Hải quân Israel sắp đưa chiếc tàu hộ vệ mới nhất mang tên INS Magen thuộc lớp Sa'ar-6 vào biên chế; đây là chiếc đầu tiên, trong loạt 4 chiếc mà Hải quân Israel đã đặt Tập đoàn Thyssen Krupp Marine Systems của Đức (TKMS) đóng là: INS Magen, INS Oz, INS Độc lập và INS Chiến thắng.Hợp đồng đóng 4 tàu hộ vệ lớp Sa'ar-6, được Israel và TKMS ký tháng 5/2015; Lễ cắt thép con tàu INS Magen được tổ chức vào tháng 2/2018; Lễ hạ thủy được tiến hành vào tháng 5/2019. Dự kiến các tàu sẽ được Hải quân Israel đưa vào hoạt động từ năm 2020 đến năm 2022.Điều đặc biệt của hợp đồng đó là, thân tàu và cấu trúc thượng tầng của các con tàu sẽ được đóng tại cơ sở đóng tàu của TKMS ở Kiel, Đức; trong khi việc trang bị hệ thống chiến đấu, cảm biến và các hệ thống con khác, sẽ được thực hiện bởi chính người Israel.Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là lớp chiến hạm lớn và mạnh nhất của hải quân Israel, đảm nhiệm chức năng như một lá chắn tên lửa ngoài khơi (tương tự các chiến hạm Aegis) để chống lại các cuộc tấn công từ những nước Arab thù địch, cũng như để thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Israel, để bảo vệ trữ lượng khí đốt, đường vận chuyển và các tài sản chiến lược khác ở Địa Trung Hải.Tàu hộ vệ Saar-6 được thiết kế dựa trên tàu tuần tra MEKO-100 của Đức, có khả năng tấn công nâng cao hơn nhiều so với tàu hộ vệ lớp Sa'ar-5 trước đó; tàu có chiều dài 90 m; chiều rộng 13,5 m; lượng giãn nước toàn tải 2.000 tấn. Hình dạng thân tàu được thiết kế để giảm thiểu phản xạ radar và hồng ngoại.Về trang bị vũ khí, có thể nhận thấy lượng vũ khí mà chiếc Sa'ar-6 mang theo là vô địch trong phân khúc chiến hạm hạng trung cỡ 2.000 tấn, điều này có được là vũ khí của do chính người Israel nghiên cứu, chế tạo; được tối ưu hóa kích thước, giúp tích hợp lên các nền tảng không quá đồ sộ.Về vũ khí tiến công chính đó là 16 tên lửa hành trình chống hạm cận âm RGM-84 Harpoon. Đây là loại tên lửa chống hạm hoạt động trong mọi thời tiết, có tầm bắn tối đa 280 km, tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Mỗi quả đạn mang đầu nổ 220 kg, đủ sức đe dọa nhiều loại tàu chiến hiện nay. Ảnh: Tên lửa Harpoon phóng từ tàu chiến Mỹ trong một cuộc diễn tập năm 2016.Vũ khí tiến công phụ của tàu bao gồm: 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76,2 mm, có khả năng bắn đạn có điều khiển Vulcano, với tầm bắn tối đa lên tới 40 km; đi kèm 2 bệ pháo điều khiển từ xa Typhoon 25 mm.Vũ khí phòng thủ trên tàu bao gồm 32 ống phóng thẳng đứng (VLS) tương thích tên lửa phòng không tầm trung Barak-8 có tầm bắn 70 km, tốc độ Mach 2, tối ưu hóa cho việc bắn hạ tên lửa hành trình chống hạm bay bám biển.Tiếp theo là 40 ống VLS khác của tên lửa đánh chặn Tamir thuộc hệ thống C-Dome (phiên bản hải quân của Iron Dome), đạn Tamir có chiều dài 3 m, trọng lượng 90 kg, lắp ngòi nổ cận đích. Đây là vũ khí chính của phòng thủ tầm gần, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm và đạn pháo vào tàu.Về khả năng chống ngầm, tàu có sàn đáp và nhà chứa máy bay phía sau tàu cho phép tiếp nhận và mang theo 1 chiếc trực thăng MH-60 Seahawk, chuyên dùng cho chống ngầm; vũ khí chủ lực chống ngầm trên tàu là 6 ngư lôi hạng nhẹ, cỡ 324 mm và một số bom chìm trang bị trên trực thăng của tàu.Về hệ thống trinh sát và chỉ huy trên tàu lớp Sa'ar-6, tàu được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động EL/M-2248 MF-STAR, gồm 4 mảng radar quay về 4 hướng, có tầm trinh sát lên tới 250 km, cung cấp mức độ nhận thức tin cậy về các nguy cơ xung quanh; kết hợp với radar của tàu là các hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phòng thủ không gian mạng, hệ thống định vị , hệ thống tần số vô tuyến, trung tâm chỉ huy, điều khiển và liên lạc.Việc bổ sung thêm 4 tàu hộ vệ lớp Sa'ar-6 vào biên chế, sẽ giúp hải quân Israel tăng cường đáng kể sức mạnh của họ; mặc dù lượng giãn nước chỉ 2.000 nhưng tàu hộ vệ lớp Sa'ar 6 của Hải quân Israel, được đánh giá có sức mạnh vượt trội mọi đối thủ tại Trung Đông. Ảnh: Hải quân Israel đang diễn tập trên biển Địa Trung Hải. Video Tàu tên lửa tàng hình Saar S-72 Israel vượt trội Karakurt của Nga?
Hải quân Israel sắp đưa chiếc tàu hộ vệ mới nhất mang tên INS Magen thuộc lớp Sa'ar-6 vào biên chế; đây là chiếc đầu tiên, trong loạt 4 chiếc mà Hải quân Israel đã đặt Tập đoàn Thyssen Krupp Marine Systems của Đức (TKMS) đóng là: INS Magen, INS Oz, INS Độc lập và INS Chiến thắng.
Hợp đồng đóng 4 tàu hộ vệ lớp Sa'ar-6, được Israel và TKMS ký tháng 5/2015; Lễ cắt thép con tàu INS Magen được tổ chức vào tháng 2/2018; Lễ hạ thủy được tiến hành vào tháng 5/2019. Dự kiến các tàu sẽ được Hải quân Israel đưa vào hoạt động từ năm 2020 đến năm 2022.
Điều đặc biệt của hợp đồng đó là, thân tàu và cấu trúc thượng tầng của các con tàu sẽ được đóng tại cơ sở đóng tàu của TKMS ở Kiel, Đức; trong khi việc trang bị hệ thống chiến đấu, cảm biến và các hệ thống con khác, sẽ được thực hiện bởi chính người Israel.
Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là lớp chiến hạm lớn và mạnh nhất của hải quân Israel, đảm nhiệm chức năng như một lá chắn tên lửa ngoài khơi (tương tự các chiến hạm Aegis) để chống lại các cuộc tấn công từ những nước Arab thù địch, cũng như để thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Israel, để bảo vệ trữ lượng khí đốt, đường vận chuyển và các tài sản chiến lược khác ở Địa Trung Hải.
Tàu hộ vệ Saar-6 được thiết kế dựa trên tàu tuần tra MEKO-100 của Đức, có khả năng tấn công nâng cao hơn nhiều so với tàu hộ vệ lớp Sa'ar-5 trước đó; tàu có chiều dài 90 m; chiều rộng 13,5 m; lượng giãn nước toàn tải 2.000 tấn. Hình dạng thân tàu được thiết kế để giảm thiểu phản xạ radar và hồng ngoại.
Về trang bị vũ khí, có thể nhận thấy lượng vũ khí mà chiếc Sa'ar-6 mang theo là vô địch trong phân khúc chiến hạm hạng trung cỡ 2.000 tấn, điều này có được là vũ khí của do chính người Israel nghiên cứu, chế tạo; được tối ưu hóa kích thước, giúp tích hợp lên các nền tảng không quá đồ sộ.
Về vũ khí tiến công chính đó là 16 tên lửa hành trình chống hạm cận âm RGM-84 Harpoon. Đây là loại tên lửa chống hạm hoạt động trong mọi thời tiết, có tầm bắn tối đa 280 km, tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Mỗi quả đạn mang đầu nổ 220 kg, đủ sức đe dọa nhiều loại tàu chiến hiện nay. Ảnh: Tên lửa Harpoon phóng từ tàu chiến Mỹ trong một cuộc diễn tập năm 2016.
Vũ khí tiến công phụ của tàu bao gồm: 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76,2 mm, có khả năng bắn đạn có điều khiển Vulcano, với tầm bắn tối đa lên tới 40 km; đi kèm 2 bệ pháo điều khiển từ xa Typhoon 25 mm.
Vũ khí phòng thủ trên tàu bao gồm 32 ống phóng thẳng đứng (VLS) tương thích tên lửa phòng không tầm trung Barak-8 có tầm bắn 70 km, tốc độ Mach 2, tối ưu hóa cho việc bắn hạ tên lửa hành trình chống hạm bay bám biển.
Tiếp theo là 40 ống VLS khác của tên lửa đánh chặn Tamir thuộc hệ thống C-Dome (phiên bản hải quân của Iron Dome), đạn Tamir có chiều dài 3 m, trọng lượng 90 kg, lắp ngòi nổ cận đích. Đây là vũ khí chính của phòng thủ tầm gần, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm và đạn pháo vào tàu.
Về khả năng chống ngầm, tàu có sàn đáp và nhà chứa máy bay phía sau tàu cho phép tiếp nhận và mang theo 1 chiếc trực thăng MH-60 Seahawk, chuyên dùng cho chống ngầm; vũ khí chủ lực chống ngầm trên tàu là 6 ngư lôi hạng nhẹ, cỡ 324 mm và một số bom chìm trang bị trên trực thăng của tàu.
Về hệ thống trinh sát và chỉ huy trên tàu lớp Sa'ar-6, tàu được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động EL/M-2248 MF-STAR, gồm 4 mảng radar quay về 4 hướng, có tầm trinh sát lên tới 250 km, cung cấp mức độ nhận thức tin cậy về các nguy cơ xung quanh; kết hợp với radar của tàu là các hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phòng thủ không gian mạng, hệ thống định vị , hệ thống tần số vô tuyến, trung tâm chỉ huy, điều khiển và liên lạc.
Việc bổ sung thêm 4 tàu hộ vệ lớp Sa'ar-6 vào biên chế, sẽ giúp hải quân Israel tăng cường đáng kể sức mạnh của họ; mặc dù lượng giãn nước chỉ 2.000 nhưng tàu hộ vệ lớp Sa'ar 6 của Hải quân Israel, được đánh giá có sức mạnh vượt trội mọi đối thủ tại Trung Đông. Ảnh: Hải quân Israel đang diễn tập trên biển Địa Trung Hải.
Video Tàu tên lửa tàng hình Saar S-72 Israel vượt trội Karakurt của Nga?