B-58 là máy bay ném bom tốc độ cao đầu tiên của Mỹ có khả năng đạt tới tốc độ Mach 2 nghĩa là gấp đôi tốc độ âm thanh, tương đương với 2.200 km/h. Vào thời điểm chiếc máy bay này ra đời năm 1956 thì trên thế giới hiếm có quả tên lửa hay khẩu pháo phòng không nào bắn nhanh, bay nhanh để đuổi kịp nó. Nguồn ảnh: Chosun.Tuy nhiên, cho dù được áp dụng những kỹ thuật tinh vi nhất thời bấy giờ các kỹ sư vẫn phải đánh đổi tính cơ động và linh hoạt lấy tốc độ cao. Thêm vào đó là chi phí vận hành, bảo dưỡng cao ngút trời nên nó chỉ phục vụ trong Không lực Mỹ từ năm 1960 đến năm 1969 thì bị cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Chosun.Chiếc B-58 cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên mang khái niệm "tiếng nổ siêu thanh" (Sonic boom). Tiếng nổ siêu thanh là âm thanh được tạo ra khi máy bay vượt qua bức tường âm thanh để đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh (700 mét/giây), tiếng nổ phát ra cực lớn và có có phần giống tiếng... khai hỏa. Nguồn ảnh: Chosun.Chính điều này khiến các cư dân xung quanh sân bay nơi B-58 đóng quân đều hết hồn tưởng rằng không quân đang tập trận ngay trên đầu họ. Thêm nữa hình dáng chiếc B-58 khi nhìn từ phía dưới trông có phần khá giống với... đĩa bay bởi đôi cánh tam giác của nó khiến nhiều người hoảng loạn. Ảnh: Chiếc B-58 bên cạnh pháo đài bay B-52 và B-36. Nguồn ảnh: Chosun.Máy bay ném bom chiến lược B-58 có phi hành đoàn 3 người bao gồm phi công, hoa tiêu kiêm điều khiển rada kiêm ném bom và sỹ quan phòng thủ (điều khiển hệ thống phản công điện từ và ngồi cạnh phi công trên ghế lái phụ). Nguồn ảnh: Chosun.Máy bay có chiều dài 29,5 mét, sải cánh dài 17,3 mét nhưng do có thiết kế tam giác nên diện tích bề mặt lên tới 143,3 mét vuông kết hợp cùng 4 động cơ phản lực J79 cung cấp trọng lượng cất cánh tối đa tới 80 tấn. Nguồn ảnh: Chosun.Máy bay có tầm bay tối đa với quãng đường lên tới 7600 km khi bay đường trường ở vận tốc 985 km/h. Nếu sử dụng bình xăng phụ máy bay sẽ gia tăng tầm bay lên khoảng 600 km nữa. Bán kính chiến đấu 3.200 mét, trần bay 19.300 mét và máy bay chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 2.200 km/h ở độ cao 12.000 mét trở lên. Ảnh: Bình xăng phụ của chiếc B-58. Nguồn ảnh: Chosun.Do thực hiện nhiệm vụ ở độ cao lớn và bay với tốc độ quá cao nên trong trường hợp khẩn cấp ở vận tốc Mach 2.0 nếu phi công nhảy dù theo kiểu thông thường sẽ có nguy cơ tử vong ngay lập tức, vậy nên các kỹ sư đã thiết kế hệ thống thoát hiểm cho máy bay theo kiểu vỏ nhộng để đảm bảo an toàn cho các phi công. Nguồn ảnh: Chosun.Máy bay được trang bị một pháo tự động T171 20 mm kèm theo 4 bom nguyên tử B43 hoặc B61 với tải trọng tối đa 8,8 tấn tổng cộng. Nguồn ảnh: Chosun.Tổng cộng trong thời gian 10 năm kể từ khi được công bố chính thức đến lúc nghỉ hưu đã có 116 chiếc máy bay ném bom B-58 thuộc 8 phiên bản khác nhau đã được ra đờ. Tuy vậy các phi công thường phàn nàn rằng chiếc B-58 này quá khó bay và phi hành đoàn 3 người luôn trong trạng thái "luôn tay luôn chân" do có quá nhiều thao tác cần phải làm khi thực hiện bay. Tính đến khi nghỉ hưu chỉ có duy nhất Không quân Mỹ sở hữu và sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Chosun.
B-58 là máy bay ném bom tốc độ cao đầu tiên của Mỹ có khả năng đạt tới tốc độ Mach 2 nghĩa là gấp đôi tốc độ âm thanh, tương đương với 2.200 km/h. Vào thời điểm chiếc máy bay này ra đời năm 1956 thì trên thế giới hiếm có quả tên lửa hay khẩu pháo phòng không nào bắn nhanh, bay nhanh để đuổi kịp nó. Nguồn ảnh: Chosun.
Tuy nhiên, cho dù được áp dụng những kỹ thuật tinh vi nhất thời bấy giờ các kỹ sư vẫn phải đánh đổi tính cơ động và linh hoạt lấy tốc độ cao. Thêm vào đó là chi phí vận hành, bảo dưỡng cao ngút trời nên nó chỉ phục vụ trong Không lực Mỹ từ năm 1960 đến năm 1969 thì bị cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Chosun.
Chiếc B-58 cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên mang khái niệm "tiếng nổ siêu thanh" (Sonic boom). Tiếng nổ siêu thanh là âm thanh được tạo ra khi máy bay vượt qua bức tường âm thanh để đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh (700 mét/giây), tiếng nổ phát ra cực lớn và có có phần giống tiếng... khai hỏa. Nguồn ảnh: Chosun.
Chính điều này khiến các cư dân xung quanh sân bay nơi B-58 đóng quân đều hết hồn tưởng rằng không quân đang tập trận ngay trên đầu họ. Thêm nữa hình dáng chiếc B-58 khi nhìn từ phía dưới trông có phần khá giống với... đĩa bay bởi đôi cánh tam giác của nó khiến nhiều người hoảng loạn. Ảnh: Chiếc B-58 bên cạnh pháo đài bay B-52 và B-36. Nguồn ảnh: Chosun.
Máy bay ném bom chiến lược B-58 có phi hành đoàn 3 người bao gồm phi công, hoa tiêu kiêm điều khiển rada kiêm ném bom và sỹ quan phòng thủ (điều khiển hệ thống phản công điện từ và ngồi cạnh phi công trên ghế lái phụ). Nguồn ảnh: Chosun.
Máy bay có chiều dài 29,5 mét, sải cánh dài 17,3 mét nhưng do có thiết kế tam giác nên diện tích bề mặt lên tới 143,3 mét vuông kết hợp cùng 4 động cơ phản lực J79 cung cấp trọng lượng cất cánh tối đa tới 80 tấn. Nguồn ảnh: Chosun.
Máy bay có tầm bay tối đa với quãng đường lên tới 7600 km khi bay đường trường ở vận tốc 985 km/h. Nếu sử dụng bình xăng phụ máy bay sẽ gia tăng tầm bay lên khoảng 600 km nữa. Bán kính chiến đấu 3.200 mét, trần bay 19.300 mét và máy bay chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 2.200 km/h ở độ cao 12.000 mét trở lên. Ảnh: Bình xăng phụ của chiếc B-58. Nguồn ảnh: Chosun.
Do thực hiện nhiệm vụ ở độ cao lớn và bay với tốc độ quá cao nên trong trường hợp khẩn cấp ở vận tốc Mach 2.0 nếu phi công nhảy dù theo kiểu thông thường sẽ có nguy cơ tử vong ngay lập tức, vậy nên các kỹ sư đã thiết kế hệ thống thoát hiểm cho máy bay theo kiểu vỏ nhộng để đảm bảo an toàn cho các phi công. Nguồn ảnh: Chosun.
Máy bay được trang bị một pháo tự động T171 20 mm kèm theo 4 bom nguyên tử B43 hoặc B61 với tải trọng tối đa 8,8 tấn tổng cộng. Nguồn ảnh: Chosun.
Tổng cộng trong thời gian 10 năm kể từ khi được công bố chính thức đến lúc nghỉ hưu đã có 116 chiếc máy bay ném bom B-58 thuộc 8 phiên bản khác nhau đã được ra đờ. Tuy vậy các phi công thường phàn nàn rằng chiếc B-58 này quá khó bay và phi hành đoàn 3 người luôn trong trạng thái "luôn tay luôn chân" do có quá nhiều thao tác cần phải làm khi thực hiện bay. Tính đến khi nghỉ hưu chỉ có duy nhất Không quân Mỹ sở hữu và sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Chosun.