Ngành hàng không của Trung Quốc hiện đang phụ thuộc rất lớn vào các thiết kế của nước ngoài cho khung và động cơ máy bay của họ. Máy bay chiến đấu J-11 về cơ bản là một bản sao hoàn chỉnh của máy bay chiến đấu Su-27 của Nga; mặc dù các bản sao ban đầu của J-11 được chế tạo bằng cách sử dụng linh kiện do Nga cung cấp, nhưng các mẫu sau này có thể là bản sao không được cấp phép. Ảnh: J-11 (trên) và Su-27 (dưới).Tiêm kích hạm J-15, loại máy bay duy nhất hoạt động trên các tàu sân bay mới của Trung Quốc cũng là những bản sao từ Su-33 của Liên Xô. Tuy nhiên các bản sao của Trung Quốc hoạt động không đáng tin cậy, nhất là phần động cơ; hiện Trung Quốc vẫn chưa thể sao chép được động cơ, mà vẫn phải phụ thuộc vào động cơ của Nga, kể cả trên loại chiến đấu cơ tàng hình J-20 tiên tiến nhất của họ. Ảnh: J-15 (trên) và Su-33 (dưới).Vào năm 2012, hình ảnh xuất hiện công khai cho thấy, một trong những loại máy bay chiến đấu mới hơn của Trung Quốc đó là FC-31. Lần này, loại máy bay mới này của Trung Quốc không dựa vào các thiết kế của Nga, nhưng lại có vẻ giống với một chiếc máy bay khác khác của Mỹ, đó là máy bay chiến đấu F-35 Lightning II.Theo tuyên bố của Trung Quốc, FC-31 là máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng không giống như người anh em nổi tiếng hơn của nó là J-20, nguyên mẫu FC-31 không có cánh canard (cánh vịt), đây là một cánh lái nhỏ gần buồng lái, giúp tăng lực nâng và khả năng cơ động; tuy nhiên thiết kể này không phù hợp với loại máy bay tàng hình; do vậy về hình dáng khí động học, máy bay chiến đấu FC-31 có khả năng tàng hình hơn J-20 .Động cơ của FC-31 cũng không sử dụng các vòi phun vector (vòi phun có thể điều chỉnh lên, xuống) như trên chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ. Máy bay có vòi vector có khả năng định hướng hướng luồng phụt của động cơ, giúp tăng khả năng cơ động.FC-31 có nhiều đặc điểm tương đồng với F-35, khi cả hai loại đều là loại máy bay sử dụng 1 động cơ. F-35 có trọng lượng cất cánh từ 27 tấn đến 32 tấn, có tầm chiến đấu 2.200km, tốc độ tối đa đạt 1.930km. FC-31 có trọng lượng cất cánh 25 tấn, có tầm chiến đấu 1.200km và tốc độ tối đa hơn 2.200km. Ảnh: FC-31 (trên) và F-35A (dưới).F-35 có các mẫu dùng cho Không quân (F-35A), Hải quân đánh bộ (F-35B), Không quân (F-35C), thì FC-31 của Trung Quốc chủ yếu được thiết kế sử dụng trong không quân. Do khối lượng nhẹ hơn của FC-31, cho phép nó có thể sử dụng được trên các tàu sân bay.Chi tiết đáng chú ý là FC-31 sử dụng bánh đáp là loại bánh kép, đây là chi tiết mà rất có thể trong tương lai, F-31 sẽ là loại tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay của Trung Quốc, chứ không phải là J-16 (theo thông tin, hiện nay Trung Quốc đã ngừng sản xuất J-16).Không chỉ có máy bay trên hạm mới dùng bánh đáp kép; nhưng với đặc điểm của tiêm kích hạm phải cất, hạ cánh trên đường băng rất ngắn của tàu sân bay, với các phương tiện hỗ trợ như máy phóng hoặc các đường băng trượt dốc (kiểu nhảy cầu); do vậy khung thân máy bay chịu tải rất lớn của lượng nhiên liệu, vũ khí khi máy bay cất cánh, vì vậy việc sử dụng bánh đáp kép, sẽ giúp tăng tuổi thọ của khung máy bay.Hiện nay việc sản xuất tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đã tạm dừng lại, do độ tin cậy không cao và đặc biệt là loại máy bay này không có khả năng tàng hình; do vậy rất có khả năng Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tập trung đầu tư để hoàn thiện máy bay FC-31; đây có lẽ là sự hợp logic, khi loại máy bay chiến đấu khác của Trung Quốc là J-20 hoàn toàn không có khả năng cất và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.Nếu vấn đề về động cơ máy bay của Trung Quốc được khắc phục, thì chiến đấu cơ FC-31 có thể là sự lựa chọn số 1 trên các tàu sân bay của họ, thay vì sử dụng loại máy thế hệ 4 như J-15 hiện nay. Tuy nhiên, giới quan sát đặt câu hỏi, khi nào các thiết kế máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ hoàn toàn là thiết kế trong nước, thay vì dựa trên công nghệ sao chép do đánh cắp? Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN
Ngành hàng không của Trung Quốc hiện đang phụ thuộc rất lớn vào các thiết kế của nước ngoài cho khung và động cơ máy bay của họ. Máy bay chiến đấu J-11 về cơ bản là một bản sao hoàn chỉnh của máy bay chiến đấu Su-27 của Nga; mặc dù các bản sao ban đầu của J-11 được chế tạo bằng cách sử dụng linh kiện do Nga cung cấp, nhưng các mẫu sau này có thể là bản sao không được cấp phép. Ảnh: J-11 (trên) và Su-27 (dưới).
Tiêm kích hạm J-15, loại máy bay duy nhất hoạt động trên các tàu sân bay mới của Trung Quốc cũng là những bản sao từ Su-33 của Liên Xô. Tuy nhiên các bản sao của Trung Quốc hoạt động không đáng tin cậy, nhất là phần động cơ; hiện Trung Quốc vẫn chưa thể sao chép được động cơ, mà vẫn phải phụ thuộc vào động cơ của Nga, kể cả trên loại chiến đấu cơ tàng hình J-20 tiên tiến nhất của họ. Ảnh: J-15 (trên) và Su-33 (dưới).
Vào năm 2012, hình ảnh xuất hiện công khai cho thấy, một trong những loại máy bay chiến đấu mới hơn của Trung Quốc đó là FC-31. Lần này, loại máy bay mới này của Trung Quốc không dựa vào các thiết kế của Nga, nhưng lại có vẻ giống với một chiếc máy bay khác khác của Mỹ, đó là máy bay chiến đấu F-35 Lightning II.
Theo tuyên bố của Trung Quốc, FC-31 là máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng không giống như người anh em nổi tiếng hơn của nó là J-20, nguyên mẫu FC-31 không có cánh canard (cánh vịt), đây là một cánh lái nhỏ gần buồng lái, giúp tăng lực nâng và khả năng cơ động; tuy nhiên thiết kể này không phù hợp với loại máy bay tàng hình; do vậy về hình dáng khí động học, máy bay chiến đấu FC-31 có khả năng tàng hình hơn J-20 .
Động cơ của FC-31 cũng không sử dụng các vòi phun vector (vòi phun có thể điều chỉnh lên, xuống) như trên chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ. Máy bay có vòi vector có khả năng định hướng hướng luồng phụt của động cơ, giúp tăng khả năng cơ động.
FC-31 có nhiều đặc điểm tương đồng với F-35, khi cả hai loại đều là loại máy bay sử dụng 1 động cơ. F-35 có trọng lượng cất cánh từ 27 tấn đến 32 tấn, có tầm chiến đấu 2.200km, tốc độ tối đa đạt 1.930km. FC-31 có trọng lượng cất cánh 25 tấn, có tầm chiến đấu 1.200km và tốc độ tối đa hơn 2.200km. Ảnh: FC-31 (trên) và F-35A (dưới).
F-35 có các mẫu dùng cho Không quân (F-35A), Hải quân đánh bộ (F-35B), Không quân (F-35C), thì FC-31 của Trung Quốc chủ yếu được thiết kế sử dụng trong không quân. Do khối lượng nhẹ hơn của FC-31, cho phép nó có thể sử dụng được trên các tàu sân bay.
Chi tiết đáng chú ý là FC-31 sử dụng bánh đáp là loại bánh kép, đây là chi tiết mà rất có thể trong tương lai, F-31 sẽ là loại tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay của Trung Quốc, chứ không phải là J-16 (theo thông tin, hiện nay Trung Quốc đã ngừng sản xuất J-16).
Không chỉ có máy bay trên hạm mới dùng bánh đáp kép; nhưng với đặc điểm của tiêm kích hạm phải cất, hạ cánh trên đường băng rất ngắn của tàu sân bay, với các phương tiện hỗ trợ như máy phóng hoặc các đường băng trượt dốc (kiểu nhảy cầu); do vậy khung thân máy bay chịu tải rất lớn của lượng nhiên liệu, vũ khí khi máy bay cất cánh, vì vậy việc sử dụng bánh đáp kép, sẽ giúp tăng tuổi thọ của khung máy bay.
Hiện nay việc sản xuất tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đã tạm dừng lại, do độ tin cậy không cao và đặc biệt là loại máy bay này không có khả năng tàng hình; do vậy rất có khả năng Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tập trung đầu tư để hoàn thiện máy bay FC-31; đây có lẽ là sự hợp logic, khi loại máy bay chiến đấu khác của Trung Quốc là J-20 hoàn toàn không có khả năng cất và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
Nếu vấn đề về động cơ máy bay của Trung Quốc được khắc phục, thì chiến đấu cơ FC-31 có thể là sự lựa chọn số 1 trên các tàu sân bay của họ, thay vì sử dụng loại máy thế hệ 4 như J-15 hiện nay. Tuy nhiên, giới quan sát đặt câu hỏi, khi nào các thiết kế máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ hoàn toàn là thiết kế trong nước, thay vì dựa trên công nghệ sao chép do đánh cắp?
Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN