi khỏi chiến trường. Nguồn ảnh: Now.Giống với chiến thuật thiết xa vận, trực thăng vận là một chiến thuật rất tốn giấy mực và tiền của được các chuyên gia quân sự lỗi lạc của Mỹ vẽ ra. Nhưng kết cục của trực thăng vận trên chiến trường Việt Nam cũng chả khác mấy so với thiết xa vận. Nguồn ảnh: Daum.Thực chất, chiến thuật trực thăng vận rất thích hợp khi sử dụng để tiến hành chiến tranh theo kiểu bất đối xứng, nghĩa là sử dụng trang thiết bị hiện đại vượt bậc, áp đảo hoàn toàn đối phương từ trên không. Nguồn ảnh: Thevietnam.Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Mỹ lại đánh giá quá sai lầm thực lực của quân giải phóng. Lực lượng giải phóng được trang bị đầy đủ các loại súng phòng không như 12,7 ly và 14,5 ly, những thứ vũ khí này thừa sức vít cổ những chiếc trực thăng mỏng như giấy mà Mỹ sử dụng trong chiến thuật này. Nguồn ảnh: Times.Chưa hết, điểm yếu lớn nhất của chiến thuật trực thăng vận đó là nó cần có nhiều điểm hội quân rải rác. Cụ thể, mỗi đợt hành quân có thể có đến hàng nghìn quân Mỹ cùng chư hầu tham gia. Hàng nghìn quân này không thể cứ thế xông thẳng vào sân bay rồi lên máy bay được mà phải chia nhỏ ra và được triển khai ở nhiều "điểm" khác nhau. Nguồn ảnh: Mil.Còn nhiệm vụ của trực thăng là đón quân tại các "điểm" này, tái nạp nhiên liệu sau đó mới tiến tới chiến trường. Nắm được điều này quân và dân miền nam có thể dễ dàng phục kích, tấn công gây hỗn loạn cho các điểm chuyển quân của Mỹ hoặc trực tiếp tiêu diệt những chiếc trực thăng ngay khi nó vừa cất cánh. Nguồn ảnh: Gdr.Ngoài ra, trực thăng lên thẳng có tốc độ hành quân không lớn, độ cao khi bay hành quân rất thấp, tiếng ồn phát ra lớn, có thể bị phát hiện và đoán được hướng hành quân từ sớm. Nguồn ảnh: Theatlantic.Chính những điểm yếu đó đã khiến chiến thuật trực thăng vận khi đưa vào thực chiến gặp phải không ít khó khăn. Phía ta ngược lại, càng đánh càng hay, càng đánh lâu càng nghĩ ra nhiều cách đánh thiên biến vạn hóa khiến đối phương lúng túng, bước đầu vô hiệu hóa kiểu tác chiến hiện đại này của Mỹ. Nguồn ảnh: Scout.Khác với xe thiết giáp chở quân M113 được Mỹ sử dụng trong chiến thuật thiết xa vận, các loại trực thăng Uh-1 của Mỹ sử dụng trong chiến thuật trực thăng vận cực kỳ mong manh và có thể bị bắn hạ bởi cả những loại vũ khí thông thường như súng AK-47 hay cả súng trường CKC. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Khi trực thăng Uh-1 hạ thấp độ cao để bốc hoặc đổ quân, chỉ cần nhắm bắn thẳng vào phi công hay động cơ của nó, chiếc trực thăng trên sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít nhất khiến nó tháo chạy khỏi điểm đổ quân . Nguồn ảnh: DTL.Có thể nói, cả chiến thuật Thiết xa vận và Trực thăng vận của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam đều là những chiến thuật cực kỳ hiệu quả, nhưng chúng lại mang trên mình những điểm yếu chẳng thể khắc phục. Trong khi đó quân và dân ta với trang bị khí tài yếu hơn vẫn có thể đánh bại bộ đôi chiến thuật này nhờ vào việc nắm được các điểm yếu trên của chúng. Nguồn ảnh: Tabas.Tới nay, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ vẫn đôi khi được sử dụng, tuy nhiên quy mô của nó vẫn không bao giờ sánh được trong Chiến tranh Việt Nam, khi trong một cuộc hành quân Quân đội Mỹ và chư hầu có thể triển khai tới hàng trăm chiếc trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Elob.Có lẽ, bài học đắt giá nhất sau thất bại của chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ ở Việt Nam đó là không được đánh giá thấp đối phương, đánh giá sai thực lực của đối phương và không chịu thay đổi hoàn toàn chiến thuật sau những thất bại đầu tiên đã khiến lực lượng viễn chinh Mỹ hoàn toàn rơi vào thế bị động và cầm chắc phần thua. Nguồn ảnh: Cherri.Với việc cả hai chiến lược xương sống là trực thăng vận và thiết xa vận đều bị thất bại thảm hại, chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã chính thức phá sản trên chiến trường Việt Nam vào năm 1965. Nguồn ảnh: Wiki.
Bên cạnh chiến thuật thiết xa vận, trực thăng vận được coi là một trong hai chiến thuật xương sống của Mỹ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Thinglink.
Nếu như năm 1961 Mỹ triển khai ở miền Nam nước ta khoảng 50 trực thăng lên thẳng các loại thì tới năm 1964, con số đó là 300 để phục vụ cho chiến thuật trực thăng vận. Nguồn ảnh: Geographi.
Các loại trực thăng phục vụ cho chiến thuật trực thăng vận phổ biến nhất là Uh-1A và Uh-1B (hay còn gọi là Huey). Nhiệm vụ của các loại máy bay này là đổ quân xuống các vùng trũng, không vận trang thiết bị tới và đi khỏi chiến trường. Nguồn ảnh: Now.
Giống với chiến thuật thiết xa vận, trực thăng vận là một chiến thuật rất tốn giấy mực và tiền của được các chuyên gia quân sự lỗi lạc của Mỹ vẽ ra. Nhưng kết cục của trực thăng vận trên chiến trường Việt Nam cũng chả khác mấy so với thiết xa vận. Nguồn ảnh: Daum.
Thực chất, chiến thuật trực thăng vận rất thích hợp khi sử dụng để tiến hành chiến tranh theo kiểu bất đối xứng, nghĩa là sử dụng trang thiết bị hiện đại vượt bậc, áp đảo hoàn toàn đối phương từ trên không. Nguồn ảnh: Thevietnam.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Mỹ lại đánh giá quá sai lầm thực lực của quân giải phóng. Lực lượng giải phóng được trang bị đầy đủ các loại súng phòng không như 12,7 ly và 14,5 ly, những thứ vũ khí này thừa sức vít cổ những chiếc trực thăng mỏng như giấy mà Mỹ sử dụng trong chiến thuật này. Nguồn ảnh: Times.
Chưa hết, điểm yếu lớn nhất của chiến thuật trực thăng vận đó là nó cần có nhiều điểm hội quân rải rác. Cụ thể, mỗi đợt hành quân có thể có đến hàng nghìn quân Mỹ cùng chư hầu tham gia. Hàng nghìn quân này không thể cứ thế xông thẳng vào sân bay rồi lên máy bay được mà phải chia nhỏ ra và được triển khai ở nhiều "điểm" khác nhau. Nguồn ảnh: Mil.
Còn nhiệm vụ của trực thăng là đón quân tại các "điểm" này, tái nạp nhiên liệu sau đó mới tiến tới chiến trường. Nắm được điều này quân và dân miền nam có thể dễ dàng phục kích, tấn công gây hỗn loạn cho các điểm chuyển quân của Mỹ hoặc trực tiếp tiêu diệt những chiếc trực thăng ngay khi nó vừa cất cánh. Nguồn ảnh: Gdr.
Ngoài ra, trực thăng lên thẳng có tốc độ hành quân không lớn, độ cao khi bay hành quân rất thấp, tiếng ồn phát ra lớn, có thể bị phát hiện và đoán được hướng hành quân từ sớm. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Chính những điểm yếu đó đã khiến chiến thuật trực thăng vận khi đưa vào thực chiến gặp phải không ít khó khăn. Phía ta ngược lại, càng đánh càng hay, càng đánh lâu càng nghĩ ra nhiều cách đánh thiên biến vạn hóa khiến đối phương lúng túng, bước đầu vô hiệu hóa kiểu tác chiến hiện đại này của Mỹ. Nguồn ảnh: Scout.
Khác với xe thiết giáp chở quân M113 được Mỹ sử dụng trong chiến thuật thiết xa vận, các loại trực thăng Uh-1 của Mỹ sử dụng trong chiến thuật trực thăng vận cực kỳ mong manh và có thể bị bắn hạ bởi cả những loại vũ khí thông thường như súng AK-47 hay cả súng trường CKC. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Khi trực thăng Uh-1 hạ thấp độ cao để bốc hoặc đổ quân, chỉ cần nhắm bắn thẳng vào phi công hay động cơ của nó, chiếc trực thăng trên sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít nhất khiến nó tháo chạy khỏi điểm đổ quân . Nguồn ảnh: DTL.
Có thể nói, cả chiến thuật Thiết xa vận và Trực thăng vận của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam đều là những chiến thuật cực kỳ hiệu quả, nhưng chúng lại mang trên mình những điểm yếu chẳng thể khắc phục. Trong khi đó quân và dân ta với trang bị khí tài yếu hơn vẫn có thể đánh bại bộ đôi chiến thuật này nhờ vào việc nắm được các điểm yếu trên của chúng. Nguồn ảnh: Tabas.
Tới nay, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ vẫn đôi khi được sử dụng, tuy nhiên quy mô của nó vẫn không bao giờ sánh được trong Chiến tranh Việt Nam, khi trong một cuộc hành quân Quân đội Mỹ và chư hầu có thể triển khai tới hàng trăm chiếc trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Elob.
Có lẽ, bài học đắt giá nhất sau thất bại của chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ ở Việt Nam đó là không được đánh giá thấp đối phương, đánh giá sai thực lực của đối phương và không chịu thay đổi hoàn toàn chiến thuật sau những thất bại đầu tiên đã khiến lực lượng viễn chinh Mỹ hoàn toàn rơi vào thế bị động và cầm chắc phần thua. Nguồn ảnh: Cherri.
Với việc cả hai chiến lược xương sống là trực thăng vận và thiết xa vận đều bị thất bại thảm hại, chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã chính thức phá sản trên chiến trường Việt Nam vào năm 1965. Nguồn ảnh: Wiki.