Pháo tự hành chống tăng là phương tiện chiến đấu rất phổ biến trong quá khứ, đặc biệt là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuỳ triết lý thiết kế của từng quốc gia, pháo tự hành chống tăng sẽ có nhiều kiểu thiết kế khác nhau nhưng mục đích chính của chúng vẫn là đối đầu với xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.So với xe tăng thông thường, pháo tự hành chống tăng có hoả lực mạnh hơn nhưng bù lại độ cơ động lại kém hơn và cồng kềnh hơn rất nhiều. Về cơ bản, có thể hiểu pháo tự hành chống tăng là một khẩu pháo chống tăng, có khả năng cơ động ở mức độ "tạm chấp nhận được" và được bọc thép tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên chiến trường, pháo tự hành chống tăng do có độ cơ động thấp, sẽ thường chỉ phục kích, tránh đối đầu trực diện với xe tăng đối phương. Ngay cả khi phải đối đầu với xe tăng đối phương, pháo tự hành chống tăng sẽ luôn có lợi thế hơn vì giáp mặt của nó được làm dày hơn rất nhiều, tuy nhiên giáp hai bên và giáp phía sau lại rất mỏng. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngày nay, pháo tự hành chống tăng gần như đã biến mất trên thế giới, chỉ còn một số ít quốc gia sử dụng các loại pháo tự hành chống tăng đời cũ trong biên chế và cá biệt có rất ít quốc gia thiết kế mới và sản xuất loại pháo này. Nguồn ảnh: Pinterest.Một trong những lý do chính đó là ngày nay, độ cơ động của xe tăng đã được nâng cao lên rất nhiều và với một chiến trường đầy thiết giáp địch vận động ở tốc độ cao, việc sử dụng pháo tự hành chống tăng để phục kích được đánh giá là kém hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, sự ra đời của trực thăng tấn công với khả năng tiêu diệt xe tăng khá tốt cũng được cho là đã "kết liễu" sự tồn tại của pháo tự hành chống tăng vì giờ đây, trực thăng có thể "làm gỏi" thiết giáp địch dễ dàng mà vẫn có khả năng cơ động rất tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuối cùng là sự phát triển của khoa học công nghệ đã khiến xe tăng ngày nay có khả năng diệt tăng không thua kém bất cứ loại pháo tự hành chống tăng này và việc sản xuất xe tăng theo kiểu "hai trọng một" rõ ràng là sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc phải chia ra hai dòng thiết giáp phát triển song song. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong quá khứ, do hoả lực chống tăng quá cồng kềnh nên những loại xe tăng có độ cơ động cao sẽ không thể gắn được "pháo khủng". Tuy nhiên ngày nay, bất cứ loại xe tăng nào cũng có thể được trang bị pháo cực khủng, tối đa lên tới 125mm mà vẫn giữ được độ cơ động tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuối cùng, nếu hoả lực 120mm hay 125mm trên xe tăng chưa đủ để đối đầu với thiết giáp, xe tăng chủ lực của đối phương thì các xe tăng ngày nay đều được trang bị khả năng phóng tên lửa chống tăng từ đầu nòng - khiến việc tiêu diệt xe tăng địch là hoàn toàn có thể với mọi loại xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Pinterest.Chính vì những lẽ đó, pháo tự hành chống tăng đã dần mất đi chỗ đứng và bị tuyệt chủng trong các lực lượng thiết giáp hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Xe tăng hiện đại bậc nhất trong biên chế của Ukraine.
Pháo tự hành chống tăng là phương tiện chiến đấu rất phổ biến trong quá khứ, đặc biệt là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuỳ triết lý thiết kế của từng quốc gia, pháo tự hành chống tăng sẽ có nhiều kiểu thiết kế khác nhau nhưng mục đích chính của chúng vẫn là đối đầu với xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
So với xe tăng thông thường, pháo tự hành chống tăng có hoả lực mạnh hơn nhưng bù lại độ cơ động lại kém hơn và cồng kềnh hơn rất nhiều. Về cơ bản, có thể hiểu pháo tự hành chống tăng là một khẩu pháo chống tăng, có khả năng cơ động ở mức độ "tạm chấp nhận được" và được bọc thép tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên chiến trường, pháo tự hành chống tăng do có độ cơ động thấp, sẽ thường chỉ phục kích, tránh đối đầu trực diện với xe tăng đối phương. Ngay cả khi phải đối đầu với xe tăng đối phương, pháo tự hành chống tăng sẽ luôn có lợi thế hơn vì giáp mặt của nó được làm dày hơn rất nhiều, tuy nhiên giáp hai bên và giáp phía sau lại rất mỏng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngày nay, pháo tự hành chống tăng gần như đã biến mất trên thế giới, chỉ còn một số ít quốc gia sử dụng các loại pháo tự hành chống tăng đời cũ trong biên chế và cá biệt có rất ít quốc gia thiết kế mới và sản xuất loại pháo này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một trong những lý do chính đó là ngày nay, độ cơ động của xe tăng đã được nâng cao lên rất nhiều và với một chiến trường đầy thiết giáp địch vận động ở tốc độ cao, việc sử dụng pháo tự hành chống tăng để phục kích được đánh giá là kém hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, sự ra đời của trực thăng tấn công với khả năng tiêu diệt xe tăng khá tốt cũng được cho là đã "kết liễu" sự tồn tại của pháo tự hành chống tăng vì giờ đây, trực thăng có thể "làm gỏi" thiết giáp địch dễ dàng mà vẫn có khả năng cơ động rất tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là sự phát triển của khoa học công nghệ đã khiến xe tăng ngày nay có khả năng diệt tăng không thua kém bất cứ loại pháo tự hành chống tăng này và việc sản xuất xe tăng theo kiểu "hai trọng một" rõ ràng là sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc phải chia ra hai dòng thiết giáp phát triển song song. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, do hoả lực chống tăng quá cồng kềnh nên những loại xe tăng có độ cơ động cao sẽ không thể gắn được "pháo khủng". Tuy nhiên ngày nay, bất cứ loại xe tăng nào cũng có thể được trang bị pháo cực khủng, tối đa lên tới 125mm mà vẫn giữ được độ cơ động tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng, nếu hoả lực 120mm hay 125mm trên xe tăng chưa đủ để đối đầu với thiết giáp, xe tăng chủ lực của đối phương thì các xe tăng ngày nay đều được trang bị khả năng phóng tên lửa chống tăng từ đầu nòng - khiến việc tiêu diệt xe tăng địch là hoàn toàn có thể với mọi loại xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chính vì những lẽ đó, pháo tự hành chống tăng đã dần mất đi chỗ đứng và bị tuyệt chủng trong các lực lượng thiết giáp hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng hiện đại bậc nhất trong biên chế của Ukraine.